v6172

111 115 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
v6172

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập thị trường, nền kinh tế Việt Nam cho thấy quá trình tự do hoá không chỉ dừng lại ở các quan hệ giao dịch thương mại, hàng hoá mà còn mở rộng các quan hệ cung cấp dịch vụ. Nằm trong xu thế đó, dịch vụ kiểm toán, kế toán ở nước ta hiện nay ngày càng mở rộng và tự khẳng định mình trong nền kinh tế xã hội. Sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán trong nhiều năm qua vừa là xu hướng tất yếu khách quan có tính qui luật của nền kinh tế thị trường, vừa là bộ phận quan trọng của hệ thống công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế tài chính đã đóng vai trò tích cực trong việc phát triển nền kinh tế xã hội. Một trong những loại hình dịch vụ chủ yếu mà công ty kiểm toán cung cấp cho khách hàng đó là hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính. Trong đó, các công ty kiểm toán xem xét, kiểm tra và đưa ra kết luận về các báo cáo tài chính có được lập phù hợp với các qui tắc, chuẩn mực và phương pháp kế toán, có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không. Với mục đích xây dựng khung pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động kiểm toán hiệu quả, Bộ tài chính đã ban hành các chuẩn mực kế toán và kiểm toán. Trong số các chuẩn mực đó có chuẩn mực số 520 “Qui trình phân tích” đã khẳng định thủ tục phân tích là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Qua thời gian nghiên cứu tài liệu cùng tìm hiểu thực tế công tác kiểm toán tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam, em đã nhận thức được tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong qui trình kiểm toán báo cáo tài chính. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện”. Luận văn của em gồm ba phần: Trần Thị Nam Vinh Kiểm toán 44 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chương I: Lý luận chung về thủ tục phân tích trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính Chương II: Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam Chương III: Bài học kinh nghiệm và giải pháp hoàn thiện thủ tục phân tích trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam Để có thể hoàn thiện được Luận văn này, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Ths. Nguyễn Hồng Thuý, kiểm toán viên Nguyễn Phú Hà và các kiểm toán viên tại CPA VIETNAM. Do giới hạn về thời gian và nhận thức, Luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo và các kiểm toán viên để Luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Trần Thị Nam Vinh Kiểm toán 44 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG TRONG KIỂM TOÁN TÀI BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1.1. Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính 1.1.1.1. Khái niệm Kiểm toán Báo cáo tài chính Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn nghành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình doanh nghiệp như: các nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng, chủ doanh nghiệp ., mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. Trong đó, Báo cáo tài chính cũng là đối tượng quan tâm của các tổ chức, cá nhân này. Do vậy, công việc kiểm toán các Báo cáo tài chính này cần có một công ty (văn phòng) độc lập thực hiện. Theo Chuẩn mực Kiểm toán về Kiểm toán Tài chính, kiểm toán viên phải kiểm tra và xác nhận tính trung thực và tính hợp lý của Báo cáo tài chính cũng như xem xét Báo cáo tài chính có phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và các yêu cầu pháp luật hay không. Kết quả xác minh này được trình bày trên Báo cáo kiểm toán, đồng thời, trên cơ sở đó kiểm toán viên có thể đưa ra các phán quyết hoặc những lời khuyên cho những nhà quản lý bằng thư quản lý. 1.1.1.2. Đặc điểm của Kiểm toán Báo cáo tài chính Kiểm toán tài chính là một hoạt động đặc trưng và một loại hình kiểm toán phân theo đối tượng kiểm toán. Cũng giống như các loại hình kiểm toán khác, kiểm toán tài chính có chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, có đối tượng chung là các hoạt động được kiểm toán và sử dụng những phương pháp Trần Thị Nam Vinh Kiểm toán 44 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 kiểm toán cơ bản (phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ). Tuy nhiên, với chức năng, đối tượng và mối quan hệ chủ thể - khách thể khác với các loại kiểm toán khác nên kiểm toán tài chính có cách thức kết hợp các phương pháp kiểm toán mang tính đặc thù. Về chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, có thể thấy, Kiểm toán tài chính hướng tới công khai tài chính giữa các bên có lợi ích khác nhau trên cơ sở bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy. Để có được các bằng chứng này, Kiểm toán tài chính cần triển khai các phương pháp kiểm toán cơ bản theo hướng tổng hợp hay chi tiết tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Về đối tuợng kiểm toán, Bảng khai tài chính và những thông tin tổng hợp phản ánh nhiều mối quan hệ kinh tế, pháp lý cụ thể là đối tượng trực tiếp của Kiểm toán tài chính. Tuy nhiên, các thông tin tài chính này có liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ cũng như tình hình thực hiện văn bản pháp lý không phải là đối tượng trực tiếp của Kiểm toán tài chính. Vì vậy, việc xem xét các mặt, các yếu tố này trong thực trạng tài chính chỉ trên góc độ có liên quan trên Bảng khai tài chính và được chọn lọc qua điều tra, đối chiếu, phân tích thực tế tại khách thể kiểm toán. 1 Về trình tự kiểm toán, do mối quan hệ nội kiểm và ngoại kiểm, do Bảng khai tài chính mang tính tổng hợp, tính công khai, tính thời điểm nên trình tự mỗi bước kiểm toán cơ bản đều triển khai phù hợp với những đặc điểm của đối tượng, của quan hệ chủ thể, khách thể. Trong Kiểm toán tài chính, trình tự phổ biến được thực hiện là tiến hành kiểm toán theo trình tự ngược với trình tự kế toán. Trong kiểm toán tài chính, bằng các cách thức hay trình tự xác định trong việc vận dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ vào việc xác minh các nghiệp vụ, các số dư tài khoản hoặc khoản mục cấu 1 Giáo trình Kiểm toán tài chính - NXB Tài chính , Hà Nội,7/2001- Chủ biên Gs.Ts Nguyễn Quang Quynh - Trang 29 - Khoa Kế toán Trần Thị Nam Vinh Kiểm toán 44 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 thành bảng khai tài chính đã hình thành nên ba loại trắc nghiệm cơ bản: Trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm trực tiếp số dư và trắc nghiệm phân tích. • Trắc nghiệm công việc (transaction) là cách thức và trình tự rà soát nghiệp vụ hay hoạt động cụ thể trong quan hệ với sự tồn tại và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trước hết là hệ thống kế toán. Trắc nghiệm công việc được chia thành hai loại: Trắc nghiệm đạt yêu cầu công việc (compliance test of transaction) là trình tự rà soát các thủ tục kế toán hay thủ tục quản lý có liên quan đến đối tượng kiểm toán. Trắc nghiệm đạt yêu cầu được thực hiện trong tình huống sau: Có để lại dấu vết: Kiểm toán viên cần đối chiếu chữ ký trên các chứng từ và xem xét chữ ký ký duyệt có đúng của người có thẩm quyền hay không. Không có dấu vết: Kiểm toán viên cần phỏng vấn cán bộ, công nhân viên có liên quan hoặc quan sát công việc thực tế của họ. Trắc nghiệm độ vững chãi công việc (Substantive test of transaction) là trình tự rà soát các thông tin về giá trị trong hành tự kế toán. • Trắc nghiệm phân tích (analytical test) hay trình tự thẩm tra phân tích (analytical review procedures) hay “quy trình phân tích” là cách thức xem xét các mối quan hệ kinh tế và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp giữa đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, cân đối .giữa các trị số (bằng tiền) của các chỉ tiêu hoặc bộ phận cấu thành chỉ tiêu. • Trắc nghiệm trực tiếp số dư (direct test of balances) là cách thức kết hợp các phương pháp cân đối, phân tích, đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và điều tra thực tế để xác định độ tin cậy của các số dư cuối kỳ (hoặc tổng số phát sinh) ở Sổ cái ghi vào Bảng cân đối tài sản hoặc vào Báo cáo Kết quả kinh doanh. Trần Thị Nam Vinh Kiểm toán 44 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Từ những trình bày trên, có thể thấy trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm trực tiếp số dư và trắc nghiệm phân tích có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể khái quát nội dung và mối quan hệ chủ yếu nhất của ba loại trắc nghiệm cơ bản qua sơ đồ 1. Sơ đồ 1.1: Các trắc nghiệm kiểm toán Trắc nghiệm công việc Trắc nghiệm đạt yêu cầu Trắc nghiệm trực tiếp số dư Trắc nghiệm độ vững chãi Trắc nghiệm phân tích Trắc nghiệm độ vững chãi Trắc nghiệm độ vững chãi Trắc nghiệm đạt yêu cầu 1.1.2. Thủ tục phân tích trong hệ thống phương pháp kiểm toán 1.1.2.1. Bản chất của thủ tục phân tích Thủ tục phân tích là một trong những thủ tục kiểm toán quan trọng. Để tìm hiểu sâu hơn về thủ tục phân tích trước hết cần làm rõ một số khái niệm có liên quan. Theo cuốn Từ Điển Tiếng Việt - năm 2000, thủ tục là những bước liên quan với nhau theo kiểu hệ quả dùng để giải quyết những vấn đề có cấu trúc chặt chẽ (tr 326) . Theo cuốn Từ Điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học Hà Nội 1997: Thủ tục là những công việc cụ thể phải làm theo một trật tự qui định để tiến hành một công việc có tính chất chính thức (tr 927) . Trần Thị Nam Vinh Kiểm toán 44 Bằng chứng đầy đủ, có hiệu lực với chi phí kiểm toán thấp Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Thủ tục kiểm toán là các buớc tiến hành để thu thập bằng chứng kiểm toán và các bước công việc để triển khai các trắc nghiệm cụ thể trong chương trình kiểm toán. Cũng theo cuốn Từ Điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học Hà Nội 1997: Phân tích là phân chia thật sự hay bằng trí tưởng tượng một đối tượng nhận thức ra thành các yếu tố trái với tổng hợp. (tr 764) . Các thủ tục phân tích được định nghĩa theo giáo trình Kiểm toán tài chính (chủ biên: GS. TS Nguyễn Quang Quynh): “Thủ tục phân tích là cách thức xem xét các mối quan hệ và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp giữa đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, cân đối giữa các chỉ tiêu, từ đó giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán với mức chi phí kiểm toán thấp” (tr 20) . Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế số 56 (AU 318): “Thủ tục phân tích là quá trình đánh giá thông tin tài chính được thực hiện thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính . bao gồm cả quá trình so sánh số liệu phản ánh trên sổ sách với số liệu ước tính của kiểm toán viên”. Theo điều 4 - Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520, thủ tục phân tích được định nghĩa như sau: “Thủ tục phân tích là việc so sánh các thông tin, các tỷ lệ bao gồm việc điều tra, xem xét, xu hướng biến động của các thông tin để phát hiện và giải thích các biến động bất thường” (3, tr111) . Tóm lại, có nhiều khái niệm về thủ tục phân tích nhưng chung qui lại phân tích là quá trình dự đoán, so sánh, đánh giá các mối quan hệ để xác định tính hợp lý của số dư tài khoản trên các khía cạnh khác nhau. Bản chất của thủ tục phân tích là phương pháp tổng hợp nhiều yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả kiểm toán, đưa ra kết luận chính xác về mức độ trung thực, hợp lý về Báo cáo tài chính. Trong đó, các mối quan hệ này gồm mối quan hệ giữa thông tin tài chính với nhau và mối quan hệ giữa thông tin Trần Thị Nam Vinh Kiểm toán 44 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 tài chính và thông tin phi tài chính. Các khái niệm dự đoán, so sánh, đánh giá được hiểu như sau:  Dự đoán: Là việc kiểm toán viên ước đoán về số dư tài khoản, xu hướng liên quan đến dữ kiện về tài chính và hoạt động.  So sánh: Là việc kiểm toán viên thực hiện so sánh thông tin tương ứng kỳ này với kỳ trước, so sánh số thực tế với số ước tính của kiểm toán viên, so sánh giữa số thực tế của đơn vị trong nghành có cùng qui mô hoạt động.  Đánh giá: Bằng trình độ, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiểm toán viên phân tích đưa ra kết luận về các chênh lệch xảy ra và giải thích các chênh lệch đó. Như vậy, thủ tục phân tích đóng vai trò quan trọng trong tất cả các cuộc kiểm toán đồng thời là công cụ hữu hiệu trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán và mức giảm chi phí tới mức có thể. Thủ tục phân tích được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ kiểm toán báo cáo tài chính. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Thủ tục phân tích được nhằm đánh giá tổng quan hoạt động của đơn vị được kiểm toán đặc biệt hoạt động tài chính ứng với rủi ro dự kiến. Từ đó, giúp kiểm toán viên phân tích rủi ro trong lập kế hoạch đối với khoản mục, chu trình, nghiệp vụ kiểm toán. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán: Thủ tục phân tích chủ yếu được áp dụng và đóng vai trò quan trọng. Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích không phải đem lại bằng chứng trực tiếp mà giúp kiểm toán viên suy đoán khả năng sai phạm ảnh hưởng tiếp đến trắc nghiệm trực tiếp số dư. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán: Thủ tục phân tích không được sử dụng độc lập. Để củng cố thêm kết luận đưa ra thủ tục phân tích phải được kết hợp với các thủ tục khác để xem xét tổng quát lần cuối toàn bộ số liệu đã được kiểm toán hoặc có thể dự đoán nghiệp vụ bất thường hay phát sinh sau quá trình kiểm toán. Trần Thị Nam Vinh Kiểm toán 44 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Mối quan hệ giữa thủ tục phân tích và các thủ tục kiểm toán khác Khi tiến hành kiểm toán, để đảm bảo hiệu quả, kiểm toán viên phải vận dụng một cách thích hợp các loại hình trắc nghiệm: trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệm trực tiếp số dư và trắc nghiệm công việc. Ngay từ khi bắt đầu tiếp cận kiểm toán, kiểm toán viên đánh giá về tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát của khách hàng. Thử nghiệm kiểm soát tỏ ra rất hiệu quả trong giai đoạn này. Tuy nhiên, thủ tục phân tích góp một phần rất quan trọng để tìm hiểu và đánh giá việc thực hiện qui chế kinh doanh của khách hàng. Từ đó, giúp kiểm toán viên hiểu được bản chất nghiệp vụ kinh doanh, các khoản mục. Thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Kiểm tra chi tiết được sử dụng để kiểm tra các tài khoản, khoản mục và đưa ra kết luận về độ tin cậy của khoản mục đó. Trong khi thủ tục phân tích đi sâu tìm hiểu về tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ về các khoản mục được phân tích và cho phép đưa ra kết luận về khoản mục đó xét trên ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn, theo kết quả kiểm tra chi tiết cho thấy chi phí tiền lương năm nay tăng lên 5% so với năm trước. Tuy nhiên thông tin này sẽ không đầy đủ so với kết quả thu thập đuợc từ việc tiến hành phân tích, đó là, chi phí tiền lương tăng lên là nhờ có sự tăng lên 3% mức tiền lương nhân công và tăng 2% số lượng công nhân. Đặc biệt, thủ tục phân tích thực hiện hiệu quả hơn kiểm tra chi tiết đối với các tài khoản có mức độ rủi ro thấp. Ví dụ, khi tiến hành phân tích hoạt động bán chịu của khách hàng, kiểm toán viên có thể kiểm tra các khoản dự phòng các khoản phải thu bằng cách so sánh giá trị ghi sổ với giá trị ước tính độc lập của kiểm toán viên dựa trên số liệu năm trước, doanh số bán hàng… Trên thực tế, kiểm toán viên đôi khi chỉ sử dụng thủ tục phân tích có thể thu được bằng chứng rất đầy đủ, thuyết phục. Như vậy, việc thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán sẽ giúp giảm bớt công việc kiểm tra chi Trần Thị Nam Vinh Kiểm toán 44 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 tiết của kiểm toán viên, nâng cao hiệu quả kiểm toán. Để đảm bảo chất lượng kiểm toán, các kiểm toán viên phải vận dụng các thủ tục kiểm toán một cách linh hoạt tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. 1.1.2.2. Lựa chọn thủ tục phân tích phù hợp Khi tiến hành thực hiện thủ tục phân tích, Kiểm toán viên cần quan tâm đến ba vấn đề sau: - Lựa chọn loại hình phân tích phù hợp - Lựa chọn dữ liệu phù hợp - Thiết lập các qui tắc ra quyết định để xác định các biến động bất thường  Lựa chọn loại hình phân tích phù hợp Khi thực hiện thủ tục phân tích chi tiết, Kiểm toán viên cần xác định các biến tài chính hoặc các hoạt động và mối liên hệ giữa chúng. Ví dụ: Để tính toán chi phí tiền lương có thể dựa vào các biến số là số nhân viên và mức tiền lương bình quân hoặc số lượng sản phẩm và đơn giá tiền lương .Tuỳ thuộc vào nguồn thông tin về các dữ liệu và độ tin cậy của các thông tin này, kiểm toán viên lựa chọn các biến phù hợp để xác định mô hình. Vì vậy, với mỗi thủ tục phân tích chi tiết cần xác định rõ việc phát triển mô hình là để dự đoán số dư tài khoản hiện tại hay để dự toán thay đổi so với năm trước. Tuy nhiên, việc dự đoán thay đổi so với năm trước chỉ có hiệu quả khi số dư năm trước đã được kiểm toán vì khi đó, có thể loại ra khỏi mô hình những biến độc lập không đổi so với năm trước. Chẳng hạn, có thể tính doanh thu hiện tại dựa trên doanh thu năm trước và những thay đổi về tỷ lệ thuê phòng trong suốt năm hiện tại so với năm trước khi giá thuê phòng không thay đổi. Thông thường, để dự đoán chính xác, kiểm toán viên phải xây dựng mô hình dựa trên những biến độc lập có liên quan. Trái lại, nếu mô hình đơn giản quá nhiều dẫn đến các phép so sánh và bằng chứng kiểm toán không được đảm bảo. Tuy nhiên, cũng có thể tăng tính chính xác của các dự đoán bằng Trần Thị Nam Vinh Kiểm toán 44

Ngày đăng: 11/04/2013, 09:02

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Hướng dẫn đánh giá trọng yếu trên chỉ tiêu doanh thu Giá trị doanh thu (USD)Tỷ lệ áp dụng (%) - v6172

Bảng 2.1.

Hướng dẫn đánh giá trọng yếu trên chỉ tiêu doanh thu Giá trị doanh thu (USD)Tỷ lệ áp dụng (%) Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng số 2.3: Phân tích tổng quát Bảng cân đối kế toán CPAVN                               CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM - v6172

Bảng s.

ố 2.3: Phân tích tổng quát Bảng cân đối kế toán CPAVN CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng số 2.4: Phân tích tổng quát Báo cáo kết quả kinh doanh CPAVN                               CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM - v6172

Bảng s.

ố 2.4: Phân tích tổng quát Báo cáo kết quả kinh doanh CPAVN CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng số 2.5: Bảng phân tích các tỷ suất - v6172

Bảng s.

ố 2.5: Bảng phân tích các tỷ suất Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng số 2.6: Các thủ tục kiểm toán - v6172

Bảng s.

ố 2.6: Các thủ tục kiểm toán Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng số 2.7: Tính toán giá trị trọng yếu MP CPAVIETNAM              CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM - v6172

Bảng s.

ố 2.7: Tính toán giá trị trọng yếu MP CPAVIETNAM CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng số 2.8: Doanh thu hàng bán bị trả lại - v6172

Bảng s.

ố 2.8: Doanh thu hàng bán bị trả lại Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng số 2.9: Phân tích Bảng cân đối kế toán CPAVN                               CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM - v6172

Bảng s.

ố 2.9: Phân tích Bảng cân đối kế toán CPAVN CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng số 2.10: Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh CPAVN                               CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM - v6172

Bảng s.

ố 2.10: Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh CPAVN CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng số 2.13: Bảng phân tích tỷ suất - v6172

Bảng s.

ố 2.13: Bảng phân tích tỷ suất Xem tại trang 78 của tài liệu.
Bảng số 2.15: Các thủ tục kiểm toán - v6172

Bảng s.

ố 2.15: Các thủ tục kiểm toán Xem tại trang 79 của tài liệu.
Bảng số 2.16: Uớc tính chi phí của kiểm toán viên - v6172

Bảng s.

ố 2.16: Uớc tính chi phí của kiểm toán viên Xem tại trang 80 của tài liệu.
Bảng 2.18: Tổng hợp kết quả kiểm tra chi tiết - v6172

Bảng 2.18.

Tổng hợp kết quả kiểm tra chi tiết Xem tại trang 96 của tài liệu.
Bảng số 2.19: So sánh chỉ tiêu nghành - v6172

Bảng s.

ố 2.19: So sánh chỉ tiêu nghành Xem tại trang 96 của tài liệu.