1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC ĐẠI HỌC HOA SEN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2013

11 331 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 598,3 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC MSMH Tên môn học Số tín chỉ QT109DV02 Pháp luật đại cương 03 <Genaral Law> Sử dụng kể từ học kỳ: 01 năm học 2013-2014 theo quyết định số ……ngày ….…. A. Quy cách môn học: Số tiết Số tiết phòng học Tổng số tiết Lý thuyết Bài tập Thực hành Đi thực tế Tự học Phòng lý thuyết Phòng thực hành Đi thực tế (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 45 45 00 00 00 90 39 00 6 (1) = (2) + (3) + (4) + (5) = (7) + (8) + (9) B. Liên hệ với môn học khác và điều kiện học môn học: Liên hệ Mã số môn học Tên môn học Môn tiên quyết: Không có môn tiên quyết C. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học giới thiệu kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật. Sinh viên hiểu được cơ cấu bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đó hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật. Ngoài phần lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, sinh viên được tiếp cận với các luật chuyên ngành như: Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Dân sự, Luật Tố tụng Dân sự, Luật Hiến pháp (Luật Nhà nước), Luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình. D. Mục tiêu của môn học: Stt Mục tiêu của môn học 1 Giới thiệu cơ cấu bộ máy Nhà nước và chức năng của từng cơ quan 2 Trình bày kiến thức lý luận chung về pháp luật như: Hình thức pháp luật, hiệu lực pháp luật, quan hệ pháp luật, vi phạm pháp luật 3 Trình bày những quy định pháp luật chuyên ngành 4 Phân tích một hành vi có vi phạm pháp luật hay không 5 Giới thiệu nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng E. Kết quả đạt được sau khi học môn học: Stt Kết quả đạt được 1 Biết chức năng của từng cơ quan nhà nước để liên hệ công việc khi cần thiết. 2 Biết cách vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống có liên quan đến pháp luật trong đời sống. 3 Hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật 4 Hình thành thói quen phòng, chống tham nhũng F. Phương thức tiến hành môn học: Loại hình phòng Số tiết 1 Phòng lý thuyết 39 2 Đi thực tế, thực địa 6 Tổng cộng 45 Yêu cầu:  Ngôn ngữ sử dụng giảng dạy, học tập: tiếng Việt  Các yêu cầu đối với sinh viên khi tham gia môn học: Sinh viên được yêu cầu nghiên cứu trước tài liệu ở nhà để hiểu rõ bài giảng trên lớp. Sinh viên vừa chuẩn bị ở nhà, vừa làm bài tập trên lớp.  Cách tổ chức giảng dạy môn học: STT Cách tổ chức giảng dạy Mô tả ngắn gọn Số tiết Sĩ số SV tối đa 1 Giảng trên lớp (lecture) 1. Giảng viên giảng những vấn đề mang tính lý thuyết. Những vấn đề liên quan đến thực tiễn thì giảng viên sẽ đặt câu hỏi cho sinh viên thảo luận, đưa ý kiến. 2. Trước khi đến lớp, sinh viên đọc trước tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm tài liệu từ báo chí hay các nguồn khác về vấn đề liên quan. 3. Trong quá trình giảng, nếu sinh viên có những thắc mắc, hay không hiểu bài, thì hỏi ngay giảng viên, hoặc nếu sinh viên có những vấn đề cần trao đổi thì có thể đưa ra thảo luận cùng giảng viên và bạn học. 24 60 2 Chia nhóm (group work) thảo luận/bài tập/thực hành 1. Sinh viên chia nhóm để thảo luận một số câu hỏi cho trước. Sau đó nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận cho cả lớp. 2. Sau buổi học, sinh viên làm bài tập đã cho trong giờ giảng hoặc trong sách. 15 10 3 Đi thực tế, thực địa 6 G. Tài liệu học tập: 1. Tài liệu bắt buộc Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông - 2012 2. Tài liệu không bắt buộc 1. Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật - 2012 2. Đại học Kinh tế Quốc dân- Giáo trình Pháp luật Đại cương - Nhà xuất bản Lao động -Xã hội - 2011 3. Giáo trình Luật Đại cương, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, NXB ĐH QG, 2011 4. Đại học Luật Hà Nội - Lý luận Nhà nước và Pháp luật - Nhà xuất bản Tư pháp - 2011 5. Các văn bản pháp luật được trình bày trong môn học: Hiến Pháp 1992, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự; Luật Phòng, chống tham nhũng… 6. Báo chí, các trang web phổ thông và chuyên ngành về pháp luật để thu thập thông tin và tình huống (Ví dụ: Sài gòn giải phóng, Tuổi trẻ, Thanh niên, Pháp luật, Chính phủ v.v…) 7. Các website : Vietnam.gov.vn; luatvietnam.com.vn 3. Đánh giá kết quả học tập môn học: Kết quả học tập môn Pháp luật đại cương được đánh giá trên 4 loại hình: 1.1. Làm bài tập nhóm Sinh viên được chia thành từng nhóm, mỗi nhóm 10 người. Mỗi nhóm sẽ được giao nghiên cứu một đề tài lớn (nghiên cứu các vấn đề pháp luật bằng cách làm bài tập chuyên đề, làm phim về các tình huống pháp luật; mô phỏng phiên tòa). Các nhóm sẽ bốc thăm nhận đề tài và triển khai từ tuần thứ 2, nộp bài vào tuần thứ 10. Điểm làm việc nhóm chiếm tỷ trọng 20%. Các thành viên nhận cùng số điểm là điểm của nhóm. Nếu trễ hạn nộp bài báo cáo 1 tuần, nhóm sẽ bị trừ 1 điểm. Nếu trễ hơn giảng viên sẽ không tính điểm cho phần làm việc nhóm này. Trong quá trình làm việc, nếu thành viên nào không tham gia thì nhóm báo cho giảng viên để không tính điểm cho thành viên đó. 1.2. Kiểm tra thực hành Sinh viên được chia thành nhóm gồm 20 người để làm một bài thực hành pháp luật. Kỳ kiểm tra sẽ diễn ra trong ngày chủ nhật nhằm đánh giá kỹ năng cùng phối hợp giải quyết các tình huống pháp luật của sinh viên. Địa điểm là nơi sinh viên đi thực tế. Giáo viên điều phối môn học sẽ tiến hành việc này. Điểm kiểm tra thực hành chiếm tỷ trọng 20%. 1.3. Bài kiểm tra ngắn Mỗi sinh viên sẽ làm một bài kiểm tra riêng, tại lớp, hình thức trắc nghiệm hay bài tập tình huống. Thời gian 30 phút, được sử dụng tài liệu. Điểm kiểm tra trong lớp chiếm tỷ trọng 10%. 1.4. Thi cuối học kỳ Thi cuối học kỳ tiến hành trong 60 phút. Đề thi viết tập trung, tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan. Kỳ thi này kiểm tra kiến thức lý thuyết và thực hành của môn học. Sinh viên được sử dụng tài liệu. Điểm thi cuối kỳ chiếm tỷ trọng 50%. 2. Tóm tắt cách đánh giá kết quả học tập * Đối với học kỳ chính: Thành phần Thời lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá Trọng số Thời điểm Kiểm tra lần 1 Làm bài tập lớn, SV chia nhóm 10 người, nộp báo cáo hay thuyết trình. Chấm điểm theo nhóm 20% Tuần 3 đến tuần 12 Kiểm tra lần 2 30 phút Kiểm tra trong lớp 10% Tuần 3 đến tuần 12 Thực tế 6 tiết Thực hành pháp luật tại địa điểm đi thực tế 20% Tuần 3 đến tuần 12 Thi cuối học kỳ 60 phút Thi viết tập trung, tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan. Được sử dụng tài liệu 50% Theo lịch PĐT Tổng 100% * Đối với học kỳ phụ: Thành phần Thời lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá Trọng số Thời điểm Kiểm tra lần 1 Làm bài tập lớn, SV chia nhóm 10 người, nộp báo cáo. Chấm điểm theo nhóm 20% Tuần 2 đến tuần 7 Kiểm tra lần 2 30phút Kiểm tra trong lớp 10% Tuần 2 đến tuần 7 Thực tế 6 tiết Thực hành pháp luật tại địa điểm đi thực tế 20% Tuần 2 đến tuần 7 Thi cuối học kỳ 60 phút Thi viết tập trung, tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan. Được sử dụng tài liệu 50% Theo lịch PĐT Tổng 100% Tính chính trực trong học thuật (academic integrity) Chính trực là một giá trị cốt lõi và mang tính quyết định cho chất lượng đào tạo của một trường đại học. Vì vậy, đảm bảo sự chính trực trong giảng dạy, học tập, và nghiên cứu luôn được chú trọng tại Đại học Hoa Sen. Cụ thể, sinh viên cần thực hiện những điều sau: 1. Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm tra cá nhân nhằm đánh giá khả năng của từng sinh viên. Sinh viên phải tự mình thực hiện những bài tập này; không được nhờ sự giúp đỡ của ai khác. Sinh viên cũng không được phép giúp đỡ bạn khác trong lớp nếu không được sự đồng ý của giảng viên. Đối với bài kiểm tra (cả tại lớp và tự làm ở nhà), sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào. 2. Không đạo văn: Đạo văn (plagiarism) là việc sử dụng ý, câu văn, hoặc bài viết của người khác trong bài viết của mình mà không có trích dẫn phù hợp. Sinh viên sẽ bị xem là đạo văn nếu: i. Sao chép nguyên văn một câu hay một đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép và không có trích dẫn phù hợp. ii. Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác. iii. Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) ý tưởng, đoạn văn của người khác mà không có trích dẫn phù hợp. iv. Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng toàn bộ hoặc phần nội dung chủ yếu của một đề tài, báo cáo, bài kiểm tra do chính mình viết để nộp cho hai (hay nhiều) lớp khác nhau. 3. Có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Các hoạt động nhóm, bài tập nhóm, hay báo cáo nhóm vẫn phải thể hiện sự đóng góp của cá nhân ở những vai trò khác nhau. Báo cáo cuối kỳ của sinh viên nên có phần ghi nhận những đóng góp cá nhân này. Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời điểm nào (kể cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc môn học) đều sẽ dẫn đến điểm 0 đối với phần kiểm tra tương ứng, hoặc điểm 0 cho toàn bộ môn học tùy vào mức độ. (tham khảo Chính sách Phòng tránh Đạo văn tại: http://thuvien.hoasen.edu.vn/chinh-sach-phong-tranh-dao-van). Để nêu cao và giữ vững tính chính trực, nhà trường cũng khuyến khích sinh viên báo cáo cho giảng viên và Trưởng Khoa những trường hợp gian lận mà mình biết được. 4. Phân công giảng dạy: Thành phần ban giảng huấn môn học: STT Họ và tên Email, Điện thoại, Phòng làm việc Lịch tiếp SV Vị trí giảng dạy 1 ThS. Nguyễn Hữu Bình binh.nguyenhuu@hoasen.edu.vn Giảng viên điều phối 5. Kế hoạch giảng dạy:  Đối với học kỳ chính: Tuần/Buổi Tựa đề bài giảng Tài liệu tham khảo Nhiệm vụ sinh viên 1/1 Chương1: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước Bài 1: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC -Khái niệm nhà nước -Đặc trưng của Nhà nước -Hình thức nhà nước - Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông - 2012 Chương I -Thuyết trình các đặc trưng của nhà nước; -Xác định hình thức của các nhà nước trên thế giới và nhà nước CHXHCNVN -Bài tập về nhà: Tìm hiểu bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/2 Bài 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCN VN -Khái niệm Bộ máy nhà nước -Bộ máy Nhà nước CHXHCN VN  Cơ quan quyền lực  Cơ quan hành pháp  Cơ quan tư pháp - Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông - 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật - -Trình bày được quyền và nghĩa vụ của các cơ quan trong Bộ máy nhà nước; -Vẽ được sơ đồ Bộ máy nhà nước VN -Xác định cơ quan có quyền lực cao nhất -Bài tập về nhà: Chuẩn bị kế hoạch Mô phỏng phiên họp Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh, tp trực thuộc trung ương -Đăng ký đồ án pháp luật cá nhân hay nhóm 3/3 Bài 3: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( tt ) Mô phỏng phiên họp Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh, tp trực thuộc trung ương. -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật - Chương XII -Trong vai trò là đại biểu Quốc hội hoặc Đại biểu hội đồng nhân dân đặt câu hỏi để chất vấn các thành viên của Chính phủ hay Ủy ban nhân dân các cấp -Ghi chép biên bản cuộc họp và nhận xét -Bài tập về nhà: Tìm hiểu các vấn đề về pháp luật 4/4 Chương 2 : Những vấn đề cơ bản về Pháp luật Bài 1: NGUỒN GỐC, ĐẶC TRƯNG và HÌNH THỨC CỦA PHÁP LUẬT -Nguồn gốc Pháp luật -Đặc trưng của Pháp luật -Hình thức Pháp luật -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông - 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật - Chương II-IV -Thuyết trình , thảo luận các đặc trưng của pháp luật; phân tích được vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội. -Xác định hình thức pháp luật của nhà nước ta -Làm bài tập -Bài tập về nhà : Chuẩn bị bài thuyết trình Bài giảng " Pháp luật Đại cương " do giảng viên biên soạn 5/5 Bài 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬTVĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT -Khái niệm Hệ thống pháp luật -Các loại Văn bản quy phạm pháp luật  Văn bản luật  Văn bản dưới luật Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật - Chương XVII- XVI-XV -Thuyết trình, thảo luận và làm bài tập tại lớp -Phân biệt hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật -Vẽ được sơ đồ hệ thống pháp luật -Bài tập về nhà: Tìm hiểu các điều ước quốc tế mà VN tham gia ký kết. 6/6 Bài 3: QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VIỆC VẬN DỤNG QPPL -Khái niệm quy phạm pháp luật -Các thành phần của quy phạm pháp luật -Vận dụng các quy phạm pháp luật trong thực tế -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật - Chương XII -Thảo luận các vấn đề lý thuyết - Làm bài tập vận dụng QPPL vào các trường hợp cụ thể - Làm bài tập trắc nghiệm ngắn đầu hoặc cuối giờ 7/7 Bài 4: QUAN HỆ PHÁP LUẬT -Khái niệm Quan hệ Pháp luật -Đặc điểm của Quan hệ Pháp luật -Thành phần Quan hệ Pháp luật -Sự kiện pháp lý -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật - Chương XII -Biết phân biệt quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật -Làm bài tập giải quyết hậu quả về trường hợp người thiếu hoặc hạn chế năng lực chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. -Bài tập tình huống 8/8 Đi thực tế -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật -Các tình huống thực tế do giảng viên biên soạn. 9/9 Bài 5: VI PHẠM PHÁP LUẬT và TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ -Vi phạm pháp luật -Trách nhiệm pháp lý -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật - Chương XXI Bộ luật Hình sự -Thảo luận , bài tập tình huống trong tài liệu -Biết cách xác định hành vi vi phạm pháp luật dựa trên các cơ sở pháp lý. -Bài tập về nhà: Chuẩn bị các vụ án hình sự cho phiên tòa tập sự 10/10 Chương 3 Luật Hình sự - Giới thiệu ngành Luật Hình sự - Tội phạm - Hình phạt -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật -Bộ luật Hình sự 1999; Bộ luật Tố tụng hình sự -Bài tập do giáo viên cung cấp -Thảo luận , bài tập tình huống, tự nghiên cứu là chính. Giáo viên không trình bày lý thuyết. -Phiên tòa tập sự: các nhóm được chọn tiến hành theo sự hướng dẫn của giáo viên -Biết cách vận dụng lý thuyết và các quy định của Bộ luật hình sự để giải quyết các vụ án hình sự cụ thể. 11/11 Chương 4 Luật Dân sự -Giới thiệu ngành Luật Dân sự -Các chế định cơ bản của Luật Dân sự -Quyền sở hữu -Thừa kế -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Bộ luật Dân sự 2005 -Bộ luật Tố tụng dân sự -Thảo luận, làm bài tập trong tài liệu -Giải quyết các tình huống dân sự do SV đặt ra -Thảo luận các tình huống dân sự nổi bậc mà phương tiện truyền thông đề cập -Nộp đồ án pháp luật của cá nhân hay đồ án của nhóm 12/12 Chương 5: Luật Hôn nhân và Gia đình -Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình -Các chế định cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình  Kết hôn  Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, ông bà và cháu  Ly hôn -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Luật Hôn nhân và gia đình -Làm các bài tập tình huống trong tài liệu -Thảo luận các trường hợp Sv đặt ra -Tư vấn các vấn đề của giới trẻ như: Tình dục trước hôn nhân; vấn đề sống thử… 13/13 Chương 6: Luật Hành chính - Khái niệm Luật Hành chính - Phân biệt Luật Hành chính và các ngành luật khác -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 Thảo luận, bài tập tình huống -Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính 14/14 Chương 7: Luật Lao động -Khái niệm Luật Lao động - Khái niệm Hợp đồng lao động - Các loại hợp đồng lao động - Các chế độ bảo hiểm cho người lao động Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Bộ luật Lao động, -Luật Bảo hiểm xã hội Thảo luận, bài tập tình huống 15/15 Chương 8: Luật Phòng, chống tham nhũng -Khái niệm tham nhũng -Tài sản tham nhũng -Các hành vi tham nhũng -Nguyên tắc xử lý tham nhũng -Các nguyên tắc phòng ngừa tham nhũng Luật Phòng, chống tham nhũng. - Thực hiện Diễn đàn: Người trẻ và Phòng, chống tham nhũng.  Đối với học kỳ phụ: Tuần/Buổi Tựa đề bài giảng Tài liệu tham khảo Nhiệm vụ sinh viên 1/1 Chương1: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước Bài 1: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC -Khái niệm nhà nước -Đặc trưng của Nhà nước -Hình thức nhà nước -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật - Chương I,II -Thuyết trình các đặc trưng của nhà nước; -Xác định hình thức của các nhà nước trên thế giới và nhà nước CHXHCNVN -Bài tập về nhà: Tìm hiểu bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1/2 Bài 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCN VN -Khái niệm Bộ máy nhà nước -Bộ máy Nhà nước CHXHCN VN  Cơ quan quyền lực  Cơ quan hành pháp  Cơ quan tư pháp -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật - Chương III -Trình bày được quyền và nghĩa vụ của các cơ quan trong Bộ máy nhà nước; -Vẽ được sơ đồ Bộ máy nhà nước VN -Xác định cơ quan có quyền lực cao nhất -Bài tập về nhà: Chuẩn bị kế hoạch Mô phỏng phiên họp Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh, tp trực thuộc trung ương -Đăng ký đồ án pháp luật cá nhân hay nhóm 2/3 Bài 3: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( tt ) Mô phỏng phiên họp Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh, tp trực thuộc trung ương. -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật - Chương I-IV -Trong vai trò là đại biểu Quốc hội hoặc Đại biểu hội đồng nhân dân đặt câu hỏi để chất vấn các thành viên của Chính phủ hay Ủy ban nhân dân các cấp -Ghi chép biên bản cuộc họp và nhận xét -Bài tập về nhà: Tìm hiểu các vấn đề về pháp luật 2/4 Chương 2 : Những vấn đề cơ bản về Pháp luật Bài 1 NGUỒN GỐC, ĐẶC TRƯNG, và HÌNH THỨC CỦA PHÁP LUẬT -Nguồn gốc Pháp luật -Đặc trưng của Pháp luật -Hình thức Pháp luật -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật - Chương II-IV -Thuyết trình , thảo luận các đặc trưng của pháp luật; phân tích được vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội. -Xác định hình thức pháp luật của nhà nước ta -Làm bài tập -Bài tập về nhà : Chuẩn bị bài thuyết trình 3/5 Bài 2 HỆ THỐNG PHÁP LUẬTVĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT -Khái niệm Hệ thống pháp luật -Các loại Văn bản quy phạm pháp luật  Văn bản luật  Văn bản dưới luật -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật – Chương V - VI -Thuyết trình, thảo luận và làm bài tập tại lớp -Phân biệt hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật -Vẽ được sơ đồ hệ thống pháp luật -Bài tập về nhà: Tìm hiểu các điều ước quốc tế mà VN tham gia ký kết. 3/6 Bài 3: QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VIỆC VẬN DỤNG QPPL -Khái niệm quy phạm pháp luật -Các thành phần của quy phạm pháp luật -Vận dụng các quy phạm pháp luật trong thực tế -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật - Chương XV, XVI, XVII -Thảo luận các vấn đề lý thuyết - Làm bài tập vận dụng QPPL vào các trường hợp cụ thể - Làm bài tập trắc nghiệm ngắn đầu hoặc cuối giờ 4/7 Bài 4: QUAN HỆ PHÁP LUẬT -Khái niệm Quan hệ Pháp luật -Đặc điểm của Quan hệ Pháp luật -Thành phần Quan hệ Pháp luật -Sự kiện pháp lý Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật – -Biết phân biệt quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật -Làm bài tập giải quyết hậu quả về trường hợp người Chương XIX Bài giảng “ Pháp luật Đại cương “ do giảng viên biên soạn thiếu hoặc hạn chế năng lực chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. -Bài tập tình huống 4/8 Đi thực tế -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật -Các tình huống thực tế do giảng viên biên soạn - Thực hành được các tình huống pháp luật mà GV đã đưa trước. 5/9 Bài 5: VI PHẠM PHÁP LUẬT và TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ -Vi phạm pháp luật -Trách nhiệm pháp lý Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật - Chương XXI Bài giảng " Pháp luật Đại cương " do giảng viên biên soạn Bộ luật Hình sự -Thảo luận , bài tập tình huống trong tài liệu -Biết cách xác định hành vi vi phạm pháp luật dựa trên các cơ sở pháp lý. -Bài tập về nhà: Chuẩn bị các vụ án hình sự cho phiên tòa tập sự 5/10 Chương 3 Luật Hình sự - Giới thiệu ngành Luật Hình sự - Tội phạm - Hình phạt -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Đại Học Luật Hà Nội-Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp Luật -Các tình huống thực tế do giảng viên biên soạn Bộ luật Hình sự 1999; Bộ luật Tố tụng hình sự Bài tập do giáo viên cung cấp -Thảo luận , bài tập tình huống, tự nghiên cứu là chính. Giáo viên không trình bày lý thuyết. -Phiên tòa tập sự: các nhóm được chọn tiến hành theo sự hướng dẫn của giáo viên -Biết cách vận dụng lý thuyết và các quy định của Bộ luật hình sự để giải quyết các vụ án hình sự cụ thể. 6/11 Chương 4 Luật Dân sự -Giới thiệu ngành Luật Dân sự -Các chế định cơ bản của Luật Dân sự -Quyền sở hữu -Thừa kế -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Các tình huống -Thảo luận, làm bài tập trong tài liệu -Giải quyết các tình huống dân sự do SV đặt ra -Thảo luận các tình huống dân sự nổi bậc mà phương [...]... soạn -Bộ luật Dân sự 2005 -Bộ luật Tố tụng dân sự 6/12 7/13 7/14 8/15 Chương 5: Luật Hôn nhân và Gia đình -Pháp luật Đại -Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình cương – Nhà -Các chế định cơ bản của Luật Hôn nhân Xuất bản và gia đình Phương Đông –  Kết hôn 2012  Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, ông bà và cháu -Luật Hôn nhân và gia đình  Ly hôn Chương 6: Luật Hành chính -Khái niệm Luật. .. thông đề cập -Nộp đồ án pháp luật của cá nhân hay đồ án của nhóm -Làm các bài tập tình huống trong tài liệu chính -Thảo luận các trường hợp Sv đặt ra -Tư vấn các vấn đề của giới trẻ như: Tình dục trước hôn nhân; vấn đề sống thử… -Pháp luật Đại Thảo luận, bài tập tình cương – Nhà huống trong tài liệu chính Xuất bản Phương Đông – 2012 -Các tình huống thực tế do giảng viên biên soạn -Pháp luật Đại Thảo... đình  Ly hôn Chương 6: Luật Hành chính -Khái niệm Luật Hành chính - Phân biệt Luật Hành chính và các ngành luật khác -Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính Chương 7: Luật Lao động - Khái niệm Luật Lao động - Khái niệm Hợp đồng lao động - Các loại hợp đồng lao động - Các chế độ bảo hiểm cho người lao động Chương 8: Luật Phòng, chống tham nhũng -Khái niệm tham nhũng -Tài sản tham nhũng -Các hành... trong tài liệu chính Xuất bản Phương Đông – 2012 -Các tình huống thực tế do giảng viên biên soạn -Pháp luật Đại Thảo luận, bài tập tình cương – Nhà huống Xuất bản Phương Đông – 2012 -Các tình huống thực tế do giảng viên biên soạn -Bộ luật Lao động, -Luật Bảo hiểm xã hội Luật Phòng, chống tham nhũng Thực hiện Diễn đàn: Người trẻ và Phòng, chống tham nhũng . B. Liên hệ với môn học khác và điều kiện học môn học: Liên hệ Mã số môn học Tên môn học Môn tiên quyết: Không có môn tiên quyết C. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học giới thiệu kiến. PHÁP LUẬT -Khái niệm Quan hệ Pháp luật -Đặc điểm của Quan hệ Pháp luật -Thành phần Quan hệ Pháp luật -Sự kiện pháp lý -Pháp luật Đại cương – Nhà Xuất bản Phương Đông – 2012 -Đại Học. vấn đề về pháp luật 2/4 Chương 2 : Những vấn đề cơ bản về Pháp luật Bài 1 NGUỒN GỐC, ĐẶC TRƯNG, và HÌNH THỨC CỦA PHÁP LUẬT -Nguồn gốc Pháp luật -Đặc trưng của Pháp luật -Hình thức Pháp luật

Ngày đăng: 04/07/2015, 09:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w