ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC 2010-2011 A. Ma trận đề kiểm tra Tên chủ đề (nội dung, chương …) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Chủ đề 1: Văn học - Tục ngữ - Văn nghị luận - Truyện mgắn Hiểu được ý nghĩa hình thức của tục ngữ. Nắm được dạng văn bản chính luận mẫu mực và những nét chính về nội dung nghệ thuật. -Hiểu giá trị nội dung, tư tưởng, tình cảm và giá trị nghệ thuật, hình ảnh trong các tác phẩm văn học. Nắm được nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của truyện hiện đại. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 4 câu (1,2,6,9) Số điểm: 1 điểm Tỉ lệ: 10% Số câu: 2 (câu) ( 5,10) Số điểm: 0, 5 Tỉ lệ: 5 % Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ : 20% 7 câu Số điểm: 3,5 điểm Tỉ lệ: 35% Chủ đề 2: Tiếng Việt Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động; thêm trạng ngữ cho câu; Dùng cụm C – V để mở rộng câu; Nắm được khái niệm, công dụng của trạng ngữ, các dạng câu, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy . Hiểu rõ cách dùng Dùng cụm C- V để mở rộng câu ; cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy; Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 câu ( 4,12) Số điểm: 0,5 Tỉ lệ : 5% Số câu: 2 (câu 7,11) Số điểm: 0, 5 Tỉ lệ: 5 % Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Chủ đề 3: Tập làm văn Văn nghị luận chứng minh, giải thích Nhận biết cách sắp xếp, trình bày trong văn nghị luận Hiểu cách làm một bài văn giải thích Vận dụng giải thích một câu tục ngữ thuộc lĩnh vực đời sống xã hội. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 (câu 3) Số điểm: 0,25 Tỉ lệ: 2,5% Số câu: 1 (câu 8) Số điểm: 0,25 Tỉ lệ: 2,5% Số câu: 1 Số điểm: 5 điểm Tỉ lệ: 50% Số câu: 3 Số điểm: 5,5 Tỉ lệ: 55% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 7 Số điểm: 1.75 Tỉ lệ: 17,5% Số câu: 6 Số điểm: 3,25 Tỉ lệ: 32,5% Số câu: 1 Số điểm: 5 điểm Tỉ lệ: 50% Số câu: 14 Số điểm: 10 Tỉ lệ:100% B. Đề kiểm tra I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3đ ) Khoanh tròn câu đúng nhất: Câu 1: Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để được một nhận định đúng. A B Dưới hình thức nhận xét, khuyên nhủ, tục ngữ về con người và xã hội truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích về cách 1. nhìn nhận các quan hệ giữa con người với tự nhiên. 2. nhìn nhận giá trị con người, trong cách học, cách sống và cách ứng xử hằng ngày. 3. nhận biết các hiện tượng thời tiết 4. khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. Câu 2: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài văn của mình? A. Tiềm tàng, kín đáo. B. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ C. Khi tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ D. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi nổi Câu 3: Trong lập luận của bài văn nghị luận, dẫn chứng và lí lẽ phải có mối quan hệ như thế nào với nhau ? A.Phải phù hợp với nhau . B. Phải phù hợp với luận điểm. C.Phải phù hợp với nhau và phù hợp với luận điểm. D. Phải tương đương với nhau Câu 4: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì? A. Làm cho câu văn ngắn gọn hơn B. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ D. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn. Câu 5: Để làm sáng tỏ đức tình giàn dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chứng như thế nào? A. Những dẫn chứng mà chỉ có tác giả mới biết B. Những dẫn chứng cụ thể, phong phú, toàn diện và xác thực. C. Những dẫn chứng đối lập với nhau D. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 6: Công dụng nào của văn chương được Hoài Thanh khẳng định trong bài viết của mình A. văn chương giúp cho người gần người hơn B. Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha C. Văn chương là loại hình giải trí của con người. D. Văn chương dự báo những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Câu 7: Câu bị động có từ “ được” hàm ý đánh giá về sự việc trong câu như thế nào? A. Tích cực B. Tiêu cực C. Khen ngợi D. Phê bình Câu 8: Để làm được bài văn nghị luận giải thích, cần nắm vững nhất điều gì? A. Cách vận dụng các dẫn chứng B. Cách giải thích C. Điều cần giải thích D. Cách sắp xếp các luận điểm Câu 9: Phan Bội Châu và Va-ren là hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 10: Dòng nào không phải là đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Những trò lố Hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc? A. Sử dụng bút pháp, lối viết vừa tả vừa gợi. B. sáng tạo tình huống truyện độc đáo C. Xây dựng nhân vật theo quan hệ tương phản, đối lập D. Tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp Câu 11 : Trong những cặp câu dưới đây, cặp câu nào không thể gộp lại thành một câu có cụm C- V làm thành phần câu mà không thay đổi ý nghĩa của chúng? A. Anh em vui vẻ, hòa thuận. Ông bà và cha mẹ rất vui lòng. B. Chúng ta phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nước ta theo kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. C. Mùa xuân đến. Mọi vật như có thêm sức sống. D. Mẹ đi làm. Em đi học. Câu 12: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau dùng để làm gì? “ Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên hừ hừ ở trên đầu ông đồ rau” ( Tô Hoài) A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp B. Đánh dấu ranh giới giửa hai câu đơn C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1 ( 2 điểm): Nêu giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật trong văn bản “ Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn? Câu 2: ( 5 điểm) Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” C. ĐÁP ÁN KIỂM TRA HKII NGỮ VĂN 7 : I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3đ ) Mỗi câu đúng được 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A -2 C C B B B A C A D D D II . PHẦN TỰ LUẬN: ( 7đ ) Câu Nội dung Điểm 1 HS nêu được các giá trị: - Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại. - Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến. - Giá trị nghệ thuật: Vận dụng kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tăng cấp và tương phản. Có trình độ sử dụng ngôn ngữ khá sinh động, ngôn ngữ phần nào thể hiện được cá tính của nhân vật. Câu văn ngắn gọn, giàu sức gợi hình ảnh… 0,5 điểm 0, 75 điểm 0,75 điểm 2 a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của sự kiên trì và thành công trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí. b. Thân bài: 0,75 điểm 1 điểm 2,5 điểm * Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: + Nghĩa đen: Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó, người ta phải mất nhiều công sức. + Nghĩa bóng: Muốn thành công, con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn. HS đưa ra được các dẫn chứng phù hợp để chứng minh cho các lập luận của mình. Ví dụ: + Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của dân tộc ta trong lịch sử đều theo chiến lược trường kỳ và kết thúc thắng lại. + Nhân dân ta bao đời bền bỉ đắp đê ngăn nước lũ, bảo vệ mùa màng ở đồng bằng Bắc Bộ. + Sự kiên trì,nhẫn nại giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách tưởng chừng như không thể vượt qua. - Mạc Đĩnh Chi, con nhà nghèo học giỏi. Nhưng tiền mua dầu thắp đèn không có, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu vẫn miệt mài học tập và tại khoa thi năm 1304 cậu đó thi đỗ Trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. - Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải học tập viết bằng chân mà vẫn tốt nghiệp đại học. - Lép Tôn – x tôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình, bị đình chỉ học đại học vì “ vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập” c. Kết bài: Rút ra kết luận khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ và nêu ra bài học trong cuộc sống. 0,75 điểm Lưu ý: Tùy theo mức độ, khả năng cảm thụ, cách diễn đạt mà GV ghi điểm sao cho phù hợp. . kim” C. ĐÁP ÁN KIỂM TRA HKII NGỮ VĂN 7 : I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3đ ) Mỗi câu đúng được 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A -2 C C B B B A C A D D D II . PHẦN TỰ LUẬN: ( 7đ ). ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC 2010-2011 A. Ma trận đề kiểm tra Tên chủ đề (nội dung, chương …) Nhận biết Thông. trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu vẫn miệt mài học tập và tại khoa thi năm 1304 cậu đó thi đỗ Trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. -