8 Đề kiểm tra chất lợng học kỳ iI ( Năm học:2011-2012) Môn : Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút Phần I. Trắc nghiệm( 2 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trớc câu trả lời đúng. Câu 1.Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào không thuộc thể kí ? A. Cây tre Việt Nam. C. Cô Tô. B. Bức tranh của em gái tôi. D. Lòng yêu nớc. Câu 2. Câu văn : Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết có vị ngữ là: A. Một động từ. C. Hai động từ. B. Một cụm động từ. D. Hai cụm động từ. Câu 3. Phép tu từ nào dới đây đợc sử dụng trong câu tục ngữ : Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng ? A. So sánh. C. ẩn dụ. B. Nhân hoá. D. Hoán dụ. Câu 4. Câu thơ : Ra thế Lợm ơi ! bị ngắt đôi làm hai dòng thể hiện điều gì ? A. Thể hiện sự nhận biết một điều bất ngờ. B. Thể hiện sự ngạc nhiên. C. Diễn tả sự đau xót đột ngột của nhà thơ. D. Yếu tố nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Câu 5. Bài thơ nào dới đây là thơ bốn chữ ? A. Đêm nay Bác không ngủ. C. Lợm. B. Ma. D. Tre Việt Nam. Câu 6. Dòng nào dới đây nêu điểm giống nhau trong việc miêu tả cảnh vật giữa hai văn bản Vợt thác và Sông nớc Cà Mau ? A. Tả cảnh sông nớc. C. Tả cảnh thác nớc miền Trung. B. Tả ngời lao động. D. Tả cảnh vùng cực nam của Tổ quốc. Câu 7. Muốn miêu tả đợc, ngời viết (nói), cần phải làm gì ? A. So sánh, nhân hoá, rút ra kết luận. B. Quan sát, tởng tợng, so sánh, nhận xét. C. Nhận xét, giải thích, chứng minh. D. Nhìn ngắm, suy nghĩ, giải thích cặn kẽ. Câu 8. Dòng nào dới đây không phù hợp với yêu cầu của một bài luyện nói về văn miêu tả ? A. Ngắn gọn, súc tích. C. Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu. B. Các ý rõ ràng, mạch lạc. D. Lời lẽ trau chuốt, bóng bẩy. Phần II. Tự luận (8 điểm) Câu 1.( 1,5điểm) a. Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là ? Cho biết câu trần thuật đơn không có từ là có những kiểu câu nào ? b. Viết đoạn văn từ năm đến bảy câu tả Dợng Hơng Th đa thuyền vợt qua thác dữ, trong đó có sử dụng ít nhất là một câu tồn tại ( gạch chân câu tồn tại đó). Câu 2. (2 điểm) Trình bày cảm nhận về khổ thơ sau: Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thờng tình Bác là Hồ Chí Minh. ( Trích bài thơ Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ. ) Câu 3 ( 4,5 điểm). Mùa hè đến với rực rỡ hoa phợng, râm ran tiếng ve. Em hãy tả lại cảnh đó. Đáp án và biểu điểm chấm kiểm tra học kỳ II. Môn: Ngữ văn 6 Năm học 2011 – 2012 I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D C C C A B D • Yêu cầu: Khoanh đúng các chữ cái ở mỗi câu như trên • Cho điểm: Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm. Khoanh sai hoặc khoanh 2 chữ cái trở lên cho 0 điểm. II. Phần tự luận ( 8 điểm) Câu 1 ( 1,5 điểm) a. (0, 5 điểm). Học sinh cần nêu được : * Trong câu trần thuật đơn không có từ là : - Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa. * Trong câu trần thuật đơn không có từ là có hai kiểu câu là : câu tồn tại và câu miêu tả. b. (1 điểm). * Yêu cầu : - Về hình thức . + Phải là một đoạn văn, tính từ chỗ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. + Đoạn văn phải từ năm đến bảy câu. + Đoạn văn có thể viết theo lối quy nạp hoặc diễn dịch. - Về nội dung : + Đoạn văn tả Dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ . + Phải sử dụng ít nhất một câu tồn tại và gạch chân câu tồn tại đó. * Cụ thể: - Câu 1: Tả sự chuẩn bị của Dượng Hương Thư ( sai người nấu cơm ăn cho chắc bụng, chuẩn bị những chiếc sào). - Câu 2, 3, 4, 5, 6 : Tả Dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ. - Câu 7 : Kết lại ( hình ảnh Dượng Hương Thư là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho người lao động…). Câu 2. (2 điểm) * Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau: - Đây là khổ thơ cuối bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ . Khổ thơ trên đã nâng ý nghĩa của bài thơ lên một tầm khái quát lớn, làm người đọc thấu hiểu một chân lí giản dị mà lớn lao. - Cụm từ “Đêm nay” được điệp lại hai lần ở đầu mỗi câu thành điệp cấu trúc câu nhằm khảng định sự việc Bác không ngủ là một lẽ thường tình . Cái đêm không ngủ miêu tả trong bài thơ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo cho nước, thương bộ đội, dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, lẽ thường tình đơn giản, dễ hiểu và sâu sắc. - Hai câu kết làm chấn động tâm hồn mỗi chúng ta : cái thường tình của Hồ Chí Minh là sự hi sinh , lòng thương yêu vô hạn đối với đồng bào, với dân tộc. Nó là lẽ thường tình đối với Bác nhưng nó lại là điều kì diệu đối với mỗi chúng ta. Anh đội viên đã cảm nhận được về Bác : Bác không ngủ vì Bác là Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ rất gần gũi và vô cùng vĩ đại. - Đoạn thơ được xem như một lời bình luận trữ tình . Tác giả chỉ gợi mở về cái lẽ thường tình, tạo nên liên tưởng, làm xúc động tâm hồn người đọc về tình nhân ái, về đạo đức, về nhân cách cao đẹp của Người. * Cho điểm: - Cho 1,5-2,0 điểm : Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế. - Cho 0,75-1,25 điểm : Cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa sâu sắc, tinh tế. - Cho 0,25-0,5 điểm : Cảm nhận sơ sài, có chi tiết chạm vào yêu cầu. - Cho 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Câu 3 ( 4,5 điểm) a. Mở bài ( 0,5 điểm). * Yêu cầu: - Giới thiệu chung khung cảnh mùa hè với hàng phượng vĩ, tiếng ve trong thời điểm và địa điểm cụ thể ( ở sân trường…). * Cho điểm: - Cho 0,5 điểm: Như yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. b. Thân bài ( 3,5 điểm). * Yêu cầu : Bài viết cần miêu tả cụ thể theo một trình tự nhất định ( trình tự thời gian, không gian ). - Tả bao quát ( khi nhìn từ xa ) : Hình ảnh hàng hoa phượng đỏ rực trên nền lá xanh non hoà lẫn màu xanh của trời, âm thanh tiếng ve ngân giữa trưa hè… - Tả cụ thể ( khi lại gần ) : Có thể chọn một cây tả với những chi tiết về gốc, thân, cành , lá, hoa…Mỗi chi tiết cụ thể từ hình dáng đến màu sắc ( sử dụng tính từ miêu tả với những liên tưởng,Tưởng tượng, so sánh, ví von, nhân hoá…, lồng cảm xúc ). - Quang cảnh xung quanh : bầu trời, ánh nắng, thời tiết mùa hè,… - ý nghĩa của những hình ảnh đó đối với trường em, với mọi người nói chung và bản thân em nói riêng. * Cho điểm : - Cho 3- 3,5 điểm : Bài viết được trình bày theo một trình tự hợp lí , thể hiện sự quan sát, liên tưởng, so sánh độc đáo, nêu bật được ấn tượng về cảnh định tả. - Cho 2,5- 2,75 điểm : Bài viết được trình bày theo một trình tự tương đối hợp lí , thể hiện sự quan sát, biết liên tưởng, so sánh, nêu được ấn tượng về cảnh định tả. - Cho 1,5- 2,25 điểm : Bài viết đảm bảo ý theo yêu cầu. Tuy nhiên cách miêu tả còn mờ, liên tưởng hoặc so sánh còn gượng ép, chưa tự nhiên , hợp lí. - Cho 0,5- 1,25 điểm : Bài viết có ý chạm vào yêu cầu. - Cho 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. c. Kết bài ( 0,5 điểm). - Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đó ( hoa phượng rực rỡ và tiếng ve râm ran mỗi dịp hè về ). * Cho điểm: - Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu. - Cho 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Lưu ý chung: - Giáo viên vận dụng linh hoạt để cho điểm từng phần bài làm của học sinh. - Tổng điểm toàn bài chỉ để lẻ tới 0,5 điểm. . 8 Đề kiểm tra chất lợng học kỳ iI ( Năm học:2011-2012) Môn : Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút Phần I. Trắc nghiệm( 2 điểm) Hãy khoanh. tả lại cảnh đó. Đáp án và biểu điểm chấm kiểm tra học kỳ II. Môn: Ngữ văn 6 Năm học 2011 – 2012 I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D C C C A B D • Yêu cầu: Khoanh. kẽ. Câu 8. Dòng nào dới đây không phù hợp với yêu cầu của một bài luyện nói về văn miêu tả ? A. Ngắn gọn, súc tích. C. Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu. B. Các ý rõ ràng, mạch lạc. D. Lời lẽ trau