1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi lịch sử lớp 12 - sưu tầm đề và đáp án thi sử tham khảo (2)

3 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 135,83 KB

Nội dung

Đáp án môn Lịch Sử Thi thử đại học đợt 3 Năm học 2012 – 2013 I. Phần lịch sử Việt Nam (7đ) Câu 1: (2đ) - Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, tuy còn sơ lược nhưng đã vạch ra vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam đó là: + Con đường phát triển tất yếu của cách mạng… + Nhiệm vụ cách mạng…. + Lực lượng cách mạng… + Vai trò lãnh đạo cách mạng… + Mối quan hệ … (0.5 đ) - Tính khoa học và đúng đắn thể hiện: Những nội dung của cương lĩnh rất đúng với các quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin và thực tiễn Việt Nam. Ngay từ đầu Đảng ta đã thấu suốt con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam: Con đường kết hợp và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. Chính vì vậy, đường lối này đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và tahwngs lợi hoàn toàn. (0.5 đ) - Tính sáng tạo thể hiện: Những quan điểm cảu chủ nghĩa Mác-LêNin được Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam. Cương lĩnh kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, trong đó độc lập dân tộc là tư tưởng chủ yếu. Về lực lượng cách mạng, cương lĩnh thể hiện được vấn đề đoàn kết dân tộc rộng rãi để đánh đuổi kẻ thù, điều này rất đúng với hoàn cảnh một nước thuộc địa như ở Việt Nam. (0.5 đ) - Tuy còn vắn tắt nhưng nó là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và nhân văn, độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này. (0.5 đ) Câu 2: Phân tích thời cơ….(2 đ) * Thời cơ cách mạng tháng Tám 1945 + Khách quan: - Đầu tháng 8/1945 quân Đồng minh tấn công quân Nhật ở Châu Á-Thái Bình Dương. Ngày 6 và 9/8/1945 Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagasaki. (0.25 đ) - Ngày 9/8/1945 Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. (0.25 đ) + Chủ quan: - Ngày 13/8/1945 Trung ương Đảng và Việt Minh thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1” phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước. (0.25 đ) - Từ ngày 14 đến 15/8/1945, hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước. (0.25 đ) - Từ ngày 16-17/8/1945, đại hội Quốc Dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra UBDTGD Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. (0,25 điểm) • Thời cơ ngàn năm có một: - Ngày 15/8/1945 Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương bị tê liệt, bọn tay sai hoang mang, dao động đén cực độ. Trong lúc đó quân Đồng Minh chưa kịp vào nước ta. (025 điểm) SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Như vậy khoảng thời gian sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh và trước hi quân Đồng minh vào nước ta là thời cơ “Ngàn năm có một” ta phải đứng dậy Tổng khởi nghĩa dành chính quyền và đứng ở tư thế của nước độc lập để tiếp đón Đồng minh. (0.25 diểm) - Cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám 1945 cũng diễn ra đúng trong khoảng thời gian đó và ta đã dành thắng lợi nhanh chóng. (0.25 điểm) Câu 3: Cuộc đấu tranh ngoại giao….(3 điểm) - Trong giai đoạn từ tháng 9/1945 -14/9/1946 + Sau thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945, giữa vòng vây của CNĐQ thực dân, Đảng, chính phủ, Hồ Chủ Tịch thi hành sách lược “Hòa với Tưởng chống Pháp”. Nhân nhượng hòa hoãn, tránh xung đột bất lợi song vẫn giữ mục tiêu của cách mạng, bảo đảm nguyên tắc độc lập tự chủ. (0.25 điểm) + Hiệp ước Hoa-Pháp ra đời ngày 28/2/1946 đặt nước ta vào thế phải đối phó với 2 kẻ thù cùng 1 lúc. Chủ trương của Đảng “Hòa với Pháp để đuổi Tưởng”. Ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946. + Hội nghị Phôngtenblo không thành vì Pháp không từ bỏ thái độ xâm lược Việt Nam. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện chính phủ Pháp bản tạm ước 14/9/1946. + Việc kí kết Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 là sách lược đúng đắn của ta về ngoại giao cho ta có thời gian quý báu để chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. (0,25 điểm) - Trong kháng chiến chống Pháp (19/2/1946 -7/1954) + Ta sẵn sàng giải quyết chiến tranh bằng con đường ngoại giao, song thực dân Pháp đã khước từ. Chỉ đên skhi cuộc chiến tranh xâu lược của thực dân Pháp ở Việt Nam bị thất bại ở Điện Biên Phủ thì Pháp mới thay đổi thái độ chấp nhận đàm phán vơi sta ở hội nghị Giơnevơ. Ngày 21/7/1954 Hiệp định Giơnevơ được kí kết. (0,25 điểm) + Việc kí kết Hiệp định Giơnevơ lần đầu tiên các nước đế quốc phải công nhận về mặt pháp lí của một nước thuộc địa – Miền bắc nước ta được giải phóng. (0,25 điểm) - Trong kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) + Ta tấn công địch trên 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao. Sau thắng lợi của cuộc tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 Mĩ buộc phải đàm phán với ta ở hội nghị Pari. Cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị diễn ra quyết liệt, kéo dài. (0,25 điểm) + Trong năm 1972, ta mở cuộc tấn công địch ở miền Nam. Mĩ chấp nhận bản dự thảo hiệp định do ta đưa ra. Mĩ đã lật lộng mở cuộc tập kích chiến lược bằng B52 xuống miền Bắc suốt 12 ngày đêm tháng 12/1972. Quân và dân miền Bắc đã làm nên trận Điện Biên Phủ trên không buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari 27/1/1973. (0,25 điểm) - Đánh giá thắng lợi của cuộc đấu tranh: + Trong thời kì 1945-1946: Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, có chính phủ, quân đội, nghị viện. Tuy nhiên vẫn chưa là quốc gia độc lập. (0,25 điểm) + Trong kháng chiến chống Pháp 1946-1954: Hiệp định Giơnevơ công nhận các quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia: độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, một nữa nước vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai. (0,25 điểm) + Trong kháng chiến chống Mĩ 1954-1975: Hiệp định Pari cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. (0.25 điểm) + Cuộc đấu tranh ngoại giao từng bước phát triển: Từ chỉ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do -> công nhận độc lâppj chủ quyền, thống nhất avf toàn vẹn lãnh thổ. Nửa nước còn sự thống trị của đế quốc và tay sai -> cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ -> thống nhất đất nước. (0,25 điểm) II. Phần lịch sử thế giới (3 điểm) Câu 1: (2 điểm) • Sự phát triển: (0.5 điểm) - 1952 -1960 kinh tế phát triển nhanh - 1960-1973 kinh tế Nhật phát triển thần kì - Tăng trưởng kinh tế cao, năm 1960-1969 tăng trưởng 10,8% năm. 1970-1973, tăng trưởng 7,8% năm.GNP= 183 tỷ USD (thứ 2 thế giới sau Mĩ) - Đầu những năm 70, trở thành 1 trong 3 trung tâm tài chính thế giới. • Nguyên nhân phát triển: (0,75 điểm) - Con người được coi là vốn quý nhấtt, nhân tố quyết định hàng đầu. - Vai trò lãnh đạo và quản lí cảu nhà nước. - Ứng dụng thành công KHKT vào sản xuất. - Chi phí quốc phòng thấp. - Lợi dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển. • Bài học: (0,75 điểm) - Đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực. - Đầu tư thích ứng cho nghiên cứu áp dụng KHKT - Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài. - Nhà nước có chính sách và biện pháp điều tiết kịp thời, phù hợp. Câu 2: Nhận định (1 điểm) • Mối quan hệ quốc tế sau CTTG II lại gay gắt hơn so với quan hệ quốc têsau CTTG I: - Sau CTTG I, quan hệ quốc tế là sự đối đầu giữa các nước đế quốc với nhau. Đức mâu thuẫn với Anh, Pháp, Mĩ. Song mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc chỉ là mâu thuẫn giữa các nướctrong cùng khối đế quốc và vì quyền lợi kinh tế. (0,25 điểm) - Sau CTTG II là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội, đây là sự đối đầu về 2 phương thức sản xuất khác nhau, về hệ tư tưởng và hệ thống chính trị khác nhau cho nên gay gắt và quyết liệt hơn nhiều. (0,25 điểm) • Quan hệ quốc tế từ sau những năm 70 đến nay có xu hướng chuyển dần sang đối thoại: - Đối đầu căng thẳng sẽ dẫn đến cuộc chiến tranh hạt nhân, sẽ không có người chiến thắng. Trong thời đại ngày nay có nhiều vấn đề mang tính toàn cầu được đặt ra, một quốc gia riêng lẻ không thể giải quyết được mà các quốc gia cần phải hợp tác cùng nhau giải quyết. (0,25 điểm) - Xu hướng hợp tác cùng nahu có lợi phát triển dẫn tới các quốc gia có những quan hệ hợp tác hơn, xu hướng đối đầu do đó giảm. (0,25 điểm) Hết . Đáp án môn Lịch Sử Thi thử đại học đợt 3 Năm học 2 012 – 2013 I. Phần lịch sử Việt Nam (7đ) Câu 1: (2đ) - Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt là. vẹn lãnh thổ -& gt; thống nhất đất nước. (0,25 điểm) II. Phần lịch sử thế giới (3 điểm) Câu 1: (2 điểm) • Sự phát triển: (0.5 điểm) - 1952 -1 960 kinh tế phát triển nhanh - 196 0-1 973 kinh tế. điểm) - Con người được coi là vốn quý nhấtt, nhân tố quyết định hàng đầu. - Vai trò lãnh đạo và quản lí cảu nhà nước. - Ứng dụng thành công KHKT vào sản xuất. - Chi phí quốc phòng thấp. - Lợi

Ngày đăng: 30/07/2015, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w