1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề kiểm tra chất lượng hk2 môn ngữ văn lớp 6, đề 9

7 515 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 57 KB

Nội dung

ĐỀ 9 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011- 2012 MÔN : NGỮ VĂN 6 ( Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian giao đề) Phần I : Trắc nghiệm(2 điểm) Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu các câu trả lời đúng nhất ? Câu 1 : Câu thơ sau đây sử dụng phép tu từ nào ? ‘‘ Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ’’ A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 2 : Văn bản ‘‘Cây tre Việt Nam’’ của Thép Mới thuộc thể loại gì ? A. Kí B. Truyện ngắn C. Thơ D. Tiểu thuyết Câu 3 : Văn bản ‘‘Vượt thác’’ của Võ Quảng có nội dung gì ? A. Miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn và miêu tả hình ảnh con người lao động. B. Ca ngợi vẻ đẹp hùng dũng, sức mạnh con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. C. Miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Câu 4 : Câu ‘‘Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót’’ có mấy vị ngữ ? A. Hai vị ngữ B. Ba vị ngữ C. Bốn vị ngữ D. Năm vị ngữ Câu 5 : Trong những câu sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn ? A. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. B. Chim én về theo mùa gặt. C. Tôi đi học còn em bé đi nhà trẻ. D. Những dòng sông đỏ lặng phù sa. Câu 6 : Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào không thuộc thể kí ? A. Cây tre Việt Nam B. Bức tranh của em gái tôi C. Cô Tô D. Lao xao Câu 7 : Câu nào sau đây ghi đúng trình tự của một bài tập làm văn miêu tả ? A. Tả chi tiết và giới thiệu đối tượng. B. Tả chi tiết đối tượng theo một thứ tự nhất định. C. Nêu nhận xét và tả chi tiết đối tượng. D. Giới thiệu đối tượng được miêu tả, tả chi tiết theo một thứ tự nhất định, nêu nhận xét, cảm nghĩ. Câu 8 : Nhận xét nào nêu đúng đặc sắc nghệ thuật bài thơ ‘‘Lượm’’ của Tố Hữu ? A. Thể thơ tự do, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu. B.Thể thơ năm chữ, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu. C.Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu. D.Thể thơ lục bát, nhiều từ láy và giàu âm điệu. Phần II : Tự luận(8 điểm). Câu1 :(1 điểm). Thế nào là câu trần thuật đơn ? Lấy ví dụ và phân tích chủ ngữ, vị ngữ ? Câu 2 : (2 điểm). Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau : ‘‘Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh’’. ( Trích ‘‘ Đêm nay Bác không ngủ’’ của Minh Huệ) Câu 3 :( 5 điểm). Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha vui mừng, khi biết em vừa làm được một việc tốt. BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM HỌC 2011- 2012 Tổng điểm cho cả bài thi : 10 điểm : Phân chia như sau : Phần I : Trắc nghiệm( 2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A C B C B D C * Cách cho điểm : Thực hiện đúng mỗi yêu cầu trên cho : 0,25 điểm. Khoanh sai hoặc khoanh hai chữ cái trở lên cho 0 điểm. Phần II : Tự luận ( 8 điểm). Câu 1 :(1 điểm). Nêu đúng khái niệm câu trần thuật đơn cho : 0,5 điểm, thiếu hoặc sai cho 0 điểm. Yêu cầu : Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C- V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. - Lấy ví dụ đúng cho :0,25 điểm, phân tích đúng chủ ngữ, vị ngữ cho :0,25 điểm. Câu 2 ( 2 điểm). * Yêu cầu : Cảm nhận được : Đây là đoạn kết của bài thơ bộc lộ sự vỡ lẽ của nhà thơ trước sự kiện‘‘Đêm nay Bác không ngủ’’. Thì ra Bác không ngủ vì thương bộ đội, dân công và còn ‘‘Vì một lẽ thường tình-Bác là Hồ Chí Minh’’, là một lãnh tụ có tình yêu thương bao la, ‘‘Nâng niu tất cả chỉ quên mình’’ ( Tố Hữu). Lí lẽ lời thơ thật mộc mạc, bình dị mà đã tạo được sự bất ngờ, thú vị, làm bừng sáng nhận thức cùng tình cảm sâu sắc của nhà thơ về Bác kính yêu. Cùng với nhiều nhà thơ khác, Minh Huệ với bài thơ ‘‘Đêm nay Bác không ngủ’’, thêm một lần, giúp chúng ta nhận thức sâu sắc về Bác kính yêu. Bác Hồ sáng mãi trong lòng chúng ta. * Cách cho điểm : - Điểm 1,5-> 2,0 : Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, diễn đạt sáng rõ. - Điểm 0,75-> 1,25 : Cảm nhận khá đầy đủ, có ý sâu sắc. - Điểm 0,25-> 0,5 : Cảm nhận sơ sài, có chi tiết chạm vào yêu cầu. - Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Câu 3 : ( 5 điểm). 1, Mở bài : ( 0,5 điểm). * Yêu cầu : Giới thiệu người mẹ hoặc người cha được chọn để miêu tả cùng với thiện cảm của mình. * Cho điểm : - 0,5 điểm : Đạt như yêu cầu. - 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. 2. Thân bài : (4 điểm). * Yêu cầu : Chủ yếu dùng phương thức biểu đạt miêu tả để thể hiện một cách tự nhiên, sinh động, có hệ thống những chi tiết, nét đặc sắc, cử chỉ, lời nói, điệu bộ, tâm lí kết dệt nên bức chân dung của người mẹ hoặc cha rạng rỡ niềm vui vì biết con mình vừa làm được một việc tốt. Người viết thể hiện được một năng lực quan sát khoáng đạt, tinh tế, một óc liên tưởng phong phú, nhạy cảm và quan tâm sử dụng các từ ngữ giàu sức gợi tả( như so sánh, ẩn dụ, tượng hình, tượng thanh ). * Cách cho điểm : - Điểm 3,25-> 4,0 : Miêu tả đúng, phong phú và sinh động. - Điểm 2,25-> 3,0 : Miêu tả đúng, nhiều chỗ tạo được sự hấp dẫn, sinh động. - Điểm 1,25-> 2,0 : Miêu tả đúng nhưng sơ sài, thiếu sự hấp dẫn, sinh động. - Điểm 0,25-> 1,0 : Quá nghèo chi tiết, thậm chí có chỗ sai lạc. - Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. 3. Kết bài : ( 0,5 điểm). * Yêu cầu : Thể hiện cảm nghĩ sâu đậm nhất của mình về người được miêu tả. * Cách cho điểm : - Điểm 0,5 : Đạt như yêu cầu. - Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. * Chú ý : 1. Căn cứ vào khung điểm và thực tế chất lượng bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm thích hợp. 2. Sau khi cộng điểm toàn bài, nếu mắc từ 6 đến 10 lỗi câu, từ, chính tả thì trừ 0,5 ; nếu mắc từ 11 lỗi câu, từ, chính tả trở lên thì trừ 1,0 điểm. 3. Chỉ để điểm lẻ phần thập phân của cả bài thi ở mức 0,5 B - Biểu điểm và đáp án : I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Chọn đáp án đúng như dưới đây. Mỗi đáp án đúng 0, 5 điểm. II. Phần tự luận (8 điểm) Câu 1 : Làm rõ được những ý sau : Đoạn văn tả dòng sông Năm Căn với vẻ đẹp sự rộng lớn, hùng vĩ ( 0,5điểm ) Tác giả đã thành công trong việc sử dụng nhiều nghệ thuật đặc sắc : + Tập trung nhiều chi tiết để miêu tả dòng sông và rừng đước một cách rất ấn tượng “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”, “con sông rộng hơn ngàn thước, Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B D C B C A C trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận…”… Một loạt các hình ảnh so sánh giúp ta hình dung vẻ đẹp hùng vĩ và có hồn của cảnh vật nơi dòng sông Năm Căn. ( 0,5 điểm) + Cách dùng động từ chính xác và tinh tế để cùng chỉ một hoạt động của con thuyền : “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn.” . Các cụm động từ thoát qua, đổ ra, xuôi về đều chỉ hoạt động của con thuyền. Nhưng cái tài cúa nhà văn đã lựa chọn từ và sắp xếp từ đó theo một trình tự “tối ưu” gợi ra khung cảnh mà con thuyền vượt qua : “thoát qua” diễn tả tràng thái vượt qua nơi khó khăn, nguy hiểm; “đổ ra” diễn tả trạng thái từ nơi hẹp (kênh nhỏ) ra nơi rộng (sông lớn); còn “xuôi về” diến tả trạng thái con thuyền nhẹ nhàng trôi trên dòng sông nước êm ả. (0, 5 điểm) +Còn cái vẻ hoang dã của dòng sông Năm Căn thì được vẽ lại tài tình bằng cái màu xanh rừng đước hai bên sông với những mức độ sắc thái khác nhau : “Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, … loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai” . những cung bậc màu xanh ấy đã miêu tả các lớp cây đước từ non đến già, tiếp nối từ bao đời nay vẫn thế! Quả thật là nhà văn đã quan sát tinh tế và miêu tả càng tài tình trong cách dùng tính từ chỉ màu sắc. (0,5 điểm). Câu 2 : Ẩn dụ : *Trình bày đúng khái niệm ẩn dụ (0,5 điểm) Ân dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình gợi ảm cho sự diễn đạt. *Ví dụ có sử dụng ẩn dụ (0,25 điểm). Phân tích đúng hình ảnh ẩn dụ (0,25 điểm). Câu 3 : Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…) Bài viết trình bày theo bố cục sau : a. Mở bài: - Giới thiệu người định tả : ông (bà, cha, mẹ, anh, chị, em, …) - Tình cảm của em với người định tả. Biểu điểm: - Đạt như yêu cầu : 0,5 điểm. - Thiếu hoặc sai hoàn toàn : 0 điểm. b.Thân bài: Đảm bảo các ý sau: -Tả hình dáng: +Tả khái quát : vóc dáng, chiều cao, tuổi tác, cách ăn mặc… +Tả chi tiết : nét mặt, mái tóc, mắt, mũi, miệng, tay chân, làn da… -Tả tính tình, hoạt động : tả sơ lược một vài việc làm bộc lộ phẩm chất, đạo đức được thể hiện qua lời nói,cử chỉ, thói quen, sở thích… Biểu điểm: * Điểm 3-4: Làm tốt các yêu cầu, lỗi điễn đạt không đáng kể. - Viết đúng kiểu bài miêu tả,bố cục 3 phần : Mở bài ,thân bài,kết bài - Biết lựa chọn các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu để tả cảnh - Biết vận dụng các thao tác liên tưởng, tưởng tượng , so sánh ví von, nhận xét trong quá trình miêu tả - Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc * Điểm 2: Biết trình bày theo bố cục, có sử dụng hình ảnh so sánh, ví von, diễn đạt được nhưng chưa sâu sắc. * Điểm 1: Đúng đối tượng, nội dung quá sơ sài, chưa biết chọn hình ảnh, chi tiết để làm rõ đặc điểm đối tượng. Diễn đạt còn nhiều lỗi. *Điểm 0: Chưa làm hoặc lạc đề. c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của em về người đó. Biểu điểm: - Đạt như yêu cầu : 0,5 điểm. - Thiếu hoặc sai hoàn toàn : 0 điểm. ĐỀ 10 . ĐỀ 9 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011- 2012 MÔN : NGỮ VĂN 6 ( Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian giao đề) Phần I : Trắc nghiệm(2 điểm) . một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót’’ có mấy vị ngữ ? A. Hai vị ngữ B. Ba vị ngữ C. Bốn vị ngữ D. Năm vị ngữ Câu 5 : Trong những câu sau, trường hợp nào không phải là câu trần. tả hình ảnh mẹ hoặc cha vui mừng, khi biết em vừa làm được một việc tốt. BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM HỌC 2011- 2012 Tổng điểm cho cả bài thi : 10 điểm : Phân chia như sau : Phần I

Ngày đăng: 30/07/2015, 00:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w