Phòng GD&ĐT huyện Yên thành Đề thi chọn học sinh giỏi huyện năm học 2009 2010 Môn: Sinh học Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1. a) Lai phân tích là gì? b) Nêu ý nghĩa của lai phân tích? Câu 2. a) Trình bày cấu trúc đặc trng của NST ? b) Nêu các cơ chế duy trì sự ổn định của bộ NST ? Câu 3. a) So sánh sự khác nhau của các loại biến dị không làm thay đổi số lợng và cấu trúc vật chất di truyền? b) Phân tích vai trò của giống và kĩ thuật sản xuất trong việc nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng? Câu 4. a) Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, vì sao ADN con sinh ra giống nhau và giống ADN mẹ? b) Trong trờng hợp nào ADN con sinh ra khác ADN mẹ? Hiện tợng ADN con sinh ra giống ADN mẹ và ADN con sinh ra khác ADN mẹ có ý nghĩa nh thế nào trong tự nhiên và trong thực tiễn? Câu 5. a) Nêu qui trình nhân giống mía bằng phơng pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm? b) Hiện nay công nghệ tế bào đợc ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Câu 6. Quan sát một nhóm tế bào của một loài đang nguyên phân, có tổng số NST là 1240. Trong đó số NST kép nhiều hơn số NST đơn là 200. Số NST ở kì đầu và kì giữa có tỉ lệ 4: 5. Số NST còn lại ở kì sau. a) Xác định số tế bào ở mỗi kì của nhóm trong quá trình nguyên phân? b) Tính số lợng NST đơn đợc tạo ra từ nguyên liệu mà môi trờng nội bào đã cung cấp cho nhóm tế bào trên nguyên phân? Biết bộ NST của loài là 2n = 20 và nhóm tế bào trên nguyên phân 1 lần. Hết Ngời coi thi không giải thích gì thêm Hớng dẫn chấm môn sinh học 9 Câu Nội dung Điểm 1 a/ Lai phân tích là gì? b/ Nêu ý nghĩa của lai phân tích? 1 a - Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tơng ứng, để kiểm tra kiểu gen của kiểu hình trội. Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. Nếu kết quả phép lai phân tính thì tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. 0,5 b - ý nghĩa của lai phân tích: - Để xác định kiểu gen của kiểu hình trội. - Để kiểm tra độ thuần chủng của giống. 0,5 2 a/ Trình bày cấu trúc đặc trng của NST. b/ Nêu các cơ chế duy trì sự ổn định của bộ NST 1,5 a - Cấu trúc NST: + Hình thái: Hình hạt, hình que hoặc hình chữ V. Kích thớc: Dài 0,5 50 àm; Đờng kính: 0,2- 2 àm + Cấu trúc hoá học: Gồm 2 sợi crômatit gắn với nhau ở tâm động. Mỗi sợi crômatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn. 0,5 0,5 b - Cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST: + ở những loài sinh sản vô tính: Quá trình nguyên phân đảm bảo duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ của loài và qua các thế hệ tế bào. + ở loài sinh sản hữu tính: Sự kết hợp giữa 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, trong đó có sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của các NST là cơ chế ổn định bộ NST qua các thế hệ tế bào và cơ thể. 0,25 0,25 3 a/ Phân biệt các loại biến dị không làm thay đổi số lợng và cấu trúc vật chất di truyền. b/ Phân tích vai trò của giống và kĩ thuật sản xuất trong việc nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng. 2 a - Các loại biến dị đó là thờng biến và biến dị tổ hợp. 0,25 - Phân biệt: Biến dị tổ hợp Thờng biến Là sự tổ hợp lại các tính trạng, do có sự tổ hợp lại các gen ở P. Là những biến đổi của kiểu hình của cùng một kiểu gen dới ảnh hởng trực tiếp của môi trờng. Xuất hiện ngẫu nhiên, riêng lẻ, không có hớng xác định. Biểu hiện đồng loạt, có hớng xác định Xuất hiện qua sinh sản hữu tính, di truyền đợc. Phát sinh trong đời cá thể, không di truyền đợc Là nguồn nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống. - Giúp cơ thể thích ứng đợc với môi trờng 1 0.25 0.25 0.25 0.25 b - Vai trò của giống (kiểu gen): qui định giới hạn năng suất 0,25 - Kĩ thuật sản xuất (môi trờng): Qui định năng suất cụ thể của một giống, trong giới hạn mức phản ứng do giống qui định. 0,25 - Năng suất là kết quả của sự tơng tác giữa giống và kĩ thuật. Giống tốt và biện pháp kĩ thuật phù hợp sẽ cho năng suất cao. 0,25 4 a/ Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, vì sao ADN con sinh ra giống nhau và giống ADN mẹ? b/ Có khi nào ADN con sinh ra khác ADN mẹ không? Hiện tợng ADN con sinh ra giống ADN mẹ và ADN con sinh ra khác ADN mẹ có ý nghĩa nh thế nào trong tự nhiên và trong thực tiễn? 1,5 a - ADN con sinh ra giống ADN mẹ vì ADN đợc nhân đôi theo các nguyên tắc: + Nguyên tắc khuôn mẫu. + Nguyên tắc bổ sung. + Nguyên tắc bán bảo toàn. 0,75 b - Có xảy ra hiện tợng ADN con sinh ra khác ADN mẹ, khi quá trình tự nhân đôi bị rối loạn. 0,25 - Hiện tợng ADN con sinh ra giống ADN mẹ và ADN con sinh ra khác ADN mẹ là cơ sở phân tử của hiện tợng di truyền và biến dị ở sinh vật. 0,5 5 a/ Nêu qui trình nhân giống mía bằng phơng pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm. b/ Hiện nay công nghệ tế bào đợc ứng dụng trong lĩnh vực nào? Lấy ví dụ minh hoạ. 2 a Qui trình nhân giống mía bằng phơng pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm: - Tách tế bào lá non, nuôi cấy trong môi trờng dinh dỡng nhân tạo thích hợp để tạo thành mô sẹo (mô non). 0,5 - Dùng hooc môn sinh trởng kích thích để mô sẹo phát triển thành cây con. 0,5 - ơm cây con trong nhà lới, trớc khi đem ra trồng trên đồng ruộng. 0,5 b Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ tế bào: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng, nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng, nhân bản vô tính ở động vật. 0,5 6 Quan sát một nhóm tế bào của một loài đang nguyên phân, có tổng số NST là 1240. Trong đó số NST kép nhiều hơn số NST đơn là 200. Số NST ở kì đầu và kì giữa có tỉ lệ 4: 5. Số NST còn lại ở kì sau. a/ Xác định số tế bào ở mỗi kì của quá trình nguyên phân. b/ Tính số lợng NST đơn đợc tạo ra từ nguyên liệu mà môi trờng nội bào đã cung cấp cho nhóm tế bào trên thực hiện quá trình nguyên phân. Biết bộ NST của loài là 2n = 20 và nhóm tế bào trên nguyên phân 1 lần. 2 a 1,5 Theo bài ra, số NST đơn là: (1240 200) : 2 = 520 (NST) Số NST kép là: 1240 520 = 720 (NST) Trong quá trình nguyên phân, ở kì trung gian, kì đầu và kì giữa NST ở trạng thái kép. Mặt khác , theo bài ra, NST kép trong các tế bào trên là ở kì đầu và kì giữa => Gọi NST của các tế bào đang ở kì đầu là x và số NST của các tế bào đang ở kì giữa là y, ta có: x/ y = 4/5 Mà x + y = 720 => (x + y)/ 9 = 720 / 9 = 80 => x= 80. 4= 320 (NST); y= 80. 5= 400 (NST) Số NST đơn là của các tế bào đang ở kì sau. => Số tế bào ở kì đầu là: 320/ 20 = 16 (tế bào) Số tế bào ở kì giữa là: 400/ 20 = 20 (tế bào) Số tế bào ở kì sau là: 520/ 40 = 13 (tế bào) 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 b 0.5 Do nhóm tế bào nói trên chỉ nguyên phân 1 lần nên khi các tế bào thực hiện quá trình nguyên phân đó sẽ lấy từ môi trờng nội bào nguyên liệu để tạo ra số NST đúng bằng số NST có trong các tế bào của nhóm => Số NST đợc tạo ra từ nguyên liệu mới mà môi trờng nội bào đã cung cấp là: (16 + 20 + 13) . 20 = 980 (NST) 0.5 . Phòng GD&ĐT huyện Yên thành Đề thi chọn học sinh giỏi huyện năm học 2009 2010 Môn: Sinh học Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1. a) Lai phân tích là. đang nguyên phân, có tổng số NST là 1240. Trong đó số NST kép nhiều hơn số NST đơn là 200. Số NST ở kì đầu và kì giữa có tỉ lệ 4: 5. Số NST còn lại ở kì sau. a) Xác định số tế bào ở mỗi kì của nhóm. đang nguyên phân, có tổng số NST là 1240. Trong đó số NST kép nhiều hơn số NST đơn là 200. Số NST ở kì đầu và kì giữa có tỉ lệ 4: 5. Số NST còn lại ở kì sau. a/ Xác định số tế bào ở mỗi kì của