1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn ngữ văn 10 năm 2015 trường chuyên LÀO CAI

6 3,2K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 60,5 KB

Nội dung

SỞ GD &ĐT LÀO CAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN KỲ THI CHỌN HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VIII MÔN: NGỮ VĂN 10 THỜI GIAN: 180’ Lào Cai, ngày 05 tháng 3 năm 2015 GV ra đề: Bùi Thị Phương Thúy Câu 1: (8 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về năm quy tắc đơn giản để sống hạnh phúc: 1. Giải phóng trái tim khỏi hận thù 2. Giải phóng đầu óc khỏi âu lo 3. Sống đơn giản 4. Cho đi nhiều hơn 5. Tham vọng ít đi Câu 2: (12 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ; nhưng khi cảm nghĩ về những người thương mến, về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy thương ”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua những bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã học ở chương trình Ngữ văn 10. ĐỀ ĐỀ XUẤT SỞ GD &ĐT LÀO CAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN KỲ THI CHỌN HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VIII MÔN: NGỮ VĂN 10 THỜI GIAN: 180’ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: ( 8 điểm) A) Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. - Kết cấu bài viết chặt chẽ. - Diễn đạt, hành văn trong sáng. B) Yêu cầu về kiến thức Đây là một đề mở, nhằm khơi gợi liên tưởng và suy ngẫm của học sinh về vấn đề. Học sinh có thể tổ chức bài viết linh hoạt, sử dụng nhiều thao tác nghị luận và đặc biệt có thể đưa ra nhiều liên tưởng, suy nghĩ khác nhau miễn là hợp lí. Tuy nhiên, cần hướng tới một số ý cơ bản như sau: 1. Giải thích - Đây là những lời khuyên để con người vươn tới cuộc sống hạnh phúc. Hạnh phúc là điều mà loài người luôn tìm kiếm và coi nhu mục đích sống của chính mình. Mỗi người có quan điểm về hạnh phúc khác nhau như có sức khỏe, tiền tài, danh vọng nhưng cũng có người quan niệm hạnh phúc là đấu tranh, là phấn đấu hi sinh vì một lí tưởng nào đó hay có người lại quan niệm “hạnh phúc là có một việc gì đó để làm, một ai đó để yêu và một điều để hi vọng”. Nhưng đều thống nhất: hạnh phúc là trạng thái thoải mái về tinh thần, tự mình thấy mình đạt được những điều mình mong muốn; hạnh phúc của một ai đó là khi chủ thể thấy sự thanh thản trong tâm hồn, tự hào về chính mình… - Hạnh phúc luôn và mãi là niềm khát khao, là mối quan tâm hàng đầu của con người. Nó là một trong những nền tảng tinh thần để con người xây dựng lí tưởng, mục tiêu và thái độ sống. Tuy nhiên hạnh phúc không trái ngược với khổ đau mà nhiều khi hạnh phúc lại do những trăn trở những khổ đau mà con người trải qua. Đau khổ ở mức độ càng cao, mục đích sống trong sáng, hướng tới cái đẹp thì hạnh phúc khi hoàn thành càng cao, càng lớn. 2. Bình luận : a. Giải phóng trái tim khỏi hận thù. - Hận thù là trạng thái con người sống trong đau khổ, tức giận căm thù kẻ đã mang đến nỗi đau cho mình. - Lòng hận thù sinh ra từ nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần do bản thân người đó gây ra hoặc do người khác gây ra đẫn đến động cơ muốn trả thù. Nếu không “ giải phóng trái tim khỏi lòng hận thù” thì mắt xích khổ đau của loài người không bao giờ chấm dứt. ĐỀ ĐỀ XUẤT - Chỉ có tình thương, sự tha thứ mới có thể chấm dứt hận thù một cách vĩnh viễn và như thế ta mới có hạnh phúc. b. Giải phóng đầu óc khỏi âu lo: Con người luôn sống trong âu lo cũng khó có hạnh phúc vì lúc nào cũng sống trong một gánh nặng về tâm lí, luôn cảm thấy phiền muộn, căng thẳng, lo lắng. Khi người ta sống vui vẻ không âu lo họ sẽ có đời sống tinh thần tốt hơn, luôn sống trong sự hi vọng và tràn đầy tinh thần lạc quan và làm việc hiệu quả hơn. Những người hay âu lo trái ngược luôn lo sợ, buồn phiền dẫn đến đời sống thể xác và tinh thần giảm giá trị. Vậy hãy quên lo âu nhưng không phải quên âu lo là cách sống vô tâm, vô cảm; cách sống chỉ biết hôm nay mà không nghĩ đến ngày mai. c. Sống đơn giản - Sống đơn giản là giản chỉ cần những nhu cầu thiết yếu của đời sống không đời hỏi quá nhu cầu của mình, bằng lòng với những những điều kiện của chính mình. Như vậy cần biết tiết chế nhu cầu của chính mình. Sống đơn giản còn có nghĩa là chú ý đến đời sống tinh thần nhiều hơn, quan tâm đến mọi người, gần gũi với thiên nhiên. Đây là cách sống của các vị hiền triết, rất phù hợp với văn hóa Việt Nam và là xu hướng sống của nhiều người trong xã hội hiện đại. - Sống đơn giản tạo cho con người ta sự bằng lòng, thoải mái không lo âu và nhàn tâm không chịu quá nhiều áp lực. Điều này là một yếu tố quan trọng của hạnh phúc. d. Cho đi nhiều hơn Đó là cách sống biết yêu thương, sẻ chia. Vì đơn giản “hạnh phúc là cho đi đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho đi cũng đồng nghĩa với nhận về, chúng ta nhận về niềm vui và hạnh phúc. e. Tham vọng ít đi - Tham vọng là lòng ham muốn, khát khao lớn nhiều khi vượt quá khả năng của chính mình; muốn nhiều điều tốt đẹp thuộc về mình. Người ta thường tham vọng điều gì đó là danh vọng, địa vị, tiền bạc chứ không phải điều gì tốt đẹp cho số đông cho nhân loại. Kẻ tham vọng luôn không bằng lòng với những gì đã có, hoặc quá tự cao tự đại khi đạt một thành quả nào đó. Kẻ tham vọng luôn tiến về phía trước, không bao giờ nhìn lại sau lưng. Anh ta sẽ dằn vặt khi thấy một người tiến trước mình hơn là vui sướng vì đã bỏ lại hàng nghìn người sau lưng. Và đương nhiên những người tham vọng lớn họ không thể có một cuộc sống hạnh phúc vì luôn phải sống trong sự đấu tranh để vươn lên nhiều khi làm cho kẻ đó kiệt sức. - Tuy nhiên không nên sống không có tham vọng vì nó là động lực giúp con người tiến tới những giá trị khẳng định bản thân. Chỉ có điều chúng ta hãy sống “ khát vọng niều hơn và tham vọng ít đi”. 3. Bài học nhận thức và hành động: Thí sinh tự rút ra bài học. *Cách chấm điểm: - Điểm 7-8: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận thuyết phục. - Điểm 5-6: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 3-4: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 1-2: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề hoặc không biết cách lập luận, mắc lỗi nhiều về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài. Câu 2: ( 12 điểm) A. Yêu cầu: I. Về kiến thức: Học sinh cần đảm bảo hệ thống các ý sau đây: 1. Giải thích nhận định: - Chủ thể trữ tình (tác giả ca dao) là người bình dân, nhân dân lao động, sống trong cuộc đời trăm đắng, ngàn cay nhưng đằm thắm ân nghĩa bên gốc đa, giếng nước, sân đình Và tác phẩm của họ cũng được sinh ra từ cuộc đời ấy. Nó phản ánh cuộc đời, tâm tình của người bình dân. - Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ. Họ cất lên những tiếng nói than thở về những nỗi bất hạnh của mình: than về phận khó, về nỗi cơ cực, về lỡ duyên, - Chủ thể trữ tình khi cảm nghĩ về những người thương mến về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy thương Họ cất lên câu hát yêu thương, tình nghĩa chứa chan tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình, quê hương đất nước > Nhận định đã khái quát được hai nội dung chủ yếu của ca dao trữ tình: Nỗi xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương, thủy chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ. 2. Phân tích, chứng minh nhận định: a. Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ (Những bài ca dao than thân). - Họ thường là những người phụ nữ sống trong xã hội cũ: + Ý thức được vẻ đẹp riêng, giá trị của mình (“tấm lụa đào”: vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, xuân sắc, quý giá , “củ ấu gai” - “ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”: vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn). + Xót xa cho thân phận nhỏ bé, đắng cay, tội nghiệp (Thân em ) nhưng nỗi đau khổ của từng người lại mang những nét riêng (“tấm lụa đào”: đẹp nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, không tự quyết định được số phận của mình; “củ ấu gai”: có phẩm chất tốt đẹp bên trong nhưng không được ai biết đến, vẻ đẹp ấy bị che phủ bởi cái bề ngoài xấu xí, đen đủi ) - Họ có thể là những chàng trai, cô gái lỡ duyên, hoặc bị ép duyên mà tình yêu dang dở. Vì thế, tiếng thơ như lời trách móc, oán giận, đầy xót xa, cay đắng (Trèo lên cây khế nửa ngày/Ai làm chua xót lòng này khế ơi! ) b. Nhưng khi cảm nghĩ về những người thương mến, về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy thương (Những bài ca dao yêu thương, tình nghĩa) - Đó là nỗi nhớ người yêu của cô gái được gửi vào hình ảnh: khăn, đèn, mắt Hỏi khăn, đèn, mắt cũng là hỏi lòng mình. Cô gái ra ngẩn vào ngơ, bồn chồn, thao thức với bao vấn vương, lo âu, phấp phỏng cho hạnh phúc lứa đôi (Khăn thương nhớ ai ) - Có khi, người con gái mượn chiếc cầu dải yếm để nói lên mơ ước mãnh liệt của mình trong tình yêu. Một lời tỏ tình kín đáo, ý nhị, duyên dáng mà rất táo bạo. (Ước gì sông rộng một gang ) - Họ mượn hình ảnh muối, gừng để diễn tả sự gắn bó sâu nặng của con người. Độ mặn của muối, độ cay của gừng còn có hạn nhưng tình cảm con người mãi son sắt, thủy chung. (Muối ba năm muối đang còn mặn ) 3. Đánh giá, mở rộng: - Những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa: trong cuộc sống còn nhiều vất vả, cơ cực, đắng cay, họ vẫn sống ân nghĩa, đằm thắm tình người, vẫn luôn khát khao tình yêu, hạnh phúc. - Người bình dân đã lựa chọn những hình thức nghệ thuật riêng, đậm màu sắc trữ tình dân gian: thể thơ lục bát, song thất lục bát; hình thức đối đáp; công thức mở đầu “Thân em ”, “Trèo lên ”; hình ảnh biểu tượng, cách so sánh, ẩn dụ II. Về kỹ năng: - Kĩ năng phân tích đề, lập ý thông minh, tinh tế, thể hiện ở hệ thống luận điểm, luận cứ đầy đủ, sắp xếp khoa học, lôgic. - Biết cách tổ chức và viết thành thạo một bài văn nghị luận văn học. - Viết câu, dựng đoạn tốt, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả. III. Biểu điểm: - Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục… - Điểm 7-9: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 4-6: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, hoặc phân tích tác phẩm đơn thuần. Còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 1-3: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề, chủ yếu diễn xuôi văn bản. Diễn đạt và kĩ năng viết văn nghị luận yếu. - Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài. . tình nghĩa đã học ở chương trình Ngữ văn 10. ĐỀ ĐỀ XUẤT SỞ GD &ĐT LÀO CAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN KỲ THI CHỌN HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VIII MÔN: NGỮ VĂN 10 THỜI GIAN:. SỞ GD &ĐT LÀO CAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN KỲ THI CHỌN HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VIII MÔN: NGỮ VĂN 10 THỜI GIAN: 180’ Lào Cai, ngày 05 tháng 3 năm 2015 GV ra đề: Bùi Thị. “ khát vọng niều hơn và tham vọng ít đi”. 3. Bài học nhận thức và hành động: Thí sinh tự rút ra bài học. *Cách chấm điểm: - Điểm 7-8: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận

Ngày đăng: 26/07/2015, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w