1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi ngữ văn lớp 9 vào 10 tham khảo sưu tầm bồi dưỡng ôn thi (35)

5 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 40,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN CÀ MAU NĂM HỌC 2014-2015 Môn thi : Ngữ văn Ngày thi : 24 - 6 - 2014 Thời gian : 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu những suy nghĩ và cảm nhận của em về quê hương. Câu 2. (3,0 điểm) Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau đây: Biểu giá cho tình mẹ Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc: - Cắt cỏ trong vườn: 5 ngàn - Dọn dẹp phòng của con: 2 ngàn - Đi chợ cùng với mẹ: 1 ngàn - Trông em giúp mẹ: 1 ngàn - Đổ rác: 1 ngàn - Kết quả học tập tốt: 5 ngàn - Quét dọn sân: 2 ngàn - Mẹ nợ con tổng cộng: 17 ngàn Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết: - Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí. - Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, lo lắng mỗi khi con ốm đau: Miễn phí. - Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí. - Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí. Và giá trị hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ. Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “Mẹ sẽ được nhận lại trọn vẹn”. (Trích Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, năm 2008) Câu 3. (5,0 điểm) Hình ảnh ánh trăng trong hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Ánh trăng của Nguyễn Duy. ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN CÀ MAU NĂM HỌC 2014-2015 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang) A . Hướng dẫn chung Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. B .Hướng dẫn chấm cụ thể Câu 1. (2,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh có kĩ năng viết đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp; - Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng suy nghĩ và cảm nhận cần chân thành, nghiêm túc. Câu 2. (3, 0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng. - Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản; - Viết bài văn nghị luận xã hội có bố cục 3 phần, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể trình bày theo cách hiểu của mình, miễn đáp ứng được một số ý chính sau đây: - Nêu được ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm mẹ con thiêng liêng cao quý. - Suy nghĩ về vấn đề mà câu chuyện đặt ra: Bài học về cho và nhận trong cuộc sống. - Thái độ sống của bản thân. 3. Cách cho điểm - Điểm 3: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện, bày tỏ được suy nghĩ bản thân về vấn đề mà câu chuyện đặt ra. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ; văn viết có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn mắc một vài sai sót không đáng kể về chính tả, dùng từ. - Điểm 2: Cơ bản hiểu được ý nghĩa câu chuyện, bày tỏ được suy nghĩ bản thân về vấn đề mà câu chuyện đặt ra. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối trôi chảy, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 1: Hiểu được một phần ý nghĩa câu chuyện, phần bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề câu chuyện đặt ra còn sơ sài. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng. Câu 3. (5,0 điểm) 1.Yêu cầu về kĩ năng - Biết làm một bài văn nghị luận văn học kiểu phân tích, so sánh; - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiều biết về Chính Hữu, Nguyễn Duy và hai bài thơ Đồng chí , Ánh trăng, học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm sáng tỏ được vấn đề. Có thể giải quyết những nội dung sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. - Điểm giống nhau + Hình ảnh trăng trong Đồng chí và Ánh trăng là những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng; là bạn bè thân thiết của con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống hàng ngày. + Hình ảnh ánh trăng trong hai bài thơ dù được viết ở hai thời kì khác nhau nhưng đều là những hình tượng đẹp để lại những cảm xúc dạt dào, sâu lắng. - Điểm khác nhau + Ánh trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí, là hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn, là vẻ đẹp tâm hồn người lính. + Ánh trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy trong quá khứ, hiện tại. Quá khứ trăng là bạn bè, tri kỉ; hiện tại như là người dưng, gợi nhắc con người về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa. 3. Cách cho điểm - Điểm 4-5: Phân tích, so sánh được nét giống nhau và khác nhau của hình ảnh ánh trăng trong hai bài thơ. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ; văn viết có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn mắc một vài sai sót không đáng kể về chính tả, dùng từ. - Điểm 2-3: Cơ bản phân tích, so sánh được nét giống nhau và khác nhau của hình ảnh ánh trăng trong hai bài thơ. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối trôi chảy, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 2: Phân tích, so sánh được một phần những nét giống nhau và khác nhau của hình ảnh ánh trăng trong hai bài thơ. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 1: Chưa hiểu đề, sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi về diễn đạt. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. HẾT . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN CÀ MAU NĂM HỌC 2014-2015 Môn thi : Ngữ văn Ngày thi : 24 - 6 - 2014 Thời gian : 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy. trăng của Nguyễn Duy. ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN CÀ MAU NĂM HỌC 2014-2015 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang) A. dẫn chung Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động,

Ngày đăng: 25/07/2015, 21:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w