ÔN TẬP VẬT LÝ 8 I. Phần tự luận: Câu 1: Công suất, thế năng, động năng. - Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian - Thế năng được xác định bởi độ cao của vật so với mặt đất được gọi là thế năng hấp dẫn. Vậy thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào mốc tính độ cao, khối lượng của vật. - Cơ năng của một vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. - Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng. Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật Câu 2. Định luật về bảo toàn cơ năng, chỉ ra sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác. - Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa hoàn toàn lẫn nhau, nhưng cơ năng thì không đổi. Người ta nói cơ năng được bảo toàn. Ví dụ SGK. Câu 3. Định nghĩa nhiệt năng, nhiệt lượng, dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt, nhiệt dung riêng của một chất. - Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng. - Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được (hay mất bớt đi) trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. - Dẫn nhiệt: sự truyền nhiệt năng từ phân này sang phân khác của vật hoặc từ vật này sang vật khác. - Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả trong chân không. - Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1 o C. Câu 4. Giải thích hiện tượng về dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt, cấu tạo của các chất, sự chuyển động của phân tử và nguyên tử. II. Phần trắc nghiệm 1. Khi nói rằng công suất của máy A lớn hơn máy B thì: A/Trong cùng một thời gian, máy B thực hiện một công nhiều hơn máy A. B/Cùng một công thì máy B cần nhiều thời gian hơn máy A. C/Cùng một công thì máy B cần ít thời gian hơn máy A. D/Máy A thực hiện nhiều công hơn máy B. 2. Một vật được gọi là có cơ năng khi: A/Trọng lượng của vật rất lớn. B/Khối lượng của vật rất lớn. C/Vật có khả năng thực hiện công cơ học. D/Vật có kích thước rất lớn. 3 Khi một vật rơi từ trên cao xuống thì vật có cơ năng ở dạng nào? A. Thế năng hấp dẫn. B. Thế năng hấp dẫn và động năng. C. Thế năng đàn hồi. D. Động năng. 4 Quá trình nào sau đây có sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng? A. Quả bóng lăn trên máng nghiêng. B. Quả bóng đang lăn trên sân C. Quả bóng rơi từ trên cao xuống . D. Quả bóng rơi từ trên cao xuống rồi nẩy lên. 5: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng A. Khối lượng của vật. C. Trọng lượng của vật. B. Nhiệt độ của vật. D. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. 6 : Tại sao xoong nồi thường làm bằng kim loại ? Hãy chọn câu giải thích đúng? A. Vì khó vỡ. B. Vì dễ đúc thành khuôn mẫu. C. Vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên nấu thức ăn mau chín. D. Cả ba câu đều sai. 7 : Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất nào? A. Chỉ ở chất lỏng. C. Chỉ có ở chất lỏng và chất khí. B. Chỉ ở chất khí. D. Trong chất rắn, lỏng và khí. 8 : Trong các vật sau đây. Vật nào không có thế năng. A. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao h so với mặt đất B. Viên đạn đang bay. C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang D. Lò xo bi ép để trên mặt đất. 9 : Trong 2 phút người đi bộ được 300 bước, mỗi bước cần 1 công 40J thì công suất người đó là: a) 10W b) 100 W c) 900 W d) 1000 W 10 : Vật có cơ năng là có thể có: a) Động năng b) Thế năng c) Có khả năng sinh công d ) Cả a, b, c đúng 11 : Động năng của 1 vật phụ thuộc vào: a) khối lượng, vận tốc b) vận tốc, độ cao c) Độ cao, độ biến dạng d) độ biến dạng 12. Có 1 viên đạn đang bay trên cao thì có dạng năng lượng a) Động Năng b) Nhiệt năng c) Thế năng d) cả a, b, c đúng 13: Công cơ học phụ thuộc vào các yếu tố: a) lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực b)lực tác dụng vào vật và vận tốc của vật. c) phương chuyển động của vật d) Khối lượng của vật và quãng đường dịch chuyển. 14: Dùng bếp than có lợi hơn bếp củi vì: a) Than rẻ tiền hơn củi b) Than có nhiều nhiệt lượng hơn củi c) Năng suất tỏa nhiệt của than lớn hơn củi d) Than dễ đun hơn củi 15 : Hai dạng của cơ năng là: a) Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi b) Thế năng và động năng c) Động năng và thế năng hấp dẫn d) Động năng và thế năng đàn hồi 16: Thứ tự giảm dần về tính dẫn nhiệt của các chất: a.) Đồng- thủy tinh- nước- không khí b) Thủy tinh- đồng- nước- không khí c) Nước – đồng- thủy tinh- không khí d) Không khí- thủy tinh- nước – đồng 17: Vật nào không có động năng: a) hòn bi nằm yên trên sàn nhà b) Hòn bi lăn trên sàn nhà c) máy bay đang bay d) Viên đạn đang bay tới mục tiêu 18: Nước bị ngăn trên đập cao có dạng năng lượng: a) Hóa năng b) Động năng c) Nhiệt năng d) Thế năng 19 : Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hoá như thế nào? A. Động năng chuyển hoá thành thế năng. B. Thế năng chuyển hoá thành động năng. C. Không có sự chuyển hoá nào xảy ra. D. Động năng tăng còn thế năng không thay đổi 20 : Vì sao khi thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. A. Vì khi khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên. D. Vì đường có vị ngọt. B. Vì khi khuấy lên các phân tử đường xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước. C. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thì thể tích nước trong cốc tăng. 21. Trong thí nghiệm Bơ-rao, tại sao các hạt phấn hoa chuyển động? a. các hạt phấn hoa tự chuyển động. b.Do giữa các hạt phấn hoa có khoảng cách. c. Do các phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía. d.Do gió thổi làm hạt phấn hoa chuyển động. 22: Một viên đạn đang bay trên cao, có những dạng năng lượng nào mà em đã được học ? A. Động năng. B. Thế năng. C. Nhiệt năng và động năng. D. Động năng, thế năng và nhiệt năng 23. Trường hợp nào sau đây vật vừa có thế năng hấp dẫn vừa có thế năng đàn hồi bằng không? A/Mũi tên gắn vào cung tên , dây cung đang căng. B/Vật gắn vào lò xo nằm trên mặt đất , lò xo đang bị nén. C/Vật được treo cách mặt đất 5 m. D/Vật đang c/động trên mặt đất nằm ngang. 24. Cách nào sau đây làm thay đổi nhiệt năng của vật? A/Cọ xát vật với một vật khác. B/Đốt nóng vật. C/Cho vật vào môi trường có nhiệt độ thấp hơn vật. D/Tất cả các phương pháp trên. 25. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? a. Vì khi mới thổi không khí từ miệng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. b. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi thổi căng nó tự động co lại. c. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. d. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. 26. Về mùa đông, mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày, vì: a. Áo dày nặng nề. b. Áo dày truyền nhiệt nhanh hơn. c. Áo mỏng nhẹ hơn. d. giữa các lớp áo mỏng có không khí nên dẫn nhiệt kém . D /Vật đang c/động trên mặt đất nằm ngang. 24. Cách nào sau đây làm thay đổi nhiệt năng của vật? A/Cọ xát vật với một vật khác. B/Đốt nóng vật. C/Cho vật vào môi trường có nhiệt độ thấp hơn vật. . tố: a) lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực b)lực tác dụng vào vật và vận tốc của vật. c) phương chuyển động của vật d) Khối lượng của vật và quãng đường dịch. B. 2. Một vật được gọi là có cơ năng khi: A/Trọng lượng của vật rất lớn. B/Khối lượng của vật rất lớn. C /Vật có khả năng thực hiện công cơ học. D /Vật có kích thước rất lớn. 3 Khi một vật rơi từ