Trường THPT NGô Quyền. Luyện thi ĐH-CĐ. 08-09. Đề số VII Gv: Lê Đức Triển ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG LẦN 7 Môn: Sinh học Đề gồm: 60 câu Thời gian làm bài: 90 phút 1. Trong kỹ thuật tạo dòng ADN tổ hợp thao tác được thực hiện theo trình tự sau: A. Phân lập ADN → Nối ADN cho và nhận → Cắt phân tử ADN B. Cắt phân tử ADN → Phân lập ADN → Nối ADN cho và nhận C. Nối ADN cho và nhận → Phân lập ADN → Cắt phân tử ADN D. Phân lập ADN → Cắt phân tử ADN → Nối ADN cho và nhận 2. Hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là do A. Rối loại phân li NST trong phân bào B. Tiếp hợp và trao đổi chéo bình thường C. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp NST bất thường D.Thay cặp Nu này bằng cặp Nu khác 3. Trong chọn giống vi sinh vật, phương pháp chọn giống nào dưới đây được sử dụng phổ biến A. Truyền cấy phôi B. Lai giống C. Gây đột biến nhân tạo D. Nuôi cấy mô 4. Bố bình thường, mẹ bị bệnh máu khó đông, thì: A. Con trai và con gái đều có thể bị bệnh B. Tất cả con trai bị bệnh C. Tất cả con đều bình thường D. Tất cả con gái bị bệnh 5. Một người mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi bình thường. Giới tính của người bệnh là: A. Trai B. Trai hoặc gái C. Gái D. Không thể xác định cụ thể được 6. Một quần thể người có tỉ lệ các nhóm máu là: máu A :45%, máu B :21%, máu AB :30%, máu O : 4%. Tần số tương đối các alen qui định nhóm máu là: A. I A : 0,45; I B : 0,51; I O : 0,04 B. I A : 0,5; I B : 0,3; I O : 0,2 C. I A : 0,51; I B : 0,45; I O : 0,04 D. I A : 0,3; I B : 0,5; I O : 0,2 7. Một gen có chiều dài 2992 A 0 , có hiệu số giữa 2 loại nuclêôtit X – T = 564. Sau đột biến số liên kết hiđrô của gen là 2485. Dạng đột biến nào sau đây không thể xảy ra: A. Thêm cặp nu B. Thay thế cặp nu C. Đảo vị trí các cặp nu D. Cả A và C 8. Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ xuất hiện hiện tượng thoái hoá giống do: A. Các gen trội đột biến có hại tăng cường biểu hiện ở trạng thái đồng hợp B. Các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp C. Phát tán gen trội đột biến có hại trong các thế hệ sau D. Sức sống của các cá thể thế hệ sau sẽ kém dần, sinh trưởng và phát triển chậm, năng suất giảm, bộc lộ các tính trạng xấu 9. Trên đầm lầy hoặc con sông cạn và những cánh đồng sau mùa gặt, những con cò dàn hàng ngang để bắt mồi. Hiện tượng này được gọi là: A. Quần thể B. Quần tụ C. Tập hợp cá thể D. Xu hướng bầy đàn 10. Kiểu gen là: A. Tập hợp các gen trong tế bào cơ thể; B. Tập hợp các gen trên NST của tế bào sinh dưỡng; C. Tập hợp các gen trên NST giới tính XY D. Tập hợp các gen trên NST giới tính X; 11. Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Tỉ lệ kiểu hình tạo ra từ phép lai AAa x Aaa là: A. 100% thân cao B. 75% thân cao : 25% thân thấp C. 11 thân cao : 1 thân thấp D. 35 thân cao : 1 thân thấp 12. Tiêu chuẩn hoá sinh được xem là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các chủng, loài ở dạng sinh vật nào sau đây? A. Động vật bậc cao B. Thực vật bậc cao C. Vi khuẩn D. Thực vật và động vật bậc thấp 13. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân đối bất thường giữa các crômatit trong cặp tương đồng ở kì đầu 1 phân bào giảm nhiễm dẫn đến xuất hiện đột biến A. Đảo đoạn NST B. Đa bội C. Đột biến gen D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể 14. Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần, tự thụ phấn, giao phối cận huyết A. Tạo ưu thế lai B. Hiện tượng thoái hoá C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm D. Tạo ra dòng thuần letrien16.6@gmail. 0979889113. 0979889113 Trang 1 Trường THPT NGô Quyền. Luyện thi ĐH-CĐ. 08-09. Đề số VII Gv: Lê Đức Triển 15. Thường biến là những biến đổi ở (G: kiểu gen, H: kiểu hình) của cùng một (G: kiểu gen, H: kiểu hình) phát sinh trong quá trình (B: biệt hoá tế bào, P: phát triển cá thể) dưới ảnh hưởng của (K: kiểu gen, M: môi trường) chứ không do sự biến đổi (Kg: trong kiểu gen, Nst: Bộ NST) A. H, G, P, G, Nst B. H, G, P, M, Kg C. G, H, B, M, Kg D. H, G, B, M, Nst 16. Bệnh nào dưới đây của người là bệnh do đột biến gen lặn di truyền liên kết với giới tính A. Bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm B. Hội chứng Tớcnơ C. Hội chứng Claiphentơ D. Bệnh máu khó đông 17. Một trong các điều kiện nghiệm đúng cho định luật 3 của Menden: A. Bố mẹ khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản B. Các tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định và tính trạng trội phải trội hoàn toàn C. Phải phân tích trên 1 lượng lớn cá thể và các cặp gen quy định cá cặp tính trạng tương phản phải nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. D. Các cặp alen quy định các tính trạng phải phân ly độc lập với nhau trong giảm phân và kết hợp tự do trong thụ tinh 18. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng hình thành sẵn mà truyền đạt (H: một kiểu hình, G: một kiểu gen); (G: kiểu gen, H: kiểu hình) quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường; (G: kiểu gen, H: kiểu hình) là kết quả của sự tương tác giữa (G: kiểu gen, H: kiểu hình) và môi trường A. G, H, G, H B. H, G. H. G C. G, G, H, G D. G, H, H, G 19. Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: cấm kết hôn trong họ hàng gần là A. Gen trội có hại có điều kiện át chế sự biển hiện của gen lặn bình thường ở trạng thái dị hợp B. Ở thế hệ sau xuất hiện hiện tượng ưu thế lai C. Gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra những bất thường về kiểu hình D. Ở thế hệ sau xuất hiện các biển hiện bất thường về trí tuệ 20. Thế hệ xuất phát trong quần thể ngẫu phối là: 0,16 DD: 0,32 Dd: 0,52dd. Biết khả năng sinh sản của kiểu gen DD là 75%, dd là 50%. Đến thế hệ I 1 tỷ lệ kiểu gen của quần thể này là: A. 0,36dd: 0,48Dd: 0,16DD B. 0,16DD: 0,48Dd: 0,36dd C. 10,24%DD: 43,52%Dd :46,24%dd D. 49%DD: 42%Dd: 9%dd 21. Những đột biến cấu trúc NST nào làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 NST của cặp NST tương đồng A. Chuyển đoạn tương hỗ B. Đảo đoạn C. Chuyển đoạn không tương hỗ D. Lặp đoạn 22. Điều nào sau đây là không đúng A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen B. Bố mẹ truyền cho con kiểu gen chứ không truyền cho con các tính trạng trạng có sẵn C. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường D. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường 23. Cơ thể thực vật đa bội có thể được phát hiện bằng phương pháp nào dưới đây là chính xác nhất A. Đánh giá sự phát triển bằng cơ quan sinh dưỡng B. Đánh giá khả năng sinh sản C. Quan sát và đêm số lưỡng NST trong tế bào D. Đánh giá khả năng sinh trưởng và khả năng chống chịu với sâu bệnh 24. Cấu trúc di truyền của một quần thể như sau: 168 BB : 72 bb. Cho giao phối ngẫu nhiên sau 10 thế hệ. Cấu trúc di truyền của quần thể đó là: A. 70% BB : 30% bb B. 49%BB : 42%Bb : 9%bb C. 30%BB : 70%bb D.30%BB : 40%Bb : 30% bb 25. Một gen có A/X = 70% và số liên kết Hidro là 4400, mang thông tin mã hóa cho phân tử Protein sinh học có khối lượng 49800 đvC. Gen này có đặc điểm: A. có thể có mặt ở tất cả các sinh vật B. Chỉ có ở sinh vật nhân nguyên thủy C. Chỉ có mặt ở sinh vật chưa có cấu tạo tế bào D. Chỉ có ở sinh vật nhân chuẩn 26. Vai trò chủ yếu của Enzym ADN polymeraza trong quá trình tự sao của ADN là: A. Mở xoắn NST và ADN B. Liên kết Nu của môi trường với Nu của mạch khuôn theo NTBS C. Tổng hợp đoạn mồi trên mạch có chiều 5’ đến 3’ D. Phá vỡ liên kết H 2 để ADN thực hiện tự sao letrien16.6@gmail. 0979889113. 0979889113 Trang 2 Trường THPT NGô Quyền. Luyện thi ĐH-CĐ. 08-09. Đề số VII Gv: Lê Đức Triển 27. Sự khám phá ra quy luật di truyền liên kết gen đã không bác bỏ mà còn bổ sung cho quy luật phân ly độc lập vì: A. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể có rất nhiều cặp gen và trong mỗi tế bào có nhiều cặp nhiễm sắc thể đồng dạng nhau. B. Các gen cùng 1 nhiễm sắc thể liên kết với nhau còn các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể đồng dạng nhau phân ly độc lập với nhau trong quá trình di truyền. C. Mỗi gen đều quy định 1 tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn D. Số lượng gen trong tế bào rất lớn còn số lượng NST lại hạn chế 28. Quá trình hình thành loài là một quá trình lịch sử cải biến thành phần (H: kiểu hình, G: kiểu gen) của quần thể ban đầu theo hướng (F: phức tạp và đa dạng, N: thích nghi) tạo ra (Hm: kiểu hình mới, Gm: kiểu gen mới), cách li (L: địa lí, S: sinh sản) với quần thể gốc A. G, N, Gm, L B. G, N, Gm, S C. G, F, Hm, S D. H, F, Hm, L 29. Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ thứ n, kết quả sẽ là A. AA=aa=(1-(1/2) n )/2 ; Aa=(1/2) n B . AA=aa=(1/2) n ; Aa=1-2(1/2) n C . AA=aa=(1-(1/2) n+1 )/2 ; Aa=(1/2) n+1 D . AA=aa=(1/2) n+1 ; Aa=1-2(1/2) n+1 30. Người đầu tiên công bố mô hình cấu trúc không gian của ADN là: A. Sacrap B. Oatxơn và Cric C. Páplốp D. Moogan 31. Các nguyên tố có mặt trong cấu trúc đơn phân của Axit Nucleic là: A. C, H, O, N, S B. C, N, O, S, P C. C, H, O, N, P D. C, H, O 32. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có: A. Tạo thành các côaxecva B. Tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học C. Hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên D. Xuất hiện cơ chế tự sao chép 33. Theo Kimura thì sự tiến hoá diễn ra theo con đường: A. Củng cố có chọn lọc các đột biến trung tính dưới tác động của chọn lọc tự nhiên B. Củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính dưới tác động của chọn lọc tự nhiên C. Củng cố có chọn lọc các đột biến trung tính không liên quan đến tác động của chọn lọc tự nhiên D. Củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan đến tác động của chọn lọc tự nhiên 34. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là phương thức thường ở những nhóm sinh vật A. Thực vật và động vật ít di động xa B. Thực vật và động vật kí sinh C. Động vật giao phối D. Động vật ít di động xa 35. Các quần thể hay nhóm quần thể của loài có thể phân bố gián đoạn hay liên tục tạo thành A. Các chi B. Các quần thể giao phối C. Các nòi D. Các quần thể tự phối 36. Nói về nhân tố sinh thái, phát biểu nào là đầy đủ nhất: Nhân tố sinh thái là A. Nhân tố môi trường tác động gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích ngi B. Nhân tố môi trường tác động trực tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích ngi C. Nhân tố môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích ngi D. Nhân tố môi trường tác động trực tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để tự vệ 37. Nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ gọi là A. Nòi địa lí B. Nòi sinh học C. Nòi sinh thái D. Quần thể giao phối 38. Gen M qui định tính trạng bình thường, m qui định mù màu. Gen trên NST X (không có alen trên Y). Bố, mẹ bình thường. Sinh một con trai mắc hội chứng Claiphentơ và mù màu. Kiểu gen của bố mẹ và con trai là: A. P: X M Y x X m X m ; F 1 : X m Y B. P: X m Y x X m X m ; F 1 : X M X m Y C. P: X M Y x X m X m ; F 1 : X m X m Y D. P: X M Y x X M X m ; F 1 : X m X m Y 39.Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, phát biểu nào dưới đây là không đúng A. Khi loài mở rộng khu phân bố, điều kiện khí hậu địa chất khác nhau ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật C. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lí rồi thành loài mới D. Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở động vật và thực vật letrien16.6@gmail. 0979889113. 0979889113 Trang 3 Trường THPT NGô Quyền. Luyện thi ĐH-CĐ. 08-09. Đề số VII Gv: Lê Đức Triển 40. Giai đoạn tiến hoá hoá học từ các chất vô cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản rồi phức tạp là nhờ: A. Do các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm B. Sự hình thành các côaxecva C. Tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên. D. Sự xuất hiện của cơ chế tự sao chép 41. Thể đa bội hóa khác nguồn là cơ thể có A. Tế bào mang bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội 2n B. Tế bào mang bộ NST tứ bội C. Tế bào chứa bộ NST lưỡng bội với một nửa bộ phận từ loài bố và nửa kia nhận từ loài mẹ, bố và mẹ thuộc hai loài khác nhau D. Tế bào chứa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ khác nhau 42. Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là: A. Các tế bào đã được xử lý hoá chất làm tan màng tế bào B. Các tế bào sôma tự do được tách ra khỏi tổ chức sinh dưỡng C. Các tế bào khác loài đã hoà nhập để trở thành tế bào lai D. Các tế bào sinh dục tự do được lấy ra khỏi cơ quan sinh dục 43. Trong việc thiết lập phả hệ, kí hiệu dưới đây minh hoạ: A. Hôn nhân đồng huyết. B. Hai hôn nhân của một người nam C. Hôn nhân không sinh con D. Anh chị em cùng bố mẹ . 44. Trong tế bào sinh dưỡng của người thấy có 47 NST. Đó là: A. Thể dị bội. B. Hội chứng Đao C. Hội chứng 3X D. Hội chứng claiphentơ 45. Ưu thế chính của lai tế bào so với lai hữu tính là A. Giải quyết được tình trạng khó khăn trong giao phối của phương pháp lai xa B. Tái tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài đứng rất xa nhau trong bậc thang phân loại C. Tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt hơn D. Hạn chế được hiện tượng thoái hoá 46. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội là phương thức thường được thấy ở A. Thực vật B. Động vật kí sinh C. Động vật ít di động xa D. Động vật 47. Ý nào đúng khi nói về những bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử và tế bào A. Đột biến là những cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ra kiểu hình B. Đột biến là những biến đổi trong cấu trúc và số lượng NST C. Thể đột biến là những cá thể mang đột biến D. Thể đột biến là những cá thể mang vật chất di truyền bị biến đổi được biểu hiện ra kiểu hình 48. D ạng sống có ARN đóng vai trò vật chất di truyền là: A. Virut B. Một số loài vi khuẩn C. Vi khuẩn D. Một số loại virut 49. Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá ở cấp độ: A. Quần thể và loài B. Nguyên tử C. Phân tử D. Cơ thể 50. Để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai trong phương pháp lai tế bào người ta sử dụng A. Hoocmôn thích hợp B. Keo hữu cơ pôliêtilen glicol C. Xung điện cao áp D. Virút Xenđê 51. Mỗi gen trong cặp gen dị hợp đều chứa 2998 liên kết phốt phođieste nối giữa các nuclêôtít. Gen trội D chứa 17,5% số nuclêottít loại T. Gen lặn d có A = G = 25%. Tế bào mang kiểu gen Ddd giảm phân bình thường thì loại giao tử nào sau đây không thể tạo ra? A. Giao tử có 1050 Ađêmin B. Giao tử có 1275 Ti min. C. Giao tử có 1500 Gua nin D. Giao tử có 1275 Xitôzin. 52. Ở một loài bọ cánh cứng: Gen A quy định mắt dẹt; a: mắt lồi; B: mắt xám; b: mặt trắng (Gen A, B trội hoàn toàn). Biết gen nằm trên NST thường và thể mắt dẹt đồng hợp tử bị chết ngay sau khi sinh ra). Trong phép lai AaBb × AaBb người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Hỏi số cá thể con mắt lồi, màu trắng là bao nhiêu? A. 65 B. 130 C. 195 D. 260 letrien16.6@gmail. 0979889113. 0979889113 Trang 4 Trường THPT NGô Quyền. Luyện thi ĐH-CĐ. 08-09. Đề số VII Gv: Lê Đức Triển 53. Ở thực vật, người ta tiến hành giao phấn giữa 2 cây P, thu được F1 có 240 cây có hoa trắng; 60 cây có hoa vàng và 20 cây có hoa tím. Nếu cho cây P nói trên lai phân tích thì kết quả thu được ở con lai là: A. 25% vàng; 50% trắng; 25% tím. B. 25% trắng; 50% vàng; 25% tím. C. 75% vàng; 12,5% trắng; 12,5% tím. D. 75% trắng; 12,5% vàng; 12,5% tím. 54. Cho 1 quần thể giao phối ngẫu nhiên. ở thế hệ xuất phát P có 0,4 AA : 0,6 Aa. Nếu đến F3 số cá thể trong quần thể là 1000 thì số cá thể của từng kiểu gen là: A. 160 AA : 360 Aa : 480 aa. B. 490 AA : 420 Aa : 90 aa. C. 90 AA : 490 Aa : 420 aa. D. 480 AA : 360 Aa : 160 aa. 55. Trong chọn giống cây trồng, người ta có thể tiến hành lai xa giữa loài cây hoang dại và loài cây trồng. Theo em, việc làm này nhằm mục đích gì? A. Giúp thế hệ lai tạo ra có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. B. Góp phần giải quyết và hạn chế được tính khó lai khi lai xa. C. Tổ hợp được các gen quy định năng suất cao của 2 loài vào thế hệ lai. D. Đưa gen quy định khả năng chống chịu cao với môi trường của loài hoang dại vào cây lai. 56. Theo La Mác: sự hình thành loài hươu cao cổ là: A. Do tập quán không ngừng vươn cao cổ ăn lá trên cao được di truyền qua nhiều thế hệ. B. Do sự thay đổi đột ngột của môi trường nên chỉ còn toàn lá cây ở cao, buộc hươu phải vươn cổ để ăn lá. C. Do chọn lọc đã tích luỹ được những biến dị cổ cao ở hươu. D. Do phát sinh biến dị "cổ cao" 1 cách ngẫu nhiên. 57. Cá rô phi Việt Nam sống được trong môi trường nước có nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC. Cá chép sống ở môi trường nước có nhiệt độ từ 2oC đến 44oC. Biên độ dao động nhiệt độ của ao hồ nước ta là: ở miền Bắc từ 2oC đến 42oC, ở miền Nam từ 10oC đến 40oC. Câu nào sau đây có nội dung sai? A. Cá chép và cá rô phi đều có thể nuôi được ở cả 2 miền. B. Khả năng phân bố của cá chép rộng hơn cá rô phi. C. Cá chép có thể sống được ở mọi ao hồ của miền Nam. D. Cá rô phi có thể sống được ở mọi ao hồ của miền Bắc. 58. Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc sinh ra cho đến khi chết do già được gọi là: A. Tuổi thọ sinh thái. B. Tuổi thọ sinh lí. C. Tuổi thọ trung bình. D. Tuổi quần thể. 59. Trong hệ sinh thái, sản lượng sinh vật sơ cấp không phải do nhóm sinh vật nào sau đây tạo ra? A. Vi khuẩn quang hợp. B. Tảo. C. Cây xanh. D. Vi khuẩn hoá tổng hợp. 60. Trong một vùng bình nguyên, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt đất là 3.106 KCalo/m2/ngày. thực vật đồng hoá được 0,35% tổng năng lượng đó đưa vào lưới thức ăn. Động vật ăn cỏ và tích luỹ được 25%; còn động vật ăn thịt bậc 1 tích luỹ được 1,5% năng lượng của thức ăn. Hiệu suất chuyển hoá năng lượng ở động vật ăn thịt bậc 1 so với nguồn năng lượng từ thực vật là: A. 0,375%. B. 0,0013125% C. 0,4%. D. 0,145%. …………… Hết……………… letrien16.6@gmail. 0979889113. 0979889113 Trang 5 . Trường THPT NGô Quyền. Luyện thi ĐH-CĐ. 08-09. Đề số VII Gv: Lê Đức Triển ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG LẦN 7 Môn: Sinh học Đề gồm: 60 câu Thời gian làm bài: 90 phút 1. Trong. lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để tự vệ 37. Nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ gọi là A. Nòi địa lí B. Nòi sinh học C. Nòi sinh. hóa cho phân tử Protein sinh học có khối lượng 49800 đvC. Gen này có đặc điểm: A. có thể có mặt ở tất cả các sinh vật B. Chỉ có ở sinh vật nhân nguyên thủy C. Chỉ có mặt ở sinh vật chưa có cấu