1 - 1 - SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ THI THỬ- K Ỳ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài:180 phút Câu I (2,0 điểm) 1. Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào? 2. Phân tích nguyên nhân, hậu quả của dân đông, gia tăng dân số nhanh ở Việt Nam. Câu II (3,0 điểm) 1. Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành khai thác hải sản. Tại sao cần phải chú trọng phát triển đánh bắt xa bờ? 2. Trình bày việc khai thác thế mạnh thủy điện ở Trung du, miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Câu III (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta. 2. Các đảo và quần đảo trong vùng biển nước ta có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và an ninh, quốc phòng ? Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA ( Đơn vị: nghìn tỉ đồng) Năm Thành phần kinh tế 1990 1995 2000 2010 Khu vực Nhà nước 13,3 92,0 170,2 722,0 Khu vực ngoài Nhà nước 27,1 122,5 212,9 1054,0 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1,5 14,4 58,6 381,7 Tổng số 41,9 228,9 441,7 2157,7 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1990- 2010. 2. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch đó. ……….HẾT………. Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam ( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) trong khi làm bài. 1 - 1 - Sở GD-ĐT Quảng Trị ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM THPT Chuyên Lê Qúy Đôn ĐỀ THI THỬ- KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: ĐỊA LÍ Câu Ý Nội dung Điểm I (2,0đ) 1 Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào? 1,00 - Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ dương xâm nhập trực tiếp vào nước ta vào đầu mùa hạ, di chuyển theo hướng tây nam, đặc điểm nóng ẩm. Tác động: - Gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. - Gây hiện tượng phơn khô, nóng cho vùng đồng bằng ven biển miền Trung và phần nam của khu vực Tây Bắc. - Làm cho mùa mưa của duyên hải Trung Bộ đến muộn hơn. 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Phân tích nguyên nhân, hậu quả của dân đông, gia tăng dân số nhanh ở Việt Nam. 1,00 a) Nguyên nhân: - Do quan niệm lạc hậu của người dân, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình trước đây chưa thực hiện tốt - Chất lượng cuộc sống được cải thiện, dịch vụ y tế phát triển dẫn đến tỉ lệ tử giảm nhanh trong khi tỉ lệ sinh giảm chậm; kết cấu dân số trẻ. b) Hậu quả: - Tạo sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, sử dụng tài nguyên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống 0,25 0,25 0,5 II (3,0đ) 1 Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành khai thác thủy sản. Tại sao cần phải chú trọng phát triển đánh bắt xa bờ? 1,50 a) Chứng minh…: - Bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn - Vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú( 2000 loài cá, 100 loài tôm… và nhiều loại đặc sản) - Tổng trữ lượng hải sản lớn… - Có nhiều ngư trường với 4 ngư trường trọng điểm (kể tên) b) Tại sao cần phải chú trọng phát triển đánh bắt xa bờ? - Nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế- xã hội( tăng sản lư ợng, giá trị thủy sản v à gi ải quyết việc l àm…) , b ảo vệ t ài 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1 - 2 - nguyên sinh vật ven bờ. - Khẳng định chủ quyền và góp phần bảo vệ biển- đảo của nước ta. 0,25 2 Trình bày việc khai thác thế mạnh thủy điện ở Trung du, mi ền núi Bắc Bộ v à Tây Nguyên . 1,50 a) Trung du và miền núi Bắc Bộ: - Trữ năng thủy điện khá lớn( hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện cả nước…) - Nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà…) - Phát triển thủy điện đã tạo động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản, cần chú ý đến môi trường. b) Tây Nguyên: - Trữ năng thủy điện tập trung trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai… - Nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng: Đa Nhim, Yaly, Xê Xan, Đồng Nai… - Các công trình thủy điện đã tạo thuận lợi để phát triển công nghiệp, trong đó có khai thác và chế biến booxit, góp phần vào thủy lợi, du lịch và nuôi trồng thủy sản. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 III (2,0đ) 1. Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta. 1,0 - Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, Côn Sơn, Thổ Chu, Nam Du… - Đảo Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Qúy, Phú Quốc… 0,5 0,5 2. Ý nghĩa kinh tế- xã hội, quốc phòng của các đảo và quần đảo nước ta. 1,0 - Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. - Là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác có hiệu quả nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. - Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. 0,25 0,25 0,5 IV (3,0đ) 1. Vẽ biểu đồ 2,0 1 - 3 - a)Xử lí số liệu. - Tính cơ cấu: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1990- 2010 ( Đơn vị:% ) Năm Thành phần kinh tế 1990 1995 2000 2010 Khu vực Nhà nước 31,7 40,2 38,5 33,5 Khu v ực ngo ài Nhà nư ớc 64,7 53,5 48,2 48,8 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3,6 6,3 13,3 17,7 0,5 b) Vẽ biểu đồ. Yêu cầu: - Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền - Chính xác về số liệu, khoảng cách năm - Có tên và chú giải 1,5 2. Nhận xét và giải thích 1,0 a)Nhận xét: Giai đoạn 1990-2010, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi : - Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm (tăng ở giai đoạn đầu, sau đó giảm tương đối nhanh) - Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước giảm (từ năm 2000 đến 2010 tăng không đáng kể).Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh 0,25 0,25 b) Giải thích: - Do đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới - Do chính sách mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới 0,25 0,25 Câu I + II + III + IV =10,0điểm ……… HẾT………… . 1 - 1 - SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ THI THỬ- K Ỳ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài:180 phút Câu I (2,0 điểm) 1 trong khi làm bài. 1 - 1 - Sở GD-ĐT Quảng Trị ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM THPT Chuyên Lê Qúy Đôn ĐỀ THI THỬ- KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: ĐỊA LÍ Câu Ý Nội dung Điểm I (2,0đ) 1. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, Côn Sơn, Thổ Chu, Nam Du… - Đảo Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Qúy, Phú Quốc 0,5 0,5 2. Ý nghĩa kinh tế- xã hội, quốc phòng của các