Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
0,98 MB
Nội dung
BÀI GIẢNG HOÁ HỌC LỚP 8 THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI KIỂM TRA BÀI CŨ Câu hỏi : Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học ? Lấy ví dụ minh hoạ ? Đáp án : _ Giống nhau : Cả 2 hiện tượng chất bị biến đổi. _ Khác nhau : + Hiện tượng vật lí không có chất mới tạo thành. + Hiện tượng hoá học có chất mới tạo thành. _ Ví dụ : Rượu để lâu trong không khí có vị chua. Xăng để ngoài không khí bị bay hơi. Tuần 9, tiết 18 BÀI : PHẢN ỨNG HOÁ HỌC 1/ Định nghĩa Nêu định nghĩa phản ứng hoá học ? Đáp án : Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học. Chất bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia hay chất phản ứng, chất mới sinh ra là sản phẩm. Phản ứng hoá học được ghi theo phương trình chữ sau : Tên các chất phản ứng → tên các chất sản phẩm. Xác định chất tham gia và chất sản phẩm trong phương trình chữ của phản ứng sau : Đường → Than + Nước Đáp án : Chất tham gia : Đường. Chất sản phẩm : Than và nước. Phương trình trên đọc là : Đường phân huỷ thành than và nước Lưu ý : Dấu (→ ) chỉ sự sinh ra, tạo ra, tạo thành, dấu (+ ) đứng ở chất tham gia đọc là : tác dụng với, dấu ( + ) đứng ở phần sản phẩm thay thế cho chữ “ Và ” Ví dụ : Lưu huỳnh + Sắt → Sắt II Sunfua. Đọc là : Lưu huỳnh tác dụng với sắt sinh ra sắt II sunfua. Đọc phương trình chữ của phản ứng sau : Kẽm + axit clohiđric → Kẽm clorua + Khí hiđro. Đáp án : Kẽm tác dụng với axit clohiđric tạo thành kẽm clorua và khí hiđro. Tóm lại : Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học. Phản ứng hoá học được ghi theo phương trình chữ sau : Tên các chất phản ứng → tên các chất sản phẩm. Trong phản ứng hóa học lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩm tăng dần. Bài tập : Ghi lại phương trình chữu của phản ứng khi cây nến cháy ( xem bài tập 3 bài 12 ) cho biết tên chất tham gia và sản phẩm trong phản ứng này ? Đáp án : Cây nến → Cacbon đioxít + hơi nước. _ Tên chất tham gia : Cây nến. _ Tên chất sản phẩm : Khí cacbon đioxit và hơi nước. 2/ Diễn biến của phản ứng hoá học Quan sát hình 2.5. sgk. a b c O 2 H 2 H 2 O Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước. 1_ Trước phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau ? 2_ Sau phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau ? 3_ Trong quá trình phản ứng số nguyên tử oxi cũng như hiđro có giữ nguyên không ? 4_ Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không ? Đáp án : 1_ Trước phản ứng nguyên tử H liên kết với nguyên tử H, nguyên tử O, liên kết với nguyên tử O. 2_ Sau phản ứng : 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O. 3_ Trong quá trình phản ứng số nguyên tử H và O vẫn giữ nguyên. 4_ Các phân tử trước và sau phản ứng khác xa nhau. Tóm lại : Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Bài tập : Chọn từ hay cụm từ đã cho điền vào chổ trống trong câu sau đây cho phù hợp : “ Trước khi cháy chất parafin ở thể………….còn khi cháy ở thể……… các…………….parafin phản ứng với các…………………khí oxi trong không khí”. Rắn; lỏng; hơi; phân tử; nguyên tử. rắn hơi phân tử phân tử KẾT LUẬN 1/ Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học. Phản ứng hoá học được ghi theo phương trình chữ sau : Tên các chất phản ứng → tên các chất sản phẩm. Trong phản ứng hóa học lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩm tăng dần. 2/ Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. [...]...HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ Học bài theo nội dung đã ghi Đọc trước phần III và IV sgk trang 49, 50 Trả lời câu hỏi 1, 2 sgk trang 50 vào tập bài tập . đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ Học bài theo nội dung đã ghi. Đọc trước phần III và IV sgk trang 49, 50. Trả lời câu hỏi 1, 2 sgk trang 50 vào