đề ôn thi đại học môn hóa đề số 2

4 328 0
đề ôn thi đại học môn hóa đề số 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

10-06-2015 Câu 1: Hiđrat hóa 2-metylbut-2-en thu được sản phẩm chính là A. 1-metylbutan-1-ol. B. 1-metylbutan-2-ol. C. 2-metylbutan-1-ol. D. 2-metylbutan-2-ol. Câu 2: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol axetilen, 0,1 mol vinylaxetilen, 0,1 mol etilen và 0,4 mol hiđro. Nung hỗn hợp X với niken xúc tác, một thời gian được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với hiđro bằng 12,7. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br 2 . Giá trị của a là A. 0,35 mol. B. 0,65 mol. C. 0,45 mol. D. 0,25 mol. Câu 3: Oxi (Z = 8) thuộc nhóm A. IVA. B. VA. C. VIA. D. VIIA. Câu 4: Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 28 gam dung dịch KOH 28% . Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 25,68 gam chất lỏng X và chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO 2 , H 2 O và K 2 CO 3 , trong đó tổng khối lượng của CO 2 và H 2 O là 18,34 gam. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 13,888 lít khí H 2 (đktc). Giá trị m gần nhất với A. 11. B. 12. C. 10. D. 14. Câu 5: Cho các thí nghiệm sau: (1) Nung hỗn hợp NaNO 2 và NH 4 Cl. (2) Điện phân dung dịch CuSO 4 (điện cực trơ, graphit). (3) Dẫn khí NH 3 qua CuO nung nóng. (4) Nhiệt phân Ca(NO 3 ) 2 . (5) Cho khí CO 2 tác dụng với H 2 O có ánh sáng, clorofin. (6) H 2 O 2 tác dụng với dung dịch KMnO 4 trong H 2 SO 4 . (7) Cho khí O 3 tác dụng với dung dịch KI. (8) Điện phân NaOH nóng chảy. (9) Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ. (10) Nhiệt phân KMnO 4 . (11) Thêm MnO 2 vào muối KClO 3 đun nóng. (12) Nhiệt phân muối NH 4 HCO 3 . (13) Hấp thụ Na 2 O 2 vào nước, đun nóng. (14) Điện phân dung dịch HCl. (15) Cho MnO 2 tác dụng với H 2 SO 4 đặc nóng. Số thí nghiệm thu được khí oxi là A. 8. B. 9. C. 10. D. 11. Câu 6: Hỗn hợp X gồm C 2 H 2 , C 3 H 6 , C 4 H 10 và H 2 . Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 64 gam brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X được 55gam CO 2 và m gam nước. Giá trị của m là: A. 31,5. B. 27. C. 24,3. D. 22,5. Câu 7: Tính chất nào của phenol mô tả không đúng ? A. Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa hồng. B. Phenol tan tốt trong etanol. C. Trong công nghiệp hiện nay, phenol được sản xuất bằng cách oxi hóa cumen. D. Nitrophenol được dùng để làm chất chống nấm mốc. Câu 8: Cho etan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được một hỗn hợp X gồm etan, etilen, axetilen và H 2 . Tỷ khối của hỗn hợp X đối với etan là 0,4. Cho 0,4 mol hỗn hợp X qua dung dịch AgNO 3 dư trong NH 3 thì thu được m gam kết tủa. và thoát ra hỗn hợp khí Y. Y phản ứng tối đa với 0,06 mol Br 2 trong dung dịch. Giá trị m là A. 28,8. B. 26,4. C. 24,0. D. 21,6. Câu 9: Lên men 4,5 kg tinh bột tạo thành V lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml). Giá trị V là A. 5,5. B. 4,5. C. 6,0. D. 5,0. Câu 10: Chất nào không thuộc dãy đồng đẳng của ankan ? A. CH 4 . B. C 2 H 4 . C. C 3 H 8 . D. C 4 H 10 . Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết π nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO 2 bằng 6/7 thể tích khí O 2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là : A. 7,20. B. 6,66. C. 8,88. D. 10,56. Câu 12: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí H 2 S vào dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 ; (2) Cho dung dịch Na 2 S vào dung dịch Mn(NO 3 ) 2 ; (3) Sục khí CO 2 (dư) vào dung dịch Na 2 SiO 3 ; (4) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào metyl amoniclorua; (5) Nhỏ từ từ dung dịch NH 3 đến dư vào dung dịch Al 2 (SO4) 3 ; (6) Nh ỏ từ từ dung dịch Ba(OH) 2 đến dư vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 ; (7) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO 4 ; (8) Cho dung dịch AlCl 3 vào dung dịch NaAlO 2 ; (9) Cho dung dịch AgNO 3 vào dung dịch Fe(NO 3 ) 2 ; (10) Sục luồng khí NH 3 vào dung dịch CuSO 4 dư; (11) Sục khí etin vào dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . (12) Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaCrO 2 . (13) Cho dung dịch axit axetic vào dung dịch kali phenolat đun nóng. (14) Nhỏ từ từ dung dịch HNO 3 vào dung dịch phenol. (15) Cho dung dịch Na 3 PO 4 vào dung dịch AgNO 3 . (16) Sục khí H 2 S qua dung dịch K 2 Cr 2 O 7 trong môi trường axit, đun nóng. (17) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH 3 vào dung dịch NiCl 2 . (18) Cho dung dịch CuCl 2 vào dung dịch NaF. (19) Cho natri axetat vào dung dịch Ca(HCO 3 ) 2 , đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là: A. 15. B. 13. C. 16. D. 14. Câu 13: Phát biểu không đúng là A. FeS và CuS (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong HCl dư. B. Zn và Sn (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl dư. C. Fe 2 O 3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch H 2 SO 4 loãng dư. D. Na và Al (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong H 2 O dư. Câu 14: Hỗn hợp X chứa 3,6 gam Mg và 5,6 gam Fe cho vào 1 lit dung dịch chứa AgNO 3 a M và Cu(NO 3 ) 2 a M thu được dung dịch A và m gam hỗn hợp chất rắn B. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa D. Nung D ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E có khối lượng 18 gam. Giá trị m là A. 38,8. B. 34,4. C. 22,6. D. 31,2. Câu 15: Mùa đông, các gia đình ở nông thôn thường hay sử dụng than tổ ong để sưởi ấm, một thói quen xấu đó là mọi người thường đóng kín cửa để cho ấm hơn. Điều này có nguy hại rất lớn đến sức khỏe, như gây khó thở, tức ngực, nặng hơn nữa là gây hôn mê, buồn nôn thậm chí dẫn đến tử vong. Khí là nguyên nhân chính gây nên tính độc trên là A. COCl 2 . B. CO 2 . C. CO. D. SO 2 . Câu 16: Cho phương trình ion thu gọn sau: Ba 2+ + + → BaCO 3 + H 2 O Phương trình ion thu gọn trên là của phản ứng A. Ba(OH) 2 + NH 4 HCO 3 (tỉ lệ mol 1 : 2). B. Ba(HCO 3 ) 2 + NaOH (tỉ lệ mol 1 : 2). C. Ba(HCO 3 ) 2 + Ca(OH) 2 (tỉ lệ mol 1 : 1). D. Ba(HCO 3 ) 2 + NaOH (tỉ lệ mol 1: 1). Câu 17: Trường hợp nào dưới đây, kim loại không bị ăn mòn điện hóa ? A. Đốt Al trong khí Cl 2 . B. Để gang ở ngoài không khí ẩm. C. Vỏ tàu làm bằng thép neo đậu ngoài bờ biển. D. Fe và Cu tiếp xúc trực tiếp cho vào dung dịch HCl. Câu 18: Chất X được sử dụng trong quá trình sản xuất nhôm trong công nghiệp để giảm nhiệt đô nóng chảy của nhôm oxit, tăng khả năng dẫn điện của hỗn hợp nóng chảy X là A. Bôxit. B. Criolit. C. Manhetit. D. Đôlômit. Câu 19: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được 59,8 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O 2 (đktc), thu được 0,6 mol H 2 O. Giá trị của m là A. 31,4. B. 35,2. C. 30,2. D. 33,2. Câu 20: Cho 0,4 mol H 3 PO 4 tác dụng hết với dung dịch chứa m gam NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 2,51m gam chất rắn. X có chứa A. Na 2 HPO 4 , Na 3 PO 4 . B. NaH 2 PO 4 , Na 2 HPO 4 . C. Na 3 PO 4 , NaOH. D. NaH 2 PO 4 , Na 3 PO 4 . Câu 21: Đường mía, đường phèn có thành phần chính là đường nào dưới đây ? A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Mantozơ. Câu 22: Trong tự nhiên Cu có 2 đồng vị bền là 63 Cu và 65 Cu. Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54 đvC. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của 63 Cu là A. 73%. B. 27%. C. 54%. D. 50%. Câu 23: 100 ml dung dịch X có chứa Na 2 CO 3 1M và NaHCO 3 1,5M, nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X đến hết thu được a mol khí CO 2 . Giá trị a là A. 0,050. B. 0,100. C. 0,075. D. 0,150. Câu 24: Cho các sơ đồ phản ứng sau : (a) X + O 2 xt → Y (b) Z + H 2 O xt → G (c) Z + Y xt → T (d) T + H 2 O H + → Y + G. Biết X, Y, Z, T, G đều có phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 tạo kết tủa và G có 2 nguyên tử C. % Khối lượng của nguyên tố oxi có trong phân tử T là: 37,21%. B. 53,33%. C. 43,24%. D. 44,44%. Câu 25: Cho các phản ứng sau: (1) 2HCl + Sn→ SnCl 2 + H 2 . (2) 16HCl + 2KMnO 4 → 2KCl + 2MnCl 2 + 5Cl 2 + 8H 2 O. (3) 8HCl + 2NaNO 3 + 3Cu → 3CuCl 2 + 2NaCl + 2NO + 4H 2 O. (4) 2HCl + K 2 CO 3 → 2KCl + CO 2 + H 2 O. Phản ứng HCl thể hiện tính oxi hóa là: A. (4). B. (2). C. (3). D. (1). Câu 26: Cho bột sắt đến dư vào 200 ml dung dịch HNO 3 4M (phản ứng giải phóng khí NO), lọc bỏ phần rắn không tan thu được dung dịch X, cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn? A. 16 gam B. 24 gam. C. 20 gam. D. 32 gam. Câu 27: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na 2 O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH) 2 . Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO 2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 23,64. B. 15,76. C. 21,92. D. 39,40. Câu 28: Hòa tan hỗn hợp X chứa 12 gam Fe và Cu vào dung dịch HCl loãng dư thu được 4,48 lít H 2 (đktc). % Khối lượng Fe trong X là A. 6,67%. B. 46,67%. C. 53,33%. D. 93,33%. Câu 29: Nhiệt phân 30,225 gam hỗn hợp X gồm KMnO 4 và KClO 3 , thu được O 2 và 24,625 gam hỗn hợp chất rắn Y gồm KMnO 4 , K 2 MnO 4 , KClO 3 , MnO 2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl, đun nóng, sau phản ứng thu được x mol khí Cl 2 . Giá trị x gần nhất với? A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4. Câu 30: A là hợp chất hữu cơ đơn chức C, H,O . Cho một lượng chất A tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch KOH 2,4M rồi cô cạn được 117,6 gam chất rắn khan B và m gam ancol. Oxi hóa m gam ancol C bằng oxi có xúc tác được hỗn hợp X, Chia X thành 3 phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng với AgNO 3 dư trong NH 3 được 21,6 gam Ag. - Phần 2: Tác dụng với NaHCO 3 dư thu được 2,24 lít khí (đktc) - Phần 3: Tác dụng với Na (vừa đủ), thu được 4,48 lít khí (đktc) và 25,8 gam rắn khan. Công thức phân tử của A là A. C 5 H 10 O 2 . B. C 4 H 8 O 2 . C. C 6 H 12 O 2 . D. C 3 H 6 O 2 Câu 31: Cho 47 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đi qua Al 2 O 3 , đun nóng thu được hỗn hợp Y gồm : ba ete, 0,27 mol olefin, 0,33 mol hai ancol dư và 0,42 mol H 2 O. Biết rằng hiệu suất tách nước tạo mỗi olefin đối với mỗi ancol đều như nhau và số mol ete là bằng nhau. Khối lượng của hai ancol dư có trong hỗn hợp Y (gam) gần giá trị nào nhất ? A. 17. B. 17,5. C. 18,5. D. 18. Câu 32: Chất hòa tan được Cu(OH) 2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường thu được phức chất màu tím là A. Glixerol. B. Gly-Ala. C. Lòng trắng trứng. D. Glucozơ. Câu 33: Phát biểu không đúng là A. CrO 3 bốc cháy khi nhỏ ancol etylic vào. B. Cr 2 O 3 tan trong dung dịch NaOH loãng, đun nóng. C. Nhỏ H 2 SO 4 vào dung dịch Na 2 CrO 4 dung dịch chuyển màu vàng sang màu cam. D. Cho CrO 3 vào H 2 O luôn thu được hỗn hợp 2 axit. Câu 34: Cho m gam kali vào 120 ml dung dịch ZnSO 4 1M thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 4,24 gam. Giá trị của m là: A. 14,04. B. 9,36. C. 4,368. D. 12,48. Câu 35: Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng tối đa với 120 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được dung dịch chứa 4,71 gam hỗn hợp muối. Khối lượng phân tử của X là A. 146. B. 147. C. 104. D. 105. Câu 36: Có hai bình điện phân (1) và bình điện phân (2) .Trong đó bình (1) đựng 40ml dung dịch NaOH 1,73M. Trong bình (2) có chứa dung dịch gồm 0,45 mol Cu(NO 3 ) 2 và 0,4 mol HCl. Mắc nối tiếp bình (1) và bình (2). Điện phân dung dịch một thời gian. Lấy dung dịch sau phản ứng - Thấy nồng độ NaOH ở bình (1) là 2M. - Cho tiếp 28 gam bột Fe vào bình (2) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp 2 kim loại. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N +5 . Giá trị m gần nhất với giá trị nào dưới đây ? A. 17. B. 18. C. 16. D. 10. Câu 37: Chất nào dưới đây không làm mất màu nước brom? A. C 6 H 5 OH (phenol). B. CH 2 =CH-COOH. C. CH 3 COOH. D. CH≡CH. Câu 38:Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch X gồm NaOH 1M và Ba(OH) 2 1,5M vào 100ml dung dịch Y gồm H 2 SO 4 1M và ZnSO 4 2,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. giá trị m là A. 89,70. B. 19,80. C. 78,05. D. 79,80. Câu 39: Chia m gam hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau. - Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H 2 (đktc). - Cho phần 2 vào một lượng dư H 2 O, thu được 0,448 lít khí H 2 (đktc) và hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,672 lít khí H 2 (đktc). Giá trị m là A. 5,22. B. 1,77. C. 2,61. D. 3,54. Câu 40: Hợp chất hữu cơ nào dưới đây là hợp chất đơn chức ? A. Ancol etylic. B. Alanin. C. Axit lactic. D. Axit oxalic. Câu 41: Dãy kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là A. Ba, Ni, K. B. Cu, Na, Li. C. Zn, Fe, Sn. D. Mg, Al, Ca. Câu 42: Ong đốt , hoặc kiến đốt gây cảm giác ngứa hoặc đau nhức, trong thành phần nước bọt của côn trùng trên có chứa axit fomic. Để giảm đau nhức do vết đốt nên dùng A. Muối ăn. B. Giấm ăn. C. Cồn iot. D. Vôi bột. Câu 43:Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây? t 0 A. Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 Na 2 SO 4 + SO 2 + H 2 O t 0 B. NaNO 3 rắn + H 2 SO 4 đặc HNO 3 + NaHSO 4 t 0 C. NaCl khan + H 2 SO 4 đặc NaHSO 4 + 2HCl t 0 D. MnO 2 + 4HClđ MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O Câu 44: Hidrocacbon X điều kiện thường là chất khí có cấu tạo mạch hở có phản ứng với AgNO 3 /NH 3 cho kêt tủa Y . biết M Y – M X = 107 đvC. Số cấu tạo X thỏa mãn là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 45: C 5 H 11 NO 2 có bao nhiêu đồng phân aminoaxit ? A. 8. B. 7. C. 6. D. 9. Câu 46:Hòa tan hết 0,2 mol FeO bằng dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng (dư), thu được khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ hoàn toàn khí SO 2 sinh ra ở trên vào dung dịch chứa 0,07 mol KOH và 0,06 mol NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 22,34. B. 12,18. C. 15,32. D. 19,71. Câu 47: Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở ( cấu tạo từ Gly, Ala) và este Y ( được tạo ra từ phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic no đơn chức và metanol). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 15,68 lít O 2 ( đktc). Mặt khác thủy phân m gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 24,2 gam hỗn hợp muối (trong đó số mol muối natri của Gly lớn hớn số mol muối natri của Ala). Đốt cháy hoàn toàn khối lượng muối trên cần 20 gam O 2 thu được H 2 O, Na 2 CO 3 , N 2 và 18,7 gam CO 2 . Tỉ lệ số mol Gly : Ala trong X là: A. 3:1. B. 2:1. C. 3:2. D. 4:3. Câu 48: Cho các mệnh đề sau : (1) Có thể dùng thùng làm bằng sắt để chuyên chở H 2 SO 4 đặc nguội và HNO 3 đặc nguội. (2) Cả 4 phản ứng : Al + CuO (t 0 ) , Zn + dung dịch CuSO 4 , Cu 2 O + Cu 2 S (t 0 ), điện phân dung dịch CuCl 2 đều có thể điều chế được kim loại Cu. (3) Dãy các dung dịch : Fe(NO 3 ) 2 , AgNO 3 , (CH 3 COO) 2 Mg, NH 4 H 2 PO 4 đều vừa tác dụng được với dung dịch KOH, vừa tác dụng được với dung dịch HCl. (4) Trong tự nhiên nhôm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. (5) Có thể dùng dung dịch Pb(NO 3 ) 2 để loại tạp chất H 2 S trong hỗn hợp khí H 2 S, HCl. (6) Trộn các dung dịch sau với nhau : H 2 O 2 + K 2 SO 3 ; Br 2 + Na 2 CO 3 ; KOH + Cl 2 ; KHSO 4 + KHSO 3 ; C 2 H 5 ONa + H 2 SO 4 ; Cu(NO 3 ) 2 + HCl có tối đa 5 trường hợp xảy ra phản ứng (7) Điều chế F 2 , Cl 2 trong phòng thí nghiệm bằng cách cho KMnO 4 tác dụng với axit HF, HCl đặc. (8) Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của phản ứng : CH 3 COCH 3 + K 2 Cr 2 O 7 + H 2 SO 4  CH 3 COOH + HCHO + K 2 SO 4 + Cr 2 (SO 4 ) 3 + H 2 O là 37. (9) Những electron ở lớp trong có năng lượng cao hơn những electron ở lớp ngoài. (10) Khi vật bằng gang, thép bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm thì cacbon là cực dương xảy ra quá trình oxi hóa. Số phát biểu đúng là : A. 4. B. 7. C. 6. D. 5. Câu 49: Cho các phản ứng sau xảy ra trong điều kiện thích hợp: (1) Ca + dung dịch Na 2 CO 3 . (2) Nhiệt phân (NH 4 ) 2 Cr 2 O 7 . (3) H 2 S + dung dịch FeCl 3 (4) Mg + CO 2 (5) Na 2 S 2 O 3 + dung dịch HCl (6) SO 2 + dung dịch I 2 . (7) dung dịch KI + dung dịch AgNO 3 (8) Đun nóng quặng cancopirit trong không khí. (9) KBr + dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng (10) H 2 O 2 + dung dịch KMnO 4 /H 2 SO 4 loãng. (11) dung dịch AgNO 3 + dung dịch FeCl 2 (12) Zn + dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng. (13) Trộn 3 dung dịch FeCl 2 , KMnO 4 , H 2 SO 4 . (14) Nhiệt phân quặng malachit. (15) Nhiệt phân NH 4 ClO 4 → (16) Cr 2 O 3 + KNO 3 + KOH→ (17) NH 3 +CrO 3 → (18) MnO 2 + KCl + KHSO 4 → (19) I 2 + Na 2 S 2 O 3 → (20) H 2 C 2 O 4 + KMnO 4 + H 2 SO 4 → (21) FeCl 2 + H 2 O 2 + HCl→ (22) Nung hỗn hợp Ca 3 (PO 4 ) 2 + SiO 2 + C Số phản ứng tối đa thu được sản phẩm có thể có đơn chất là : A. 13. B. 15. C. 14. D. 12. Câu 50: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 12,32 lít CO 2 (đktc) và 8,82 gam H 2 O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 40 ml dung dịch Br 2 1M. Hai axit béo là A. axit panmitic và axit oleic. B. axit panmitic và axit linoleic. C. axit stearit và axit linoleic D. axit stearit và axit oleic. . 2KMnO 4 → 2KCl + 2MnCl 2 + 5Cl 2 + 8H 2 O. (3) 8HCl + 2NaNO 3 + 3Cu → 3CuCl 2 + 2NaCl + 2NO + 4H 2 O. (4) 2HCl + K 2 CO 3 → 2KCl + CO 2 + H 2 O. Phản ứng HCl thể hiện tính oxi hóa là: A KHSO 4 → (19) I 2 + Na 2 S 2 O 3 → (20 ) H 2 C 2 O 4 + KMnO 4 + H 2 SO 4 → (21 ) FeCl 2 + H 2 O 2 + HCl→ (22 ) Nung hỗn hợp Ca 3 (PO 4 ) 2 + SiO 2 + C Số phản ứng tối đa thu được sản phẩm. Pb(NO 3 ) 2 để loại tạp chất H 2 S trong hỗn hợp khí H 2 S, HCl. (6) Trộn các dung dịch sau với nhau : H 2 O 2 + K 2 SO 3 ; Br 2 + Na 2 CO 3 ; KOH + Cl 2 ; KHSO 4 + KHSO 3 ; C 2 H 5 ONa + H 2 SO 4 ;

Ngày đăng: 28/07/2015, 21:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan