Câu 1. (8 điểm) Theo anh (chị), có phải lối sống thực dụng đang có nguy cơ gia tăng trong xã hội? Câu 2 (12 điểm) Trong một cuộc đàm đạo về văn chương, nhà văn Nguyễn Khải phát biểu: "Một tác phẩm văn học hay, theo tôi quan niệm, lõi phải dày, vỏ phải mỏng; Mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng." Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy làm sáng tỏ bằng một tác phẩm văn học. Hết Người ra đề Lê Thị Phi Yến ĐT: 0947949899 HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG TỈNH BG ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này có 01 trang gồm 02 câu) HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG TỈNH BG ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Hướng dẫn chấm gồm 5 trang) CÂU Ý NỘI DUNG CHÍNH CẦN ĐẠT ĐIỂM 1 Theo anh (chị), có phải lối sống thực dụng đang có nguy cơ gia tăng trong xã hội? 8 0 a.Giải thích, cắt nghĩa: - Thực dụng: Lối sống vụ lợi, cá nhân, ích kỷ, nặng về vật chất coi nhẹ mọi giá trị tinh thần, chỉ chăm chăm nghĩ đến lợi ích trước mắt, ngoài ra không quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. - Biểu hiện của lối sống thực dụng + Tôn thờ vật chất, lấy tiền tài, danh vọng làm mục đích sống + Luôn so đo, tính toán hơn thiệt, được mất khi làm bất cứ việc gì. + Chỉ làm những việc, quan hệ với những người có thể đem lợi cho bản thân (Tục ngữ Việt Nam gọi đó là lối sống: trông giỏ bỏ thóc) + Vì lợi ích cá nhân, sẵn sàng chà đạp lên lương tâm, đạo lí, bất chấp, phớt lờ những hậu quả mà mình gây ra, sẵn sàng bằng mọi cách để đạt được mục đích của mình 2.0 b.Thực trạng, hậu quả, nguyên nhân, giải pháp b.1. Thực trạng: lối sống thực dụng đang ngày càng có nguy cơ gia tăng trong xã hội: * Nó xuất hiện ở mọi ngành, mọi giới, mọi mối quan hệ: - Quan hệ xã hội: những bon chen, xu phụ, bất chấp trên dưới, bất chấp thủ đoạn để đạt mục đích. - Quan hệ gia đình: Cha mẹ hết lòng vì con nhưng không hiếm những đứa con luôn tính toán thiệt hơn, được, mất với cha mẹ. - Tình yêu: vốn là thứ tình cảm trong sáng thiêng liêng, giờ đây cũng bị vẩn đục, tầm thường hóa bởi những toan tính, kiểu như: "Nhà mặt phố, bố làm to" ; đi xe SH; dùng điện thoại Iphone; "Không có tiền thì cạp đất mà ăn " 1.5 * Nó xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở giới trẻ (việc chọn bạn, chọn người yêu, chọn nghề - những nghề hót, kiếm ra nhiều tiền, không bận tâm đến năng lực và niềm đam mê của bản thân ; những kiểu quan hệ: đại gia - chân dài b.2. Hậu quả: - Lối sống thực dụng làm mất đi những giá trị tinh thần quý giá của cuộc sống, làm đảo lộn mọi giá trị, lẫn lộn tốt - xấu; thật - giả - Lối sống thực dụng làm cho tâm hồn con người trở nên lạnh lùng, vô cảm, hủy hoại nhân cách, làm mất đi chất người, tính người trong con người (thực dụng và cơ hội bao giờ cũng đi liền với nhau) - Lối sống thực dụng là con đường ngắn nhất dẫn đến hưởng thụ, hưởng lạc và những hệ lụy khôn lường cho bản thân và xã hội do nó gây ra. => Cùng với những thói xấu khác, lối sống này đang bào mòn những giá trị nhân văn, bào mòn đạo đức xã hội, làm cho đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng. 1.5 b.3. Nguyên nhân * Khách quan (gia đình, nhà trường, xã hội) - Gia đình: buông lỏng giáo dục, nuông chiều, thương con không đúng cách. - Nhà trường: chú trọng dạy kiến thức hơn dạy người, thậm chí còn dung túng những điều xấu (ví dụ: bệnh thành tích) - Xã hội: xã hội càng hiện đại càng có nhiều cám dỗ, mặt trái của nó càng tinh vi phức tạp. * Chủ quan: người thực dụng không nhận thức đúng về những giá trị của cuộc sống; không có lý tưởng mục tiêu và động cơ đúng đắn, bị mờ mắt trước những cám dỗ tầm thường. 1.0 b.4. Giải pháp: nguyên nhân ở đâu thì giải pháp ở đó. Cả yếu tố khách quan và chủ quan đều ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách, lối sống của con người nhưng chủ quan luôn đóng vai trò quyết định (Một người đã có khát vọng sống đẹp, sống tử tế thì rất khó để trở thành kẻ thực dụng) 1.0 c. Lật - Cần phân biệt thực dụng và thực tế (thực tế là coi trọng ý nghĩa thiết 1.0 lại vấn đề, rút ra bài học, liên hệ thực tiễn: thực của việc làm, đối lập với thực tế là viển vông ) - Cần khích lệ những thái độ sống vô tư, trong sáng "người với người sống để yêu nhau", "để gió cuốn đi" - Hãy làm những "Việc tử tế" cho dù chỉ là những việc rất nhỏ. 2 Trong một cuộc đàm đạo về văn chương, nhà văn Nguyễn Khải phát biểu: "Một tác phẩm văn học hay, theo tôi quan niệm, lõi phải dày, vỏ phải mỏng; Mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng." Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy làm sáng tỏ bằng một tác phẩm văn học. 12.0 I. Bày tỏ quan điểm 1. Giải thích, cắt nghĩa: - Tác phẩm văn học: có thể bao gồm cả thơ và văn xuôi, nhưng trong phạm vi của nhận định, nó phù hợp với văn xuôi hơn, đặc biệt là với truyện ngắn. - Lõi (bên trong): nội dung, ý nghĩa. Lõi dày có nghĩa là nội dung, ý nghĩa của tác phẩm bề thế, sâu xa - Vỏ (bề ngoài): hình thức của tác phẩm. Vỏ mỏng đồng nghĩa với dung lượng gọn nhẹ. - Vấn đề tác phẩm đặt ra phải thẳng căng: lập trường tư tưởng của người viết phải rõ ràng. - Tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng: tình cảm phải chân thành mãnh liệt. => Với những tiêu chí trên cả hai bình diện nội dung và hình thức, nhà văn Nguyễn Khải bày tỏ quan điểm của cá nhân ông về một tác phẩm hay. Một tác phẩm văn học hay, theo ông phải đạt tới những yêu cầu về độ hàm súc (có sức chứa lớn - lõi dày, vỏ mỏng); Tư tưởng của nhà văn phải được bày tỏ công khai, rõ ràng, minh bạch và quan trọng nhất là nó phải được viết ra từ trái tim nóng bỏng của người nghệ sỹ. 2.0 2. Bàn luận: 3.0 a. Cơ sở lí luận: * Tác phẩm hay lõi phải dày, vỏ phải mỏng (Đây là yêu cầu về tính hàm súc của tác phẩm) - Một tác phẩm đạt đến độ hàm súc là tác phẩm có thể đem lại cho người đọc một lượng thông tin lớn nhất trong một dung lượng ngôn ngữ ít nhất, là tác phẩm mà ở đó mỗi câu chữ, hình ảnh đều lấp lánh nhiều ý nghĩa, gợi lên trong lòng người đọc những liên tưởng sâu xa (giống như nước hoa quả cô đặc - Trương Hiền Lương). Không đạt được yêu cầu đó, tác phẩm sẽ chỉ là tràng giang đại hải những lời lẽ vô bổ, rông dài. Sự ít ỏi về thông tin sẽ đưa đến cho người đọc cảm giác vô cùng nhạt nhẽo (HS lấy ví dụ làm sáng tỏ lí lẽ). * Mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng (Tư tưởng của người viết phải được bày tỏ công khai, rõ ràng, minh bạch) - Một tác phẩm hay trước hết phải có tư tưởng "Một tác phẩm sẽ chết nếu nó miêu tả chỉ để miêu tả, nếu nó không có sự thôi thúc chủ quan mạnh mẽ nào đó có nguồn gốc trong tư tưởng bao trùm thời đại, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra hoặc không trả lời những câu hỏi đó" (Bilinxki) - Tư tưởng của nhà văn phải được bày tỏ công khai, rõ ràng, minh bạch bởi mỗi nhà văn, mỗi nghệ sỹ chân chính đều là một nhà tư tưởng, một người chiến sỹ kiên cường dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải, cho những lý tưởng cao đẹp. Mọi thái độ giấu mặt, trung lập hay sự bạc nhược đớn hèn đều không phải là phẩm chất của người nghệ sỹ chân chính (HS tự lấy ví dụ) * Những tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng (yêu cầu về sự mãnh liệt của cảm xúc) - Tác phẩm văn học hay phải được viết ra từ trái tim nóng bỏng của người nghệ sỹ bởi đó mới là tình cảm thật, chân thành, Mọi thái độ thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng, những tình cảm hời hợt, giả dối không thể "đánh lừa" được trái tim người đọc. - Tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng thì cái tài của nhà văn mới có thể phát lộ, tỏa sáng phải xúc động hồn thơ thì ngọn bút mới có thần (HS lấy dẫn chứng minh họa) b. Cơ sở thực tiễn: những tác phẩm văn học xuất sắc nhất của thế giới (Người trong bao của A.Sê khốp; Số phận con người của Sôlôkhôp; Thuốc của Lỗ Tấn; Ông già và biển cả của Hêminguây) và Việt Nam (Chí Phèo của Nam Cao; Mùa lạc; Một người Hà Nội của Nguyễn Khải; Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành ) đều là những tác phẩm đã đạt được những yêu cầu trên. II. Vận * Học sinh có thể chọn một tác phẩm (Văn học Việt Nam hoặc nước 7.0 dụng vào tác phẩm ngoài) đạt tới những yêu cầu mà nhà văn Nguyễn Khải nêu ra * Học sinh có thể phân tích tác phẩm bằng nhiều cách khác nhau nhưng không được xa rời, trái lại phải có tác dụng soi tỏ làm rõ cho những vấn đề lí luận (Tác phẩm được viết với dung lượng bao nhiêu trang? Những vấn đề tác phẩm đặt ra là gì? Chiều sâu ý nghĩa của tác phẩm? Thái độ, tình cảm của nhà văn được bộc lộ trong tác phẩm ra sao? Để đạt tới chiều sâu đó, tác giả đã sử dụng kỹ thuật viết (bút pháp miêu tả; xây dựng tình huống, lựa chọn chi tiết ), sử dụng ngôn ngữ như thế nào? Điểm toàn bài 20 Lưu ý khi chấm bài: - Giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm. - Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ, - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Người làm đáp án Lê Thị Phi Yến (ĐT: 0947949899) . phẩm văn học. Hết Người ra đề Lê Thị Phi Yến ĐT: 0947949899 HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG TỈNH BG ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI. VĂN KHỐI 11 NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này có 01 trang gồm 02 câu) HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG TỈNH BG ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HƯỚNG. XUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Hướng dẫn chấm gồm 5 trang) CÂU Ý NỘI DUNG CHÍNH CẦN ĐẠT ĐIỂM 1 Theo anh (chị), có phải lối sống thực dụng