HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH NĂM 2015 TỈNH YÊN BÁI ĐỀ THI ĐẾ XUẤT Thời gian làm bài 180 phút (Đề này có 01 trang, gồm 02 câu) Câu 1 (8,0 điểm) Suy nghĩ của anh/ chị về quan điểm sau: “Giá trị của sự cần mẫn nằm ở chỗ: nó tích tụ mầm mống cho sự may mắn. Càng chăm chỉ bao nhiêu tôi càng được may mắn bấy nhiêu” (Bill Gates). Câu 2 (12,0 điểm) Bằng hiểu biết về văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, anh/chị hãy bình luận ý kiến sau: Chỉ khi thấu hiểu được nỗi đau của con người, nhà văn mới có thể viết lên những tác phẩm chân chính. HẾT Người ra đề Đỗ Lê Nam - 0975753076 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. (8 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần chính xác, hợp lí, rõ ràng, thuyết phục… và nêu được các ý cơ bản sau: 1. Giải thích vấn đề: - Sự cần mẫn: là sự cần cù, chăm chỉ, đồng thời là tính kiên trì, nhẫn nại. - Mầm mống cho sự may mắn: nền tảng, cơ sở, sự khởi đầu cho sự may mắn, cơ hội thuận lợi dẫn đến thành công sau này. - Càng chăm chỉ bao nhiêu tôi càng được may mắn bấy nhiêu: sự chăm chỉ đồng nghĩa với sự may mắn, chăm chỉ tạo nên may mắn, càng chăm chỉ con người càng có nhiều cơ hội để đi đến thành công. => Sự may mắn không phải là yếu tố ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của sự cần cù, chăm chỉ. Cơ hội thành công sẽ đến với những người kiên trì, cần mẫn trong công việc và cuộc sống. 2. Phân tích, chứng minh: - Sự cần mẫn giúp ta tích lũy được nhiều tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng hữu ích để tạo nên nền tảng đi đến thành công. - Sự cần mẫn, kiên trì giúp con người có đủ quyết tâm, nỗ lực vượt qua được thử thách, khó khăn trước mắt để đón nhận những cơ hội may mắn sau này. 3. Bình luận: - Phê phán những kẻ lười biếng, dễ nản chí, bỏ cuộc, chỉ biết trông chờ vào những điều may mắn hão huyền. - Sự may mắn và cơ hội thuận lợi chỉ có ý nghĩa thực sự khi con người biết đón nhận. - Sự cần mẫn, kiên trì phải đi liền với sự tỉnh táo, biết đúc rút kinh nghiệm, biết sáng tạo để điều chỉnh thay đổi theo từng hoàn cảnh. Không thể mù quáng, máy móc, cố chấp. c. Thang điểm: - Điểm 7 - 8: Đáp ứng các yêu cầu trên, phân tích sâu sắc, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, phong phú, chính xác, văn viết hấp dẫn, có cảm xúc chân thành, thấm thía. - Điểm 5 - 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Dẫn chứng chọn lọc, chính xác, văn viết lưu loát, trôi chảy. - Điểm 3 - 4: Đáp ứng tương đối đủ các yêu cầu trên. Nắm vững yêu cầu của đề, dẫn chứng chính xác, diễn đạt tương đối tốt. - Điểm 1 - 2: Nắm vững yêu cầu của đề, có dẫn chứng, phân tích, chứng minh, bình luận chưa sâu sắc, còn mắc lỗi chính tả. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc không làm được bài. Câu 2. (12 điểm): a. Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh phải nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, vận dụng tốt các thao tác giải thích, phân tích, bình luận và chứng minh vấn đề qua một hệ thống tác phẩm cụ thể. - Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, khoa học, hợp lí. Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, văn viết giàu hình ảnh và cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… b. Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh phải biết vận dụng kiến thức lí luận văn học và kiến thức về một hệ thống tác phẩm để giải thích, bình luận và chứng minh vấn đề. - Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần chính xác, hợp lí, rõ ràng, thuyết phục… và nêu được các ý cơ bản sau: 1. Giải thích, bình luận: - thấu hiểu được nỗi đau của con người: Nhà văn phải có tấm lòng chan chứa tình yêu thương, phải biết đồng cảm, xót thương, sẻ chia với những nỗi khổ đau, bi kịch của con người. Nhà văn phải là người “cho máu”. Văn chương xuất phát từ tư tưởng, tình cảm của con người. Bởi thế, tư tưởng tình cảm càng chân thực, sâu sắc, mãnh liệt thì tác phẩm càng có giá trị. Trong nỗi đau, cảm xúc của con người thường dâng lên tận cùng của sự chân thực, sâu sắc, mãnh liệt. Vì thế, có thấu hiểu được những nỗi đau ấy, nhà văn mới tạo nên những sáng tác giá trị. - những tác phẩm chân chính: Là những tác phẩm có giá trị lớn lao, đích thực, thể hiện được những chức năng và sứ mệnh của văn chương với cuộc đời (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ…) 2. Chứng minh: Học sinh có thể chọn một số tác phẩm trong chương trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 để chứng minh như: - Đây thôn Vĩ Dạ của Xuân Diệu. - Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao - Lưu ý: + Học sinh không cần lấy quá nhiều tác phẩm, chỉ có tính hệ thống, lựa chọn được các tác phẩm thực sự tiêu biểu, phù hợp. + Khuyến khích các bài có ý so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm để làm rõ thêm nét chung và nét riêng nhưng chỉ cần ở mức độ vừa phải. c. Thang điểm: - Điểm 11 - 12: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng nêu trên. Có hiểu biết sâu rộng, chắc chắn về kiến thức lí luận và kiến thức tác phẩm. Tư duy rõ ràng, sắc bén, sáng tạo. - Điểm 9 - 10: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Giải quyết vấn đề một cách chính xác, có một số phát hiện tốt. Tuy duy rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, có cảm xúc. - Điểm 7 - 8: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên. Bố cục cân đối, rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt khá tốt. Mắc một số lỗi nhỏ về chính tả. - Điểm 5 - 6: Đáp ứng một cách cơ bản các yêu cầu trên. Bố cục tương đối rõ, mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp… - Điểm 3 - 4: Hiểu đúng vấn đề nhưng chỉ đáp ứng được một nửa yêu cầu kể trên. Kết cấu, bố cục tương đối rõ. Còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp… - Điểm 1 - 2: Bài làm sơ sài, ý nghèo nàn, có phần lệch đề. Bố cục chưa rõ, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp… - Điểm 0: Chưa đáp ứng được yêu cầu của đề bài, hoàn toàn lạc đề hoặc không viết được gì. . HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH NĂM 2015 TỈNH YÊN BÁI ĐỀ THI ĐẾ XUẤT Thời gian làm bài 180 phút (Đề. từ, ngữ pháp… b. Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh phải biết vận dụng kiến thức lí luận văn học và kiến thức về một hệ thống tác phẩm để giải thích, bình luận và chứng minh vấn đề. - Thí sinh. tình yêu thương, phải biết đồng cảm, xót thương, sẻ chia với những nỗi khổ đau, bi kịch của con người. Nhà văn phải là người “cho máu”. Văn chương xuất phát từ tư tưởng, tình cảm của con người.