CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008 - 2011) NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: QTMMT - LT 36 Hình thức thi: Viết Thời gian: 150 Phút (không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm) Câu 1: (2 điểm): Trình bày khái niệm về biến bộ nhớ và lệnh gán trong ngôn ngữ lập trình. Giả sử cho bộ nhớ trong có hai vùng nhớ có địa chỉ hình thức là A và B. Nội dung đang chứa (dạng nhị phân) tại 2 vùng nhớ như sau: A B 01 10 Hãy minh họa bằng hình vẽ (bộ nhớ trong và CPU) khi thực hiện lệnh gán sau: A=A+B Câu 2: (3 điểm): Thế nào là định tuyến (Routing) và chuyển mạch (switching )? Hãy so sánh sự giống và khác nhau của 2 khái niệm trên. Câu 3: (2 điểm): Hãy nêu định nghĩa kiến trúc máy tính II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm) Phần này do các trường ra đề thi tự chọn nội dung để đưa vào đề, với thời gian làm bài 50 phút và số điểm của phần tự chọn được tính 3 điểm. ,ngày tháng năm Chú ý: Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TN TIỂU BAN RA ĐỀ THI Trang:1/ 6 Trang:2/ 6 DANH SÁCH CHUYÊN GIA NGHỀ QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH STT HỌ VÀ TÊN GHI CHÚ ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC KÝ TÊN 1. Nguyễn Văn Hưng Chuyên gia trưởng Trường CĐN Đà Nẵng 2. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh Chuyên gia Trường CĐ Công nghiệp Nam Định 3. Thái Quốc Thắng Chuyên gia Trường CĐN Đồng Nai 4. Văn Duy Minh Chuyên gia Trường CĐ Cộng Động Hà Nội 5. Bùi Văn Tâm Chuyên gia Trường CĐN GTVT TW2 6. Nguyễn Anh Tuấn Chuyên gia Trường CĐN Việt Nam Singapor 7. Trần Quang Sang Chuyên gia Trường CĐN TNDT Tây Nguyên Trang:3/ 6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2(2008 - 2011) NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề số: QTMMT_LT36 Câ u Nội dung Điểm I. Phần bắt buộc 1 Khái niệm về biến bộ nhớ và lệnh gán trong ngôn ngữ lập trình + Khái niệm biến bộ nhớ: Là một vùng nhớ ở bộ nhớ trong, tên biến là địa chỉ hình thức của vùng nhớ đó. Giá trị của biến là nội dung đang chứa tại vùng nhớ đó, nội dung của vùng nhớ sẽ bị xóa mất khi có nội dung mới gởi vào. + Lệnh gán: Trong mọi ngôn ngữ lập trình đều có lệnh gán, lệnh gán dùng để gửi một giá trị cụ thể vào một vùng nhớ xác định ở bộ nhớ trong. Lệnh gán thường có dạng: vế bên trái là biến bộ nhớ, vế bên phải à một biểu thức được nối với nhau bởi dấu =. Tác động của lệnh: biểu thức ở vế bên phải sẽ được tính giá trị và giá trị đó được gán cho biến ở vế bên trái. 0,5 điểm 0,5 điểm Minh họa bằng hình vẽ khi thực hiện lệnh gán A=A+B như sau: 0,5 điểm 0,5 điểm Trang:4/ 6 Khi thực hiện tính giá trị biểu thức CPU 01 + 10 = 11 A B 01 10 CPU 01 + 10 = 11 Kết quả của bộ nhớ sau khi thực hiện lệnh A B 11 10 2 Thế nào là định tuyến ( Routing ) và chuyển mạch (switching )? - Định tuyến ( Routing ) : là quá trình tìm kiếm con đường đi ngắn nhất từ thiết bị này đến thiết bị kia; - Chuyển mạch (Switching): là quá trình di chuyển gói tin đi ra cổng giao tiếp (interface ). 1,0 điểm So sánh định tuyến ( Routing ) và chuyển mạch (switching )? - Giống: + Đều là quá trình tìm kiếm đường đi cho gói tin; + Đều diễn ra đồng hành trong quá trình chuyển gói tin từ nguồn tới đích. - Khác: + Switching diễn ra ở tầng 2 trong mô hình OSI; + Routing diễn ra ở tầng 3 trong mô hình OSI; + Sử dụng thông tin khác nhau trong xử lý truyền số liệu từ nguồn tới đích; + Hoạt động của Switching mang tính cục bộ; + Các mạng chuyển mạch không chặn được các broadcast; + Thiết bị định tuyến ( Router ) do định tuyến được nên cung cấp một mức an toàn và điều khiển băng thông cao hơn so với các thiết bị chuyển mạch ( Switch). 2,0 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 3 Hãy nêu định nghĩa kiến trúc máy tính? Kiến trúc máy tính bao gồm ba phần: Kiến trúc phần mềm, tổ chức của máy tính và lắp đặt phần cứng. • Kiến trúc phần mềm của máy tính chủ yếu là kiến trúc phần mềm của bộ xử lý, bao gồm: tập lệnh, dạng các lệnh và các kiểu định vị. + Trong đó, tập lệnh là tập hợp các lệnh mã máy (mã nhị phân) hoàn chỉnh có thể hiểu và được xử lý bới bộ xử lý trung tâm, thông thường các lệnh trong tập lệnh được trình bày dưới dạng hợp ngữ. Mỗi lệnh chứa thông tin yêu cầu bộ xử lý thực hiện, bao gồm: mã tác vụ, địa chỉ toán hạng nguồn, địa chỉ toán 2,0 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm Trang:5/ 6 hạng kết quả, lệnh kế tiếp (thông thường thì thông tin này ẩn). + Kiểu định vị chỉ ra cách thức thâm nhập toán hạng.Kiến trúc phần mềm là phần mà các lập trình viên hệ thống phải nắm vững để việc lập trình hiểu quả, ít sai sót. • Phần tổ chức của máy tính liên quan đến cấu trúc bên trong của bộ xử lý, cấu trúc các bus, các cấp bộ nhớ và các mặt kỹ thuật khác của máy tính. • Lắp đặt phần cứng của máy tính ám chỉ việc lắp ráp một máy tính dùng các linh kiện điện tử và các bộ phận phần cứng cần thiết 0.5 điểm 0,25 điểm 0.25 điểm Cộng (I) 7 điểm II. Phần tự chọn, do trường biên soạn 1 2 … Cộng (II) 3 điểm Tổng cộng (I+II) 10 điểm ……., ngày… tháng,… năm…… ………………………… Hết……………………… Trang:6/ 6 . – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008 - 2011) NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: QTMMT - LT 36 Hình thức thi: Viết Thời gian:. Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2(2008 - 2011) NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề số: QTMMT_LT36 Câ u Nội dung Điểm I. Phần bắt buộc 1 Khái. tính? Kiến trúc máy tính bao gồm ba phần: Kiến trúc phần mềm, tổ chức của máy tính và lắp đặt phần cứng. • Kiến trúc phần mềm của máy tính chủ yếu là kiến trúc phần mềm của bộ xử lý, bao gồm: tập