1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề văn lớp 11- sưu tầm tham khảo ôn thi kiểm tra, thi học sinh giỏi văn (62)

5 158 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 72 KB

Nội dung

I. Phần chung: ( 5.0 điểm) Dành cho tất cả các thí sinh Câu 1(2.0 điểm). Truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao đã trải qua những lần đổi tên nào? Hãy nhận xét về các nhan đề của tác phẩm? Câu 2: (3.0 điểm). Trong một bài viết đăng trên báo Sài Gòn năm 1992, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết: "Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng chỉ sống có một lần và hãy thả trôi đi những tị hiềm, dối trá". Từ ý tưởng trên, em hãy viết một bài văn (không quá 600 từ) bàn về lòng bao dung của con người. I. Phần riêng: ( 5.0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai câu theo chương trình cơ bản hoặc nâng cao. Câu 3a. Theo chương trình chuẩn Dưới đây là những cách cảm thụ khác nhau về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử: - Bài thơ là bức tranh thơ mộng, huyền ảo về cảnh và người xứ Huế. - Bài thơ thể hiện mối tình đơn phương, tuyệt vọng của thi sĩ với một cô gái quê gốc ở thôn Vĩ Dạ. - Bài thơ nói lên khát vọng sống da diết, khắc khoải đến tội nghiệp của nhà thơ trong những năm cuối đời. Em có tán đồng với những ý kiến trên không? Hãy nêu cảm nhận của mình về bài thơ. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao. Ấn tượng sâu sắc nhất của em về bài thơ "Tương tư" của Nguyễn Bính. - Hết - ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤTLƯỢNG KHỐI 11 - LẦN 3 Môn Ngữ văn - Năm học 2011 - 2012 Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian giao đề) TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 1 ĐỀ CHÍNH THỨC KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI KHỐI LẦN 3 Chủ để Thể loại Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Điểm 1.Nghị luận xã hội 0,5 0,5 1,0 1,0 3,0 2. Nghị luận văn học: a. Văn học sử b. Văn bản văn học 1,0 0,5 1,0 1,0 2,0 1,5 2,0 5,0 2,0 2,5 3,0 2,5 10,0 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHỐI LẦN 3 - KHỐI 11- MÔN VĂN - NĂM HỌC 2011- 2012 I. Yêu cầu về kỹ năng: - Bài làm phù hợp với yêu cầu của đề, bố cục đầy đủ. - Sử dụng hợp lý và thành thạo các thao tác nghị luận. - Diễn đạt trong sáng, mạch lạc, có màu sắc văn chương. - Không sai chính tả, ngữ pháp, sai kiến thức. II. Yêu cầu về nội dung: - Giám khảo có thể linh hoạt cho điểm, bài làm học sinh cần đảm bảo những nội dung chính như sau: Câu 1:(2,0 điểm): - Mỗi tác phẩm nghệ thuật ra đời đều có những bước thăng trầm, trải qua những lần thử nghiệm, thay đổi. Tác phẩm CP của NC cũng không nằm ngoại quy luật đó. - Tác phẩm "Chí Phèo" đã trải qua 3 lần đổi tên. Ban đầu nhà văn đặt nhan đề là "Cái lò gạch cũ". Khi in thành sách lần đầu, nhà xuất bản đã tự ý đổi tên thành "Đôi lứa xứng đôi". Sau đó, khi cho in lại trong tập "Luống cày", tác gải đặt lại tên là "Chí Phèo". - Ý nghĩa của mỗi tên gọi: + "Cái lò gạch cũ": hình ảnh này xuất hiện trong tác phẩm 2 lần (đầu và cuối tác phẩm), vừa gợi ra nguồn gốc xuất thân của Chí Phèo vừa phản ánh một hiện tượng có tính chất quy luật diễn ra ở nông thôn VN trước cách mạng: người nông dân lưu manh, tha hoá. Chí Phèo cha chết đi, số phận của thế hệ sau cũng sẽ bất hạnh, nghiệt ngã như vậy. Đây là một nhan đề giàu ý nghĩa nhưng chưa thể hiện hết dụng ý nghệ thuật của nhà văn, chưa nói được tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn đối với người nông dân, đồng thời còn thể hiện cái nhìn bi quan, yếm thế về số phận của họ. + "Đôi lứa xứng đôi": nhan đề này khá hấp dẫn nhưng chỉ có tính chất "ăn khách" vì gợi ra mối tình éo le của Chí Phèo và Thị Nở, không phù hợp với tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. + "Chí Phèo": ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa. Nhan đề vừa gợi ra số phận cụ thể của một con người, vừa khái quát bi kịch của người nông dân trong xã hội cũ (bi kịch như Chí Phèo gặp phải). Qua đó cũng phần nào giúp ta hiểu hơn về tấm lòng yêu thương con người của nhà văn. Câu 2: (3,0 điểm) - Giới thiệu vấn đề. - Giải thích lòng bao dung là gì? + Bao dung là mở rộng lòng mình, sẵn sàng đón nhận những vui buồn của cuộc sống với thái độ bình thản và nhân ái. + Cảm thông với mọi người, sẵn sàng chia sẻ với người khác vô điều kiện trong mọi tình huống tốt xấu, kể cả khi họ mắc sai lầm. + Bao dung có gốc rễ từ tình yêu thương con người. Có yêu thương người khác mới có thể rộng lượng với họ. - Giải thích ý tưởng và 1 số từ ngữ quan trọng: + Tại sao lại nhìn trời đất để học về lòng bao dung? Vì bao dung cũng bao la, rộng lớn như trời đất. + Sông trôi, suối chảy là quy luật bất biến của tạo hoá. + Đời người dối trá: đời người ngắn ngủi, TCS khuyên con người nên tha thứ cho những lỗi lầm, dối trá của người khác.Cũng như dòng chảy của sông suối, bao dung là một giá trị bất biến, vĩnh hằng trong đời sống tâm hồn con người. - Vì sao cần phải bao dung trong cuộc sống: + Vì bao dung giúp ta yêu thương người khác nhiều hơn, do đó sẽ được người khác tôn trọng và bù đắp xứng đáng. + Vì bao dung giúp ta sống thanh thản, yên vui, không bị những toan tính, đố kị nhỏ nhen dằn vặt. + Vì bao dung giúp ta dễ dàng tha thứ cho những lỗi lầm của người khác và trân trọng sự ăn năn, hối hận, phục thiện ở họ. - Phải làm gì để có thể sống bao dung? + Bao dung không có nghĩa là dễ dãi. Muốn bao dung, trước hết phải nghiêm khắc tự kiểm điểm bản thân nhưng cũng biết tha thứ cho mình để sống tốt hơn. + Bằng tình cảm chân thật và yêu thương, cảm hoá người khác ngay cả khi họ mắc sai lầm. Chỉ cho họ thấy rõ sai lầm của mình và đề xuất cách khắc phục. - Liên hệ thực tiễn và văn học, kết thúc vấn đề Câu 3a (5.0 điểm): - Giới thiệu vấn đề, nêu hướng lựa chọn cá nhân. - Cách hiểu hợp lý: tổng hợp cả ba ý kiến. - Chứng minh: + Cả 3 cách hiểu trên đều đúng nhưng chỉ nêu được một phần giá trị của bài thơ. + Bài thơ có những hình ảnh tươi đẹp và thơ mộng về xứ Huế (phân tích hình ảnh đặc trưng cho xứ Huế: nắng hàng cau, khu vườn, thuyền trăng ) + Bài thơ có phảng phất hình bóng một cô gái xứ Huế xa xôi và những ước vọng xa vời của nhà thơ (phân tích khuôn mặt chữ điền, cô gái áo trắng, những câu hỏi khắc khoải ) + Nhưng hơn cả vẫn là tiếng nói yêu đời, khát vọng sống khắc khoải của nhà thơ trong những năm cuối đời (lí giải: hoàn cảnh sống, tâm trạng xuyên suốt bài thơ, bao trùm lên cảnh và người xứ Huế là hy vọng, chờ đợi, lo âu, mong chờ hạnh phúc nhưng hạnh phúc cứ xa dần, mờ dần, nhà thơ càng lúc càng rơi vào mộng tưởng , khao khát rồi băn khoăn, hoài nghi Đâu chỉ là hy vọng được về thăm lại xứ Huế mà là hy vọng tình người không đổi thay, hy vọng được gắn bó với cuộc đời dù tuổi đời ngắn ngủi ) - Kết thúc vấn đề. Câu 3b.(5,0 điểm): - Giới thiệu vấn đề. - Nêu được những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: + Bài thơ là nỗi lòng thương nhớ đơn phương của một chàng trai thôn dã, có nhơ nhung, có chờ đợi ,có trách móc, giận hờn và cả hy vọng mong manh được đền đáp. + Kết cấu của bài thơ giống như một câu chuyện, chàng trai kể lể tâm tình, lời thơ khi thủ thỉ chân thành khi da diết, cháy bỏng, ngôn ngữ vừa dân dã, mộc mạc vừa tinh tế, sâu sắc. Đặc biệt, tác giả sử dụng lối nói bóng gió xa xôi rất gần với ca dao, dân ca, những hình ảnh gần gũi quen thuộc: thôn, làng, đình, trầu, cau phù hợp với nếp cảm, nếp nghĩ, tâm lý của người thôn quê. + Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ "quê mùa" của NB nhưng cũng rất mới mẻ, hiện đại, mang tinh thần thơ mới (đi sâu khai thác đời sống nội tâm cá nhân). - Liên hệ, kết thúc vấn đề. III. Mức độ cho điểm: - Từ 7 - 10 điểm: Bài viết đạt được hầu hết các ý cơ bản trên, bố cục hợp lý, diễn đạt mạch lạc, có những sáng tạo độc đáo. - Từ 5-6 điểm: Bài viết chỉ đạt được khoảng một nửa yêu cầu nội dung, có một số lỗi sai về diễn đạt và cách trình bày. - Từ 3-4 điểm: Bài viết chỉ đạt 1/3 yêu cầu trên, có nhiều lỗi sai trong diễn đạt và trình bày. - Từ 1-2 điểm: Chỉ giới thiệu được vấn đề, sai kiến thức, mắc nhiều lỗi sai trong diễn đạt và kỹ năng làm văn. . 3,0 2. Nghị luận văn học: a. Văn học sử b. Văn bản văn học 1,0 0,5 1,0 1,0 2,0 1,5 2,0 5,0 2,0 2,5 3,0 2,5 10,0 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHỐI LẦN 3 - KHỐI 11- MÔN VĂN - NĂM HỌC 2 011- 2012 I. Yêu. 3 Môn Ngữ văn - Năm học 2011 - 2012 Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian giao đề) TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 1 ĐỀ CHÍNH THỨC KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI KHỐI LẦN 3 Chủ để Thể loại Nhận biết Thông. lầm. Chỉ cho họ thấy rõ sai lầm của mình và đề xuất cách khắc phục. - Liên hệ thực tiễn và văn học, kết thúc vấn đề Câu 3a (5.0 điểm): - Giới thi u vấn đề, nêu hướng lựa chọn cá nhân. - Cách hiểu

Ngày đăng: 27/07/2015, 21:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w