1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi thử đại học môn văn

9 54 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 201,23 KB

Nội dung

1 SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẢNG NINH TRƯỜNG THCS&THPT NGUYỄN BÌNH (Đề thi gồm 02 trang ) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: “… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình ” (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90) Câu 1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,25 điểm) Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm) Câu 3. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích. (0,25 điểm) Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh hiện nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Anh ra khơi Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng Biển một bên và em một bên. Biển ồn ào, em lại dịu êm Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên. 2 Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc Thăm thẳm nước trôi nhưng anh không cô độc Biển một bên và em một bên (Trích Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa) Câu 5. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm) Câu 6. Chỉ ra 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: “Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía. Biển một bên và em một bên.” (0,25 điểm) Câu 7. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 8. Nêu cảm nhận của anh/ chị về câu thơ “Biển một bên và em một bên” trong đoạn thơ. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm) Phần II. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (3.0 điểm) Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh. Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2 (4.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai nhân vật: nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành và nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập hai, Nhà xuất bản giáo dục, 2014). - - - - -Hết- - - - - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh………………………………… SBD:……………………. 3 SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẢNG NINH TRƯỜNG THCS&THPT NGUYỄN BÌNH ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: Phong cách ngôn ngữ chính luận. - Điểm 0,25: Nêu đúng phong cách ngôn ngữ; - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận bình luận/ thao tác bình luận/ lập luận bình luận/ bình luận. - Điểm 0,5: Trả lời đúng theo một trong các cách trên; - Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3: Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. - Điểm 0,25: Ghi lại đúng câu văn trên; - Điểm 0: ghi câu khác hoặc không trả lời. Câu 4: Thí sinh nêu được quan điểm của bản thân về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh hiện nay, không nhắc lại quan điểm của tác giả đã nêu trong đoạn trích. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Điểm 0,5: Nêu được quan điểm của bản thân về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh hiện nay; viết đoạn văn đảm bảo yêu cầu về hình thức. - Điểm 0,25: diễn đạt được 1 số ý nhưng chưa đảm bảo cấu trúc đoạn văn. - Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau: + Không nêu được quan điểm của bản thân, hoặc nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích; + Nêu quan điểm của bản thân nhưng không hợp lý; + Câu trả lời chung chung, không rõ ràng, không thuyết phục; + Không trả lời. Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm. - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 6: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là: biện pháp so sánh (ở dòng thơ Anh như con tàu), ẩn dụ/điệp ngữ/điệp cấu trúc câu(trong câu Biển một bên và em một bên) 4 - Điểm 0,25: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ; - Điểm 0,125: Trả lời đúng 1 trong 3 biện pháp tu từ theo cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 7: + Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là anh – người lính biển. + Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ kể về phút chia tay của nhân vật anh (của tác giả) với nhân vật em để lên đường làm nhiệm vụ của người lính biển. Phút giây đó có sự hòa quyện tình yêu đôi lứa với tình yêu quê hương; đồng thời, nhắn nhủ anh không cô độc vì được sống trong tình em và tình biển, tình quê hương. - Điểm 0,5: Trả lời đúng cả 2 ý trên (Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải có sức thuyết phục) - Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong 2 ý trên; trả lời chung chung, chưa rõ ý; - Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời. Câu 8: Thí sinh nêu được cảm nhận của bản thân về nội dung của câu thơ (nhấn mạnh sự hòa quyện giữa tình cảm cá nhân và tình cảm cộng đồng). Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Điểm 0,5: Nêu được cảm nhận của bản thân về nội dung của câu thơ, viết đoạn văn đảm bảo yêu cầu về hình thức. - Điểm 0,25: diễn đạt được 1 số ý nhưng chưa đảm bảo cấu trúc đoạn văn. - Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau: + Cảm nhận không đúng nội dung của câu thơ của tác giả; hoặc cảm nhận không rõ ràng, không thuyết phục; + Không có câu trả lời. Phần II. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ 5 với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm): - Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giải thích ý kiến: ++ Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, nghịch lí, éo le mà con người không mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ: ốm đau, tai nan, chiến tranh, xung đột,… ++Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh: nghĩa là qua nghịch cảnh, con người không chỉ hiểu thêm về tâm hồn, tình cảm của mình và của người mà quan trọng hơn, thấy được trí tuệ và bản lĩnh trong cuộc sống. . => Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự nhận thức của con người. + Phân tích, bình luận ý kiến: ++ Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống. ++ Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người khác, thấy được tình cảm của tập thể và cả dân tộc. ++ Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ chứng tỏ được tầm vóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình. ++ Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng nghịch cảnh, thiếu tỉnh táo, sáng suốt khi gặp hoàn cảnh éo le, ngang trái, dễ thất bại trong công việc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng. 6 + Bài học nhận thức và hành động: ++ Tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có đủ sức mạnh vượt qua nghịch cảnh. ++ Cần dũng cảm đương đầu với sóng gió, thất bại, gặp khó khăn không bi quan, chán nản ++ Dũng cảm thay đổi lối sống, suy nghĩ để thích nghi với hoàn cảnh khắc nghiệt ++ Cần linh hoạt, nhạy bén khi gặp trở ngại, đứng lên sau mỗi lần vấp ngã ++ Sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng nghịch cảnh với cả cộng đồng. - Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 2. (4,0 điểm) Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ 7 với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): Vẻ đẹp của hai nhân vật: nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” và nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”. - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm): - Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giới thiệu về 2 nhà văn Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi, 2 tác phẩm: Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình và 2 nhân vật Tnú và Việt. + Điểm chung giữa hai nhân vật: ++ Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc: Tnú là người con của làng Xô man, nơi mọi người đều hướng về cách mạng, tin tưởng Đảng “ Đảng còn, núi nước này còn”. Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách mạng,má là người phụ nữ Nam bộ kiên cường trong đấu tranh, hai chị em tiếp nối ba má ++ Họ đã chịu nhiều bi kịch thương đau do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc: Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn bằng “ trận mưa cây sắt”, bản thân bị giặc đốt cháy mười đầu ngón tay; Việt chứng kiến cái chết của ba má- ba bị chặt đầu, ,má chết vì đạn giặc. ++ Họ đã biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu và chiến thắng: Tnú lên đường đi “ lực lượng”; Việt vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống. Họ chiến đấu vì sức mạnh của lòng căm thù, vì tình yêu thương: Tnú dùng bàn tay tàn tật của mình bóp cổ tên chỉ huy đồn giặc; Việt rượt đuổi, tiêu diệt được xe bọc thép của địch. ++ Họ đều mang phẩm chất của người Việt Nam kiên gan trong cuộc chiến chống thù: Tnú từ nhỏ đã gan góc, dũng cảm, mưu trí (xé rừng, lội chỗ nước sâu khi đi liên lạc, bị giặc bắt, 8 đầy những vết dao chém trên lưng vẫn không khai cộng sản. Vượt ngục, lãnh đạo dân làng mài giáo gươm, bị đốt mười đầu ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt quân thù). Việt bị thương rất nặng trong trận đánh, lạc mất đồng đội vẫn chắc tay súng quyết tâm sống mái với kẻ thù. Việt hồn nhiên, vô tư nhưng trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế của người anh hùng. ++ Họ đều là những con người rất giàu lòng yêu thương. Ở Tnú là tình cảm với vợ con, tình cảm với buôn làng, quê hương. Ở Việt là tình cảm với gia đình (chị Chiến, ba má, chú Năm), tình cảm với đồng đội + Về sự khác biệt ở hai nhân vật: ++ Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên, được đặt trong mối quan hệ sâu sắc với buôn làng, rừng xà nu, quan hệ cá nhân trong đời sống chung của cộng đồng, qua lời kể mang âm hưởng của lối kể “Khan”; đặc biệt hình ảnh bàn tay gây ấn tượng đậm nét và sâu sắc. ++Việt toát lên vẻ đẹp của người con anh hùng trong một gia đình nông dân Nam bộ có truyền thống yêu nước, đặt trong mối quan hệ giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc, qua lối trần thuật của chính nhân vật lúc bị thương lạc mất đồng đội, ở giữa chiến trường, + Đánh giá chung: ++ Hai nhân vật góp phần làm rõ tư tưởng chủ đề của truyện ++ Vẻ đẹp của hai nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. ++ Khẳng định vị trí của 2 nhân vật trong lòng người đọc, rút ra bài học cho bản thân. - Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. - Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 9 - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả. Hết . DỤC& ĐÀO TẠO QUẢNG NINH TRƯỜNG THCS&THPT NGUYỄN BÌNH (Đề thi gồm 02 trang ) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc. đoạn văn. - Điểm 0: Thi u Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề. thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm

Ngày đăng: 28/07/2015, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w