Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 chọn lọc số 41

5 2.6K 42
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 chọn lọc số 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TRÀ VINH LỚP 11 NĂM HỌC 2012 – 2013 Đề thi chính thức Môn thi : Sinh học Thời gian làm bài : 180 phút (không kể thời gian phát đề) ( Đề thi có 02 trang) Câu 1. (2,0 điểm) a. Một số virut gây bệnh ở người, nhưng người ta không thể tạo ra được văcxin phòng chống. Hãy cho biết đó là loại virut có vật chất di truyền là ADN hay ARN? Giải thích. b. Có ý kiến cho rằng “Trong suốt quá trình từ khi nhiễm phagơ đến giai đoạn tổng hợp tất cả các thành phần của phagơ, người ta không tìm thấy phagơ trong tế bào vi khuẩn”. Ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích. Câu 2. (2,0 điểm) Sơ đồ hình dưới đây mô tả con đường chuyển hóa giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng một cách bất thường? Giải thích. Câu 3. (2,0 điểm) a. Cấu tạo răng, hàm của Trâu phù hợp với loại thức ăn của Trâu như thế nào? b. Nêu sự khác biệt cơ bản trong hoạt động tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng ở động vật ăn cỏ nhai lại và động vật ăn cỏ không nhai lại. Câu 4. (3,0 điểm) a. Hãy trình bày thí nghiệm để chứng minh axit pyruvic chứ không phải glucozơ đi vào ti thể để thực hiện hô hấp hiếu khí. b. So sánh sự khác nhau giữa hô hấp tế bào và hô hấp sáng. Câu 5. (3,0 điểm) a.Tại sao thức ăn từ dạ dày xuống ruột từng đợt ? Nêu vai trò của HCl trong dạ dày. b. Nêu các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn ở người ? 1 Câu 6. (2,0 điểm) Nước được hình thành trong quang hợp ở pha sáng hay pha tối? Bằng cách nào để biết điều đó? Câu 7. (2,0 điểm) Hãy kể tên các lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây? Trong những lực trên, lực nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao? Câu 8. (2,0 điểm) Sau một thời gian mưa kéo dài, người trồng Lạc thấy các lá già của cây Lạc đang biến thành màu vàng. Nêu lí do tại sao? Câu 9. (2,0 điểm) Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Theo dõi sự phân bào của một tế bào sinh dưỡng trong 24 giờ ta nhận thấy thời gian của các kì trung gian nhiều hơn thời gian tiến hành phân bào là 14 giờ. Quá trình phân bào nói trên đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu hoàn toàn mới tương đương với 1240 NST. Thời gian tiến hành kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối của một chu kỳ nguyên phân lần lượt tương ứng với tỉ lệ 1 : 3 : 2 : 4. 1. Xác định thời gian tiến hành của mỗi kỳ trong chu kỳ nguyên phân. 2. Xác định thời gian của một kỳ trung gian. ***** Hết ***** 2 Câu Nội dung 1 2,0 a. - Virut có vật chất di truyền là ARN . - Giải thích : Virut có vật chất di truyền là ARN dễ phát sinh ra các đột biến hơn virut có vật chất di truyền là ADN vì ADN có cấu trúc bền vững hơn ARN.Vì vậy virut ARN có thể nhanh chóng thay đổi đặc tính kháng nguyên của mình làm cho hệ miễn dịch của người không đối phó kịp nên người ta không thể tạo ra vacxin phòng chống chúng. b. - Đúng . - Vì chỉ có bộ gen của phage xâm nhập vào tế bào chủ còn vỏ để lại ngoài .Nhờ vào nguồn nguyên liệu của tế bào chủ mà axitnucleic của phage nhân lên và tổng hợp vỏ .Chỉ sau khi có sự lắp giáp vỏ và lõi ta mới quan sát thấy phage mới. 2 2,0 - Nếu G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất H sẽ tăng một cách bất thường. - Giải thích: G dư thừa sẽ làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng CD, F dư thừa sẽ làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng CE. Điều đó dẫn đến C dư thừa. Khi C dư thừa, C sẽ làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng A B. Kết quả là phản ứng AH được tăng cường. Vì vậy nồng độ chất H sẽ tăng một cách bất thường. 3 Cấu tạo của răng, hàm trâu. * Thức ăn của trâu là cỏ: ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ nên trâu phải lấy vào lượng thức ăn rất lớn và nhai lại khi nghỉ. * Đặc điểm cấu tạo phù hợp: - Hàm to, rộng, góc quai hàm mở theo chiều trái phải để nghiền thức ăn. - Răng hàm, răng cửa rộng, thô, răng nanh không phát triển để nhai nghiền thức ăn - Hàm trên không có răng, thay vào đó là tấm sụn để giữ, bứt cỏ nhanh, nhiều b. - ĐV nhai lại: Biến đổi cơ học và sinh học xảy ra ở dạ cỏ, biến đổi hóa học xảy ra ở dạ múi khế. Tiêu hóa hoàn thành và hấp thu ở ruột non nên hiệu quả tiêu hóa và hấp thu cao. - ĐV không nhai lại: Biến đổi cơ học và hóa học xảy ra ở dạ dày, biến đổi sinh học xảy ra ở manh tràng. Sau khi đã hấp thu 1 phần ở ruột non, phần thức ăn còn lại được hấp thu ở ruột già nên hiệu quả tiêu hóa và hấp thu kém hơn. 4 3,0 a. Chuẩn bị hai ống nghiệm có chứa các chất đệm phù hợp với môi trường nội bào: - Ống 1 bổ sung glucozơ + ti thể - Ống 2 bổ sung axit pyruvic + ti thể + Để hai ống nghiệm trong cùng một điều kiện nhiệt độ 30 0 C cho thấy ống 1 không thấy CO 2 bay ra ( không sủi bọt), ống 2 có CO 2 bay ra (sủi bọt) thể hiện hô hấp hiếu khí. Tiêu chí Hô hấp sáng Hô hấp tế bào Điều kiện - Có ánh sáng mạnh - Nồng độ CO 2 thấp, O 2 cao - Không cần ánh sáng - Có O 2 3 Nơi xảy ra Ti thể lục lạp, peroxixom, ti thể Nguyên liệu Axit glicolic Glucozơ Cơ chế RDP → axit glicolic→ axitglioxilic→ glixin→ serin 3 giai đoạn: đường phân, chu trình Crep, chuỗi chuyền e Năng lượng Không tích lũy năng lượng Tích lũy dạng ATP Vai trò - Có hại cho cây trồng vì làm giảm năng suất - Tạo ra một số axit amin cho cây Có lợi cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động 5 3,0 a. Thức ăn từ dạ dày xuống ruột từng đợt nhỏ vì: + Cần có đủ thời gian để tiết enzim tiêu hoá. + Tạo môi trường thuận lợi cho các enzim hoạt động. * Vai trò của HCl: + Biến đổi pepsinôgen thành pepsin. + Tạo môi trường thuận lợi cho pepsin hoạt động. + Tham gia vào quá trình đóng mở môn vị, diệt khuẩn. + Làm biến tính protein. + Tham gia biến Fe 3+ thành Fe 2+ để tổng hợp hemoglobin. b. Do các cơ xung quanh tĩnh mạch chân co ép lại vào thành tĩnh mạch và tĩnh mạch có van nên máu chảy được về tim(0,5 điểm) Do áp suất âm trong lồng ngực được tạo ra do cử động hô hấp của lồng ngực, đồng thời do áp suất âm ở tim hút máu trở về tim 6 2,0 - Nước được hình thành trong pha tối của quang hợp. - Chứng minh: Phương trình phản ứng quang hợp đầy đủ: 6CO 2 + 12H 2 O -> C 6 H 12 O 6 + 6O 2 + 6H 2 O Dùng ôxi nguyên tử đánh dấu trong CO 2 , khi quang hợp thấy ôxi nguyên tử đánh dấu có trong glucozơ và nước. Như vậy, ôxi của nước là ôxi từ CO 2. Mà CO 2 chỉ tham gia vào pha tối nước sinh ra từ pha tối quang hợp. 7 2,0 Ba lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây là: + Lực đẩy từ rễ (biểu hiện ở hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt). + Lực trung gian ở thân (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám của phân tử nước lên thành mạch). + Lực hút từ lá (do sự thoát hơi nước tạo ra). 2. Trong 3 lực trên, lực hút từ lá là chính, vì: + Lực đẩy từ rễ chỉ được vài ba mét (hiện tượng ứ giọt chỉ chủ yếu ở cây hòa thảo, cây 4 bụi) + Lực trung gian chỉ giữ cho nước được liên tục trong mạch không bị kéo xuống bởi trọng lực. + Kết luận: lực hút từ lá là chính (cho phép các cây cao đến hàng trăm mét vẫn hút được nước bình thường. 8 2,0 - Sau thời kì mưa kéo dài dẫn đến O 2 trong đất cạn kiệt - Sự thiếu O 2 trong đất sẽ ức chế quá trình cố định nito ở nốt sần rễ cây lạc do thiếu ATP va NADH - Sau trận mưa kéo dài, sẽ rửa trôi NO 3 - ra khỏi đất - Triệu chứng thiếu nito sẽ dẫn đến vàng lá ở lá gìa 9 2,0 - Gọi x là số lần phân bào (x nguyên dương) ta có: ( ) 124022.2 =− x n ( ) 6 2642 124022.20 6 =↔ ==↔ =−↔ x x x - Gọi t là thời gian của một lần phân bào ta có: 24 – 6t = 6t + 14  Thời gian của một lần phân bào : t = 50 phút  Thời gian kỳ đầu 51 10 50 =×= phút Thời gian kỳ giữa 153 10 50 =×= phút Thời gian kỳ sau 102 10 50 =×= phút Thời gian kỳ cuối 204 10 50 =×= phút 2. Thời gian của 1 kỳ trung gian (0,5đ): - Thời gian của 6 kỳ trung gian là 1914 60 6.50 =+= giờ - Thời gian của 1 kỳ trung gian là 16,3 6 19 == giờ = 190 phút 5 . ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TRÀ VINH LỚP 11 NĂM HỌC 2012 – 2013 Đề thi chính thức Môn thi : Sinh học Thời gian làm bài : 180 phút (không kể thời gian phát đề) ( Đề thi có 02. đổi cơ học và sinh học xảy ra ở dạ cỏ, biến đổi hóa học xảy ra ở dạ múi khế. Tiêu hóa hoàn thành và hấp thu ở ruột non nên hiệu quả tiêu hóa và hấp thu cao. - ĐV không nhai lại: Biến đổi cơ học. hiệu quả tiêu hóa và hấp thu cao. - ĐV không nhai lại: Biến đổi cơ học và hóa học xảy ra ở dạ dày, biến đổi sinh học xảy ra ở manh tràng. Sau khi đã hấp thu 1 phần ở ruột non, phần thức ăn còn

Ngày đăng: 30/07/2015, 20:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan