1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

4 1,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 53 KB

Nội dung

BÀI 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa - Trình bày được hệ quả của toàn cầu hóa - Trình bày được biểu hiện của khu vực hóa - Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức kinh tế khu vực 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực - Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực 3.Thái độ Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương. II. Phương pháp dạy học - Giảng giải - Đàm thoại gợi mở - Hoạt động nhóm - Khai thác tri thức từ bản đồ, bảng số liệu, tư liệu III. Phương tiện dạy học - Bản đồ treo tường các nước trên thế giới - Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới, khu vực (Gv có thể sử dụng kí hiệu trên nền lược đồ hành chính thế giới vị trí các nước trong các tổ chức liên kết kinh tế khác nhau). IV. Trọng tâm bài học Các biểu hiện và hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa. V. Tiến trình bài học 1. Vào bài Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng có biểu hiện rõ rệt và là xu hướng tất yếu, dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế. Vậy biểu hiện cụ thể của nó như thế nào và hệ quả của nó ra sao chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong nội dung bài học ngày hôm nay. 2. Tiến trình bài học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu xu hướng toàn cầu hóa kinh tế o Mục tiêu kiến thức I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế và nêu được hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế - Liên hệ được với Việt Nam o Thời gian: 20 phút o Phương pháp - Đàm thoại gợi mở - Hoạt động nhóm Bước 1: Gv nêu tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên phạm vi toàn cầu => Nguyên nhân của toàn cầu hóa kinh tế với những biểu hiện cụ thể. Bước 2: Gv chia lớp thành những nhóm nhỏ, có thể 4 nhóm, mỗi nhóm từ 6 -8hs, 2 nhóm đồng việc. Mỗi nhóm nghiên cứu và trình bày một biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. Nhóm 1: Nghiên cứu và trình bày biểu hiện: "Thương mại thế giới phát triển mạnh". Nhóm 2: Nghiên cứu và trình bày biểu hiện: "Đầu tư nước ngoài tăng nhanh". Nhóm 3: Nghiên cứu và trình bày biểu hiện: "Thị trường tài chính quốc tế mở rộng". Nhóm 4: Nghiên cứu và trình bày biểu hiện: "Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn". Các nhóm có thời gian hoạt động là 5 phút. Bước 3: Đại diện mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Bước 4: Sau khi các nhóm trình bày xong phần làm việc của nhóm mình, gv chuẩn kiến thức và liên hệ với thực tế nước ta. Bước 5: Gv yêu cầu hs làm việc theo nhóm cặp đôi để tìm hiểu những mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế. Liên hệ thực tế với nước ta trong quá trình hội nhập đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì? mặt từ kinh tế đến văn hóa, khoa học 1. Toàn cầu hóa về kinh tế - Thương mại phát triển Bước 6: Hs trình bày, Gv chuẩn kiến thức. VD: Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007. o Thuận lợi - Mở rộng thị trường ra nước ngoài, tìm thị trường mới trên cơ sở các Hiệp định thương mại song phương, đa phương. Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ được hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc (MFN) và có nhiều thuận lợi về xuất khẩu hàng hóa vào các nước trong WTO. - Có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Có nhiều cơ hội tiếp nhận và đổi mới công nghệ, trang thiết bị. - Mở cửa, tạo điều kiện phát huy nội lực. - Có sự phân công lao động mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên nhiều phương diện. o Khó khăn, thách thức - Thực trạng nền kinh tế nước ta có nhiều mặt lạc hậu so với khu vực và thế giới. - Trình độ quản lý kinh tế nhìn chung còn thấp. - Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm. - Sử dụng các nguồn vốn còn kém hiệu quả. - Đầu tư nước ngoài tăng nhanh - Thị trường tài chính mở rộng - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn 2. Hệ quả của toàn cầu hóa - Tích cực: Thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế - Thách thức: Gia tăng khoảng cách giàu nghèo Chuyển ý: Cùng với xu hướng toàn cầu hóa còn có xu hướng khu vực hóa, đây là một xu hướng với quy mô nhỏ hơn toàn cầu hóa, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong phần II để hiểu rõ hơn về khu vực hóa và biểu hiện rõ rệt là khu vực hóa kinh tế. Hoạt động 2: Tìm hiểu xu hướng khu vực hóa kinh tế o Mục tiêu kiến thức - Trình bày được các biểu hiện của khu vực hóa và hệ quả của khu vực hóa. - Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. o Thời gian: 15 phút o Phương pháp dạy học: - Đàm thoại gợi mở - Khai thác tri thức từ bản đồ, nguồn tư liệu, bảng số II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Các tổ chức liên kết KT khu vực - Nguyên nhân: Do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích - Các tổ chức liên kết khu vực: + Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) + Liên minh châu Âu (EU) + Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á liệu. Bước 1: - Gv yêu cầu hs làm việc với bảng 2. - Sau đó yêu cầu hs xác định vị trí các nước trên bản đồ thế giới. - So sánh quy mô dân số, GDP các khối với nhau. => Rút ra nhận xét Bước 2: Gv yêu cầu hs nêu những nguyên nhân làm cho các nước ở trong từng khu vực liên kết với nhau. - Có nét tương đồng về địa lý, văn hóa, xã hội - Chung mục tiêu và lợi ích phát triển Bước 3: Gv làm rõ khái niệm khu vực hóa. Như vậy chúng ta có thể hiểu khu vực hóa là: "Một quá trình diễn ra những liên kết về nhiều mặt giữa các quốc gia nằm trong một khu vực địa lí, nhằm tối ưu hóa những lợi ích chung trong nội bộ khu vực và tối đa hóa sức cạnh tranh đối với các đối tác bên ngoài khu vực". Bước 4: Gv hướng dẫn hs cả lớp cùng trao đổi: Khu vực hóa có những mặt tích cực nào và đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia? Bước 5: Liên hệ với Việt Nam trong khối ASEAN gặp những thuận lợi và khó khăn gì? (ASEAN) + Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) + Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR) 2. Hệ quả của khu vực hóa KT o Tích cực: - Tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên. - Tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế. o Thách thức: Quan tâm giải quyết các vấn đề như tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế ? Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến những hệ quả gì? - Các tổ chức liên kết khu vực được hình thành dựa trên những cơ sơ nào? VII. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP HS sưu tầm tài liệu về một số vấn đề mang tính toàn cầu. . biểu hiện và hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa. V. Tiến trình bài học 1. Vào bài Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng có biểu hiện rõ rệt và là xu hướng tất yếu, dẫn đến. hiện rõ rệt là khu vực hóa kinh tế. Hoạt động 2: Tìm hiểu xu hướng khu vực hóa kinh tế o Mục tiêu kiến thức - Trình bày được các biểu hiện của khu vực hóa và hệ quả của khu vực hóa. - Biết lí. BÀI 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa - Trình bày được hệ quả của toàn

Ngày đăng: 09/06/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w