1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi thử đại học môn địa lý (1)

8 127 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 328,67 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN (Đề thi có 02 trang) ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 5 NĂM 2015 Môn: Địa lý Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I (3,0 điểm) 1. Trình bày các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta. Nêu những nét khái quát về biển Đông? 2. Giải thích tại sao Hà Nội là một trong hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta? Câu II (2,0 điểm) Dựa vào các thông tin dưới đây: * Một số chỉ số về dân số của Việt Nam Tổng dân số năm 2007: - Dân số thành thị - Dân số nông thôn 85,17 triệu người 23,37 triệu người 61,8 triệu người Thứ hạng về quy mô dân số: - Thế giới - Khu vực Đông Nam Á Thứ 13 Thứ 3 Việt Nam có 54 dân tộc anh em, người Việt chiếm 86,2 % . * Mật độ dân số một số vùng nước ta, năm 2006. (Đơn vị: người/km 2 ) Vùng Mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng 1225 Đông Bắc 148 Tây Bắc 69 Tây Nguyên 89 Đồng bằng sông Cửu Long 429 Anh (chị) hãy: Rút ra một số đặc điểm của dân số và phân bố dân cư nước ta. Nêu ảnh hưởng của những đặc điểm đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? Câu III (2,0 điểm) 1. Các sân bay: Nội Bài, Cát Bi, Nà Sản, Phú Bài, Tân Sơn Nhất thuộc loại nào và nằm ở tỉnh (thành) nào của nước ta? 2. Ý nghĩa của việc phát triển cây lương thực, thực phẩm? Kể tên các vùng nông nghiệp của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam. Câu IV (3 ,0 điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ ở nước ta. (Đơn vị: nghìn ha) Năm Tổng cộng Chia ra Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa 1999 7653,6 2888,9 2341,2 2423,5 2010 7489,4 3085,9 2436,0 1967,5 1. Anh (chị) hãy: vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ của nước ta năm 1999 và năm 2010. 2. Rút ra nhận xét sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta trong thời gian trên và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh ……………………………………… Số báo danh …………… TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN (Hướng dẫn chấm có 06 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 5 NĂM 2015 Môn: Địa lí Câu Ý Nội dung cần đạt Điểm I 1 Các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta. Nêu những nét khái quát về biển Đông. 2,0 * Các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta 1,25 - Nội thủy: + Là vùng nước tiếp giáp với đất liền ở phía trong đường cơ sở. Được coi như bộ phận lãnh thổ trên đất liền. Ngày 12 – 11 – 1982, Chính phủ nước ta ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. 0,25 - Lãnh hải: + Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí (1 hải lí= 1852m), được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan. Là đường biên giới quốc gia trên biển. 0,25 - Vùng tiếp giáp lãnh hải: + Có chiều rộng 12 hải lí (tính từ rìa ngoài của lãnh hải). Là vùng được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của các quốc gia ven biển. Nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trương, nhập cư. 0,25 - Vùng đặc quyền kinh tế: + Là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động về hàng hải , hàng không theo công ước của luật biển quốc tế. 0,25 - Thềm lục địa: + Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa , có độ sâu 200m hoặc hơn nữa. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. 0,25 * Khái quát về biển Đông 0,75 - Là biển rộng: diện tích 3,447 triệu km 2 , lớn thứ 2 trong số các biển của Thái Bình Dương. 0,25 - Là biển tương đối kín: phía bắc và phía tây là lục địa, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo. 0,25 - Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: Nhiệt độ trung bình nước biển trên 23 0 C, độ mặn trung bình 33 phần nghìn, giàu ánh sáng và ôxy… 0,25 2 Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn vì: 1,0 - Có vị trí địa lí thuận lợi: + Là thủ đô, nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế… + Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm, có nguồn nguyên liệu dồi dào từ nông, lâm, thủy sản. 0,25 - Lao động – thị trường + Đông dân, mật độ dân số cao, người dân có trình độ dân trí cao nhất là vùng nội đô→ có nguồn lao động dồi dào. + Thị trường tiêu thụ tại chỗ lớn 0,25 - Cơ sở VCKT và cơ sở hạ tầng phát triển mạnh: + Là đầu mối giao thông lớn thứ 2 cả nước, với nhiều loại hình… + Tập trung nhiều KCNTT, khu chế xuất, khu công nghệ cao (dc). 0,25 - Chính sách phát triển + Là thủ đô nên được sự quan tâm đầu tư lớn của Đảng và Nhà nước. + Có nhiều chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngoài trong phát triển công nghiệp. 0,25 II * Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta. 1,25 - Là nước đông dân, đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á, thứ 13 trên thế giới. 0,25 - Nhiều thành phần dân tộc: 54 dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là người Việt chiếm 86,2% dân số, các dân tộc còn lại chỉ chiếm 13,8%. 0,25 - Phân bố dân cư : không đồng đều + Giữa nông thôn và thành thị: chủ yếu sống ở nông thôn, dân cư ở nông thôn chiếm 72,6% , dân thành thị chỉ chiếm 27, 4 + Giữa đồng bằng và miền núi: . Đồng bằng tập trung tới ¾ dân số với mật độ rất cao(dc) . Miền núi chỉ tập trung ¼ dân số, mật độ thấp(dc), thấp hơn nhiều so với các vùng đồng bằng và cả nước. + Ngay giữa các vùng: . Giữa các vùng đồng bằng (dc) . Giữa các vùng núi (dc) ( Khi trình bày các ý trên nếu học sinh không có số liệu(dc) thì chỉ cho một nửa số điểm của ý đó) 0,25 0,25 0,25 * Ảnh hưởng đến việc phát triển KTXH 0,75 - Thuận lợi: + Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, là nguồn lực quan trọng để phát triển KTXH. + Bản sắc văn hóa, phong tục tập quán đa dạng, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nhất là sản xuất nông- lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. 0,25 - Khó khăn: + Dân số đông trong điều kiện nước ta hiện nay gây khó khăn trong phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.Sự chênh lệch đáng kể về trình độ PTKTXH giữa các vùng, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp. + Dân cư phân bố không đồng đều gây khó khăn trong việc khai thác tài nguyên, PTKTXH của các vùng, miền: Đồng bằng đất chật người đông, thừa lao động thiếu việc làm. Miền núi giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động nhất là lao động có trình độ tay nghề. 0,25 0,25 III 1 Các sân bay … 0,5 Tên sân bay Phân loại Thuộc tỉnh (thành) 1. Nội Bài Sân bay Quốc tế TP Hà Nội 2. Cát Bi Sân bay Quốc TP Hải Phòng tế 3. Nà Sản Sân bay nội địa Sơn La 4. Phú Bài Sân bay Quốc tế Thừa Thiên – Huế 5. Tân Sơn Nhất Sân bay Quốc tế TP Hồ Chí Minh ( Mỗi ý đúng được 0,1 điểm. Nếu chỉ làm được 1 trong 2 yêu cầu trên thì chỉ cho ½ số điểm của mỗi ý) 2 Ý nghĩa của việc phát triển cây lương thực, thực phẩm. Các vùng nông nghiệp của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam 1,5 * Ý nghĩa của PT cây lương thực, thực phẩm: - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân, đảm bảo sự sống, tồn tại cho xã hội. - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi phát triển dần trở thành ngành chính trong nông nghiệp. Tạo điều kiện để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. - Tạo nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị( lúa gạo, rau quả nhiệt đới). - Góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Đặc biệt với nước ta - một nước đông dân, gia tăng dân số còn cao, kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì sản xuất lương thực, thực phẩm càng có vai trò quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong các mục tiêu PTKTXH. 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 * Các vùng nông nghiệp nước ta theo thứ tự từ bắc vào Nam - Nước ta có 7 vùng nông nghiệp. Bao gồm: + Trung du miền núi bắc bộ. + Đồng bằng sông Hồng. + Bắc Trung Bộ. + Duyên Hải Nam Trung Bộ. + Tây Nguyên. + Đông Nam Bộ. 0,5 + Đồng bằng sông Cửu Long (Nếu học sinh chỉ:- kể được từ 3 - 4 vùng thì không cho điểm; kể được 5 – 6 vùng thì cho 0,25 điểm. Kể đúng tên 7 vùng nhưng không đúng thứ tự như trên thì chỉ cho 0,25 điểm) IV 1 Vẽ biểu đồ 2,0 *Tính tỷ lệ bán kính: Quy ước tỷ lệ bán kính của năm 1999= 1 đvbk, thì tỷ lệ bán kính của năm 2010 là 0,99 đvbk. 0,25 * Tính cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ: Bảng : Cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ. Đơn vị: %. Năm Tổng cộng Chia ra Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa 1999 100 37,75 30,59 31,66 2010 100 41,2 32,53 26,27 0,25 *Vẽ biểu đồ: - Biểu đồ thích hợp nhất là 2 biểu đồ tròn. Các dạng biểu đồ khác không cho điểm. - Yêu cầu: vẽ theo đúng tỷ lệ bán kính, có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ, đẹp, chính xác về mặt toán học. Nếu thiếu một trong những yêu cầu trên thì trừ mỗi ý 0,25 điểm. 1,5 2 Rút ra nhận xét sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta trong thời gian trên và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó 1,0 * Nhận xét: - Cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ có sự thay đổi: + Tăng tỷ lệ diện tích lúa đông xuân và lúa hè thu (dc) + Giảm tỷ lệ diện tích lúa mùa (dc) 0,25 * Nguyên nhân: - Diện tích lúa đông xuân tăng là do: là vụ chính, có năng suất cao, ổn định do ít chịu ảnh hưởng của sâu bệnh và mưa bão. - Diện tích lúa hè thu tăng (đặc biệt ở phía Nam) do đảm bảo 0,25 0,25 được vấn đề nước tưới. - Diện tích lúa mùa có xu hướng giảm do: là vụ có năng suất, sản lượng thấp và không ổn định, do thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh 0,25 Lưu ý: học sinh có thể trình bày theo cách khác nhưng vẫn đầy đủ ý thì vẫn cho điểm tuyệt đối. Tổng điểm toàn bài thi: I + II + III + IV = 10,0 điểm . TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN (Đề thi có 02 trang) ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 5 NĂM 2015 Môn: Địa lý Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I (3,0 điểm) 1. Trình. tế. 0,25 - Thềm lục địa: + Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa , có độ sâu 200m hoặc hơn. không đồng đều gây khó khăn trong việc khai thác tài nguyên, PTKTXH của các vùng, miền: Đồng bằng đất chật người đông, thừa lao động thi u việc làm. Miền núi giàu tài nguyên nhưng thi u lao

Ngày đăng: 28/07/2015, 12:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w