SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN Đề 20 Th ờ i gian làm bài: 180 phút Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi: "Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó." (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) 1. Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì? 2. Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép liên kết nào? 3. Văn bản chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào? 4. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ." Anh/ chị hãy tìm ra thông ðiệp chung của hai vãn bản? Thông ðiệp ðó ðã thể hiện sâu sắc truyền thống cao quí nào trong đời sống tinh thần, tình cảm của dân tộc Phần 2: Làm văn (7 điểm) Câu 1 (3 điểm) Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. Viết một bài văn khoảng 400 từ trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói trên? Câu 2 (4 điểm) Bàn về nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), có người cho rằng tính cách ở hai nhân vật này vừa có những nét giống nhau lại vừa có những nét khác nhau. Suy nghĩ của em về ý kiến trên ? HẾT (Yêu cầu giám thị coi thi không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 1. Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì? (1 điểm) Khẳng định ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước. 2. Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép liên kết nào? (0,5 điểm) Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép lặp với các từ ngữ: chủ quyền, thiêng liêng, lãnh thổ, biển đảo, vùng biển 3. Văn bản chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) Phương thức nghị luận. 4. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ." Anh/ chị hãy tìm ra thông điệp chung của hai văn bản? Thông điệp đó đã thể hiện sâu sắc truyền thống cao quí nào trong đời sống tinh thần, tình cảm của dân tộc? (1 điểm) - Thông điệp chung của cả hai văn bản đều khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước với bất cứ giá nào, vì "không có gì quí hơn độc lập, tự do!" - Thông điệp đó đã thể hiện sâu sắc truyền thống yêu nước cao quí trong đời sống tinh thần, tình cảm của dân tộc. Phần 2: Làm văn (7 điểm) Câu 1 (3 điểm) Yêu cầu chung: Thí sinh biết vận dụng kiễn thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ rang, có cảm xúc, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Đề yêu cầu bình luận về một vấn đề đạo lý – đó là tình cảm thiêng liêng nơi trái tim người mẹ. Học sinh có thể cảm nhận và trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng yêu cầu phải nêu cho được những ý cơ bản sau: 1- Mở bài : (0,5 điểm) - Bàn về vẻ đẹp của tình mẫu tử, Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. - Câu nói của Bersot đã ca ngợi và khẳng định tình cảm thiêng liêng trong trái tim của người mẹ dành cho con trong cuộc đời. 2- Thân bài : (2 điểm) a. Giai thích nội dung câu nói của Bersot: - Hiểu nghĩa của kỳ quan (có thể là một công trình kiến trúc hoặc cảnh vật) đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy. - Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan” có nghĩa cái đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy (ở những công trình kiến trúc hay cảnh vật tự nhiên) là không ít, nhưng kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim người mẹ. Nội dung chính của câu trên là nhằm nói về trái tim người mẹ:kỳ quan tuyệt hảo nhất. b. Phân tích, chứng minh để thấy được vẻ đẹp tuyệt hảo và thiêng liêng của tình mẹ: Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành cho con. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được (học sinh có thể liên hệ với thực tế để nói về đức hi sinh của mẹ suốt đời cho con). - Mang nặng đẻ đau… - Chăm nuôi con khôn lớn… - Gần gũi chia sẻ những buồn vui với con … - Lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời Hy sinh cho con tất cả mà không hề tính toán… c. Bình luận : - Trong thực tế , người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình.Bởi lẽ, những đứa con chính là món quà vô giá mà Thượng đế ban tặng cho họ.Nhưng không phải người con nào cũng hiểu được sự thiêng liêng vô giá từ tình thương của mẹ . - Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái của mình từ khi mới sinh ra, hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém nào đó mà lợi dụng con cái của mình – nhưng đó là hiện tượng cá biệt cần phê phán. - Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp của tình mẹ. Thức tỉnh những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành ra mình… 3- Kết bài: (0,5 điểm) - Đây là một câu nói hay, sâu sắc và ý nghĩa…về đạo lý ở đời của tất cả những ai là con trên thế gian này với người mẹ của mình. - Chúng ta cần phải có những suy nghĩ, tình cảm, trách nhiệm đúng mực của mình để đáp lại tình cảm thiêng liêng của mẹ đã dành cho con. Câu 2 (4 điểm) Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt. Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 1- Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thi và tác phẩm Những đứa con trong gia đình, về nhân vật Việt và Chiến. 2- Thân bài: (3 điểm) - Nét tính cách chung của hai chị em: + Chung một hoàn cảnh: con một gia đình nông dân nghèo chịu nhiều mất mát đau thương, nhưng giàu truyền thống yêu nước và cách mạng nên họ giống nhau về bản chất. + Chung tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em: thương ba má, chị Hai và em, kính trọng và nghe lời chú Năm; cùng mối thù với bọn xâm lược, hai chị em cùng một ý nghĩ : phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng được cầm súng đánh giặc nên giành nhau đi tòng quân. + Cả hai đều là những chiến sĩ dũng cảm gan góc và từng lập được nhiều chiến công. + Có những nét rất ngây thơ - có phần trẻ con: tranh giành công bắt ếch, thành tích bắn tàu chiến giặc. - Nét riêng ở Việt và Chiến * Nhân vật Việt: + Việt là một thanh niên đáng yêu, vô tư, thơ ngây. Việt có dáng vẻ vụng về, lộc ngộc của một câu bé mới lớn, thích bắt ếch, bắt cá, bắn chim… Trước ngày lên đường chiến đấu, Chiến bàn việc gia đình, Việt không mấy quan tâm mà chỉ mải chụp đom đóm, rồi ngủ lúc nào không hay. Vào bộ đội, Việt còn mang theo cây súng cao su, ra trận không sợ chết nhưng lại sợ ma; gặp lại đồng đội mừng quá, khóc òa… + Tình yêu thương gia đình sâu đậm: Việt rất yêu thương chị Chiến, chú Năm… Lúc bị thương, hình ảnh của ba, má luôn chập chờn trong ký ức của Việt. + Tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu dũng cảm: Từ nhỏ đã dám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình; Việt cùng với chị đã đã chủ động tìm giặc để đánh: bắn tàu giặc trên sông, phá xe tăng địch; giành nhau với chị đi tòng quân để trả thù cho gia đình. + Khi chỉ còn một mình trên chiến trường, mình đầy thương tích nhưng Việt vẫn quyết sống mái với quân thù. * Nhân vật Chiến: + Chiến mang vóc dáng của má: "hai bắp tay tròn vo rám nắng…thân người to và chắc nịch…” + Chiến đặc biệt giống má khi thu xếp việc nhà trước khi cùng em trai lên đường tòng quân: biết lo liệu, thu xếp việc nhà đâu ra đấy … + Chiến biết nhường nhịn em nhưng cũng rất kiên quyết khi ghi tên tòng quân… + Chiến là người con gái dũng cảm, quyết tâm diệt giặc để trả thù cho ba má… * Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Nhà văn đã xây dựng nhân vật vừa có cá tính, vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính… - Nguyễn Thi đã sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ vừa thể hiện nét riêng của nhân vật vừa tạo nên màu sắc địa phương độc đáo cho tác phẩm. - Trong người anh hùng luôn có sự kết hợp giữa cái đời thường và cái phi thường - đó là hình mẫu về người anh hùng chúng ta thường gặp trong tác phẩm của Nguyễn Thi. 3- Kết luận: (0,5 điểm) - Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến. - Chiến và Việt là khúc sông sau chảy xa hơn trong dòng sông của một gia đình cách mạng. Họ là hiện thân cho vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ với những phẩm chất của người anh hùng trên quê hương Nam Bộ. . SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 201 5 MÔN: NGỮ VĂN Đề 20 Th ờ i gian làm bài: 180 phút Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi: "Tôi. Suy nghĩ của em về ý kiến trên ? HẾT (Yêu cầu giám thị coi thi không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 201 5 MÔN: NGỮ VĂN Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 1. Nội dung cơ bản của đoạn. năng cảm thụ văn học tốt. Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 1- Mở bài: (0,5 điểm) Giới thi u về tác giả Nguyễn Thi và tác phẩm Những đứa con trong gia đình, về nhân vật Việt và Chiến. 2-