TỔNG HỢP CÂU HỎI VỀ NỘI DUNG NGÔI CHỎM VÀ CƠ CHẾ ĐẺ NGÔI CHỎM I. Câu hỏi mức độ nhớ lại 1. Hiện tượng lọt của ngôi chỏm được định nghĩa chính xác là: A. Khi ngôi thai đi ngang qua eo trên B. Khi ngôi thai xuống ngang với hai gai hông C. @Khi đường kính lưỡng đỉnh của đầu thai đi qua mặt phẳng eo trên D. Khi đường kính lưỡng đỉnh của đầu thai ngang với hai gai hông 2. Chọn một câu đúng nhất về ý nghĩa của nghiệm pháp lọt: A. Là nghiệm pháp đánh giá có bất tương xứng đầu - chậu không B. Dùng để xem ngôi thai có sinh được đường âm đạo không C. Là nghiệm pháp áp dụng trong trường hợp bất tương xứng đầu - chậu D. @Là nghiệm pháp đánh giá ngôi thai có qua được eo trên không trong trường hợp nghi ngờ bất tương xứng thai nhi và khung chậu 3. Khi có triệu chứng nào sau đây phải ngưng làm nghiệm pháp lọt? A. Cơn co mau B. Tim thai chậm C. Phát hiện sa dây rốn D. Xuất hiện vòng Bandl 4. Những yếu tố nào sau đây cần phải để ý đến khi đánh giá kết quả nghiệm pháp lọt? A. Độ xóa mở cổ tử cung B. Độ lọt ngôi thai C. Cơn co tử cung D. Nhịp tim thai 5. Cơ chế đẻ của ngôi chỏm được trình bày theo trình tự: A. Đẻ mông, đẻ đầu và đẻ thân. B. Đẻ thân, đẻ đầu và đẻ mông. C. @Đẻ đầu, đẻ vai và đẻ mông. D. Đẻ đầu, đẻ mông và đẻ thân. 6. Khi đẻ đầu của ngôi chỏm (kiểu thế CCTT) ngôi sẽ lọt theo đường kính nào của khung chậu người mẹ: A. Đường kính chéo phải của eo trên tiểu khung. B. @Đường kính chéo trái của eo trên. C. Đường kính ngang của eo trên. D. Đường kính trước sau của eo trên. 7. Giai đoạn đẻ vai, đường kính lưỡng mỏm vai sẽ đi qua đường kính nào của khung chậu người mẹ: A. @Đường kính chéo phải của eo trên. B. Đường kính chéo trái của eo trên. C. Đường kính ngang của eo trên. D. Đường kính trước sau của eo trên. 8. Giai đoạn sổ đầu, đường kính lọt của ngôi đi qua đường kính nào của khung chậu người mẹ: A. Đường kính chéo trái của eo dưới. B. Đường kính chéo phải của eo dưới. C. Đường kính ngang của eo dưới. D. @Đường kính trước sau của eo dưới. 9. Nếu ngôi chỏm có thóp sau ở vị trí 2 giờ, xác định kiểu thế của ngôi là: A. @Chẩm chậu trái trước B. Chẩm chậu phải trước C. Chẩm chậu trái sau D. Chẩm chậu phải sau 10. Nếu ngôi chỏm có thóp sau ở vị trí 7 giờ thì xác định kiểu thế của ngôi sẽ là: A. Chẩm chậu phải trước B. Chẩm chậu trái trước C. Chẩm chậu trái sau D. @Chẩm chậu phải sau 11. Nếu ngôi chỏm có thóp sau ở vị trí 5 giờ thì xác định kiểu thế của ngôi sẽ là: A. Chẩm chậu phải sau B. @Chẩm chậu trái sau C. Chẩm chậu trái trước D. Chẩm chậu phải trước 12. Nếu ngôi chỏm có thóp sau ở vị trí 11 giờ thì xác định kiểu thế của ngôi sẽ là: A. @Chẩm chậu phải trước B. Chẩm chậu phải sau C. Chẩm chậu trái trước D. Chẩm chậu trái sau 13. Để xác định kiểu thế, phần nào của ngôi chỏm dùng để chẩn đoán mối liên quan với khung chậu người mẹ: A. Cằm B. Mỏm vai C. @Thóp sau D. Thóp trước 14. Mốc của ngôi chỏm: A. Thóp trước B. @Thóp sau C. Gốc mũi D. Cằm 15. Xác đinh số lượng đưòng kính của khung châụ lớn (đại khung): A. Khung chậu lớn không liên quan đến tiểu khung nên không liên quan đến cơ chế đẻ B. Khung chậu lớn có 3 đường kính ngang và 2 đường kính trước sau C. 2 đường kính trước sau của khung chậu lớn là trước sau eo trên và trước sau eo dưới D. @Khung chậu lớn có 3 đường kính ngang và 1 đường kính trước sau (đường kính Beaudeloque) 16. Tiểu khung: xác định câu đúng về phần quan trọng của tiểu khung khi sổ thai: A. Tiểu khung quan trọng trong cơ chế đẻ và chia làm 2 eo: eo trên và eo dưới B. Eo trên là mặt phẳng sổ: phía trước qua bờ trên khớp vệ, phía sau là mỏm cùng cụt C. @Eo dưới là mặt phẳng sổ: phía trước qua bờ dưới khớp vệ, phía sau qua đỉnh xương cụt D. Đường kính quan trọng nhất của eo dưới là lưỡng ụ ngồi 10.5 –11 cm 17. Trong ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước, hiện tượng lọt xảy ra khi: A. Đường kính chẩm - trán trình diện trước eo trên B. Đường kính hạ chẩm - trán trình diện trước eo trên C. @Đường kính hạ chẩm - thóp trước trùng vào mặt phẳng eo trên D. Đường kính hạ chẩm - thóp trước song song với đường kính chéo trái của eo trên 18. Trên lâm sàng xác định đầu đã lọt khi: A. Sờ nắn ngoài chỉ còn thấy bướu trán trên vệ B. Sờ nắn ngoài chỉ còn thấy bướu chẩm trên vệ C. @ Sờ được 2 bướu đỉnh đã nằm trong âm đạo D. Thăm âm đạo: 2 ngón tay sờ được tới đốt sống cùng II khó khăn 19. Chọn thì đúng nhất cho cơ chế đẻ vai trong ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước: A. @Thì lọt: Sau khi thu nhỏ đường kính lưỡng mỏm vai (so vai) đi qua mặt phẳng eo trên B. Thì xuống: Vai xuống theo đường kính chéo phải để đi vào mặt phẳng eo dưới C. Thì quay: Vai quay 45 0 thuận chiều kim đồng hồ ngay sau khi lọt D. Thì sổ: vai trên sổ trước, vai sau ra khỏi âm hộ nhờ sức rặn của mẹ 20. Trong kỹ thuật đỡ đầu của ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước, cần giữ cho đầu cúi tới khi: A. Chẩm sổ và quay về vị trí trái trước B. Cắt tầng sinh môn xong C. Toàn bộ bướu chẩm đã thoát ra khỏi âm hộ D. @Hạ chẩm tỳ bờ dưới khớp vệ 21. Ngôi chỏm đầu cúi không tốt có triệu chứng: A. Đầu di động. B. Sờ được thóp sau. C. @Sờ được 2 thóp: thóp sau, thóp trước. D. Sờ được thóp trước. 22. Ngôi lọt là đường kính lớn nhất của ngôi đi qua mặt phẳng của: A. @Eo trên. B. Eo giữa. C. Eo dưới. D. Lưỡng ụ ngồi. 23. Mặt phẳng sổ là mặt phẳng đi qua giới hạn của: A. Eo trên. B. Eo giữa. C. @Eo dưới. D. Lưỡng ụ ngồi. 24. Trong cơ chế đẻ, để đánh giá độ lọt của ngôi trên lâm sàng ta lấy mốc là đường kính: A. Lưỡng ụ ngồi. B. Lưỡng ụ đùi. C. @Liên gai hông. D. Nhô - hậu vệ. 25. Trong ngôi chỏm nếu độ lọt chúc, khám ngoài sẽ thấy có dấu hiệu sau đây: NGOẠI TRỪ: A. Di động đầu thai sang 2 bên hạn chế B. Không sờ được bướu chẩm, bướu trán C. Nghe tim thai trên xương vệ 7 cm D. @ Sờ được một phần bướu chẩm và bướu trán 26. Khám thấy ngôi chỏm có thóp sau ở vị trí 3 giờ thì kiểu thế là: A. Chẩm chậu trái trước B. Chẩm chậu trái sau C. @Chẩm chậu trái ngang D. Chẩm chậu phải ngang 27. Trong ngôi chỏm, kiểu lọt đối xứng là: A. @2 bướu đỉnh xuống cùng một lúc B. 2 bướu đỉnh xuống không cùng một lúc C. Bướu đỉnh ở phía sau xuống trước bướu đỉnh ở phía trước D. Bướu đỉnh ở phía trước sẽ xuống trước bướu đỉnh ở phía sau 28. Trong trường hợp chuyển dạ bình thường không có bất tương xứng giữa xương chậu và thai nhi, thì loại ngôi thai nào sau đây có thể đẻ ở tuyến cơ sở: A. Ngôi thóp trước B. Ngôi ngang C. Ngôi mặt cằm sau D. @Ngôi chỏm II. Câu hỏi mức độ Hiểu 29. Trong ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước, sổ kiểu chẩm vệ, đến thì sổ vai, vai sẽ xoay theo kiểu nào? A. @45 0 theo chiều kim đồng hồ B. 45 0 ngược chiều kim đồng hồ C. 135 0 theo chiều kim đồng hồ D. 135 0 ngược chiều kim đồng hồ 30. Trong ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu phải sau, để sổ theo kiểu chẩm vệ, đầu thai phải xoay như thế nào? A. 45 0 theo chiều kim đồng hồ B. @135 0 theo chiều kim đồng hồ C. 45 0 ngược chiều kim đồng hồ D. 135 0 ngược chiều kim đồng hồ 31. Trong cơ chế đẻ mỗi phần thai sẽ trải qua 4 thì theo thứ tự: A. Xuống, lọt, quay, sổ. B. @Lọt, xuống, quay, sổ. C. Quay, xuống, lọt, sổ. D. Xuống, quay, lọt, sổ. 32. Dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán ngôi chỏm đầu lọt ở mức độ thấp là: A. Hai bướu đỉnh trên mức 2 gai hông. B. Hai bướu đỉnh ngang mức 2 gai hông. C. @Hai bướu đỉnh dưới mức 2 gai hông. D. Hai bướu đỉnh nằm trong âm đạo. 33. Ngôi chỏm cúi tốt, có đường kính lọt là: A. Thượng chẩm – cằm. B. Hạ chẩm – trán. C. @Hạ chẩm – thóp trước. D. Chẩm – trán. 34. Trong chuyển dạ ngôi chỏm có thể nhầm với ngôi nào khi khám âm đạo: A. Ngôi mặt. B. Ngôi trán. C. @Ngôi thóp trước. D. Ngôi ngược hoàn toàn. 35. Đường kính hữu dụng của eo trên là: A. Cụt - hạ vệ. B. @Nhô - hậu vệ. C. Nhô - hạ vệ. D. Cùng - hạ vệ. 36. Đường kính lớn nhất của đầu thai nhi là: A. Hạ chẩm thóp trước B. Lưỡng đỉnh C. Hạ cầm thóp trước D. @Thượng chẩm cằm III. Câu hỏi mức độ phân tích, áp dụng 37. Trong thủ thuật sinh ngôi chỏm, cần giữ đầu cúi cho đến khi: A. Đầu xuống đến vị trí +3 B. Sau khi ụ chẩm của đầu thai đã sổ ra khỏi âm hộ C. @Hạ chẩm của đầu thai tỳ vào bờ dưới khớp vệ D. Luôn giữ đầu cúi cho đến khi cả đầu và mặt thai đã ra khỏi âm hộ 38. Để đánh giá ngôi chỏm đã lọt, khi ấn ngón cái vào môi lớn nếu chạm được đầu của thai nhi, dấu hiệu này có tên là: A. Farabeuf B. @Piszkaczek C. Hégar D. Tarnier 39. Trong thì sổ đầu, chỉ cắt tầng sinh môn khi có chỉ định và đủ điều kiện. Vị trí cắt tầng sinh môn thường ở (Nếu người đỡ đẻ thuận tay phải): A. 10 giờ B. 8 giờ C. @7 giờ D. 5 giờ 40. Xác định câu đúng khi nói về các yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển dạ: A. Khung chậu và thai nhi B. Khung chậu và cơn co tử cung C. Cơn co tử cung và sức rặn của mẹ D. @3 yếu tố chính: khung chậu, thai nhi và cơn co tử cung 41. Ngôi chỏm là 1 ngôi hay gặp trong chuyển dạ, chiếm tỉ lệ: A. 94%. B. @95%. C. 96%. D. 97%. 42. Trong cơ chế đẻ ngôi chỏm thì đẻ vai khi chuẩn bị lọt, đường kính lưỡng mỏm vai thu nhỏ lại còn: A. 9cm. B. @9.5cm. C. 10cm. D. 10.5cm. 43. Xác định độ lọt trong ngôi chỏm có phân theo 4 mức độ là: A. @Cao lỏng - chúc - chặt - lọt B. Cao lỏng - chặt - chúc - lọt C. Chúc - chặt - cao lỏng - lọt D. Chặt - cao lỏng - chúc - lọt 44. Đường kính ngang hữu dụng của eo trên có số đo bằng: A. 13 cm B. @12,5 cm C. 11 cm D. 10,5 cm 45. Đường kính ngang eo giữa có trị số trung bình là: A. 8,5 cm B. @9 cm C. 10 cm D. 10,5 cm . lọt ngôi thai C. Cơn co tử cung D. Nhịp tim thai 5. Cơ chế đẻ của ngôi chỏm được trình bày theo trình tự: A. Đẻ mông, đẻ đầu và đẻ thân. B. Đẻ thân, đẻ đầu và đẻ mông. C. @Đẻ đầu, đẻ vai và đẻ. VỀ NỘI DUNG NGÔI CHỎM VÀ CƠ CHẾ ĐẺ NGÔI CHỎM I. Câu hỏi mức độ nhớ lại 1. Hiện tượng lọt của ngôi chỏm được định nghĩa chính xác là: A. Khi ngôi thai đi ngang qua eo trên B. Khi ngôi thai xuống. xương chậu và thai nhi, thì loại ngôi thai nào sau đây có thể đẻ ở tuyến cơ sở: A. Ngôi thóp trước B. Ngôi ngang C. Ngôi mặt cằm sau D. @Ngôi chỏm II. Câu hỏi mức độ Hiểu 29. Trong ngôi chỏm,