ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II-H8

8 185 0
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II-H8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường: Lớp : Họ tên HS: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II -2010-2011 MÔN : HÓA HỌC 8 GV: Lê Hoàng Vân A) TÓM TẮT LÝ THUYẾT Câu 1: Định nghĩa 4 loại PƯHH và cho ví dụ? 1. Phản ứng hoá hợp: Là PƯHH trong đó có một chất mới được sinh ra từ hai hay nhiều chất ban đầu vd: C + O 2  CO 2 S + O 2  SO 2 2Mg + O 2  2MgO 2. Phản ứng phân huỷ: Là PƯHH trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới vd: CaCO 3  CaO + CO 2 2KClO 3  2KCl + 3 O 2 2KMnO 4  K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2 3. Phản ứng thế: Là PƯHH giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất vd: Zn + 2HCl  ZnCl 2 + H 2 Fe + H 2 SO 4  FeSO 4 + H 2 4. Phản ứng OXi hoá khử: Là PƯHH trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử: vd: CuO + H 2  Cu + H 2 O Fe 2 O 3 +3 H 2  2 Fe + 3H 2 O Câu 2: Trình bày phương pháp điêù chế oxi và hiđrô trong PTN và trong công nghiệp. Cho biết phương pháp thu khí.? 1. Điều chế oxi a. Trong PTN: - Phân huỷ các hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao: KClO 3, KMnO 4o 2KClO 3  2KCl + 3 O 2 2KMnO 4  K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2 b. Trong công nghiệp: - Hoá lỏng không khí ở nhiệt độ thấp áp suất cao( - 183 0 C) hoạc dùng phương pháp điện phân nước PTHH: 2H 2 O  2 H 2 + O 2 * Phương pháp thu khí: - Dựa vào tính chất vật lý; Oxi nhẹ hơn nước và ít tan trong nước ta thu bằng phương pháp đẩy nước - Khí Oxi nặng hơn không khí ta thu bằng phương pháp đẩy không khí 2. Phương pháp điều chế hiđrô: a. Trong PTN: - Thường dùng các kim loại Fe,Zn,Al cho tác dụng với các axít HCl, H 2 SO 4loãng PTHH: Zn + 2HCl  ZnCl 2 + H 2 Fe + H 2 SO 4  FeSO 4 + H 2 b.Trong công nghiệp: 1 - Điện phân nước bằng dòng điện một chiều: PTHH: 2H 2 O  2 H 2 + O 2 - Phương pháp thu khí: Dựa vào tính chất vật lý: Hiđrô nhẹ hơn nước và ít tan trong nước ta thu bằng phương pháp đẩy nước - Khí Hiđrô nhẹ hơn không khí ta thu bằng phương pháp đẩy không khí. Chú ý để úp ống nghiệm: Câu3: Cho biết thành phần của không khí? - Bằng thực nghiệm người ta chứng minh được rằng thành phần của không khí gồm: 78% Nitơ, 21%oxi các khí còn lại chiếm 1% gồm CO, CO 2 , H 2 , hơi nước Câu4: Trình bày tính chất hoá học của oxi ? T/C 1 : Tác dụng với phi kim: a. Tác dụng với lưu huỳnh S + O 2  SO 2 b. Tác dụng với Phốt pho 4P +5 O 2  2P 2 O 5 T/C 2 Tác dụng với kim loại : 3Fe + 2O 2  Fe 3 O 4 T/C 3 Tác dụng với hợp chất : CH 4 +2O 2  CO 2 + 2 H 2 O Câu 5: Ứng dụng của oxi? Oxi là chất khí có nhiều ứng dụng song chia thành hai lĩnh vực: a. Sự hô hấp: - Oxi cần cho sự hô hấp của động vật, thực vật và con người. Đặc biệt cần cho phi công bay cao, thợ nặn chiến sĩ chữa cháy và một số trường hợp lao động trong môi trường đặc biệt b. Sự đốt nhiên liệu: - Dùng đốt nhiên liệu trong sinh hoạt, oxi lỏng dùng cho động cơ tên lửa, làm mìn phá đá, dùng bơm vào lò luyện gang thép Câu 6: Trình bày tính chất hoá học của Hiđrô? T/C 1 : Tác dụng với oxi (phản ứng cháy) 2H 2 + O 2  2 H 2 O T/C 2 : Tác dụng với oxits kim loại: CuO + H 2  Cu + H 2 O Câu 7: Trình bày ứng dụng của Hiđrô? - Hiđrô là khí nhẹ dùng bơm vào bóng bay, khí cầu, bóng thám không. - Là chất khử mạnh , dùng khử các oxít kim loại trong công nghiệp luyên kim. - Dùng làm nhiên liệu đốt trong công nghiệp. Câu 8: Những ứng dụng của phản ứng oxi hoá khử? - Là cơ sở sản xuất của nhiều ngành công nghiệp luyện kim, công nghiệp hoá học. Câu 9: Trình bày tính chất hoá học của nước ? vai trò của nước trong thực tiễn và trong đời sống T/C1: Tác dụng với kim loại mạnh: Ba, K, Ca, Na, Li tạo ra dung dịch bazơ và giảI phong H 2 PTHH: K + H 2 O → KOH + H 2 T/C2: Tác dụng với một số oxít bazơ( K 2 O,Na 2 O, CaO, BaO,Li 2 O) tạo ra dung dịch bazơ PTHH: Na 2 O + H 2 O → 2KOH T/C: Tác dụng với nhiều oxít axít(CO 2, SO 2 ,SO 3 ,P 2 O 5 ,N 2 O 5 ) tạo ra dung dịch axít PTHH: P 2 O 5 + 3H 2 O → 2H 3 PO 4 Ứng dụng của nước trong đời sống và trong sản xuất: - Nước rất cần thiết trong đời sống và trong sinh hoạt - Nước cần cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.xây dựng , giao thông vận tải 2 Câu 10: Dung dịch là gì: Cho biết các thành phần của dung dịch? - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môI và chất tan. Dung dịch gồm 2 thành phần : dung môi và chất tan. Câu 11: Nồng độ %, nồng độ mol/lít (M) của dung dịch? Công thức tính? *Nồng độ % của dung dịch: Số gam chất tan có trong 100g dung dịch gọi là nồng độ phần trăm của dung dịch. -Công thức: %100% mdd mct C = *Nồng độ(M) của dung dịch: Số mol chất tan trong 1lít dung dịch gọi là nồng độ mol/lít của dung dịch: -Công thức: M n C V = Câu 12: Độ tan của một chất? * Là số gam chất tan hòa tan trong 100g nước để trở thành dung dịch bão hoà. * Ký hiệu : S Câu 13: Thế nào là oxít, axít, bazơ, muối? * Oxit là hợp chất gồm hai nguyên tố,trong đó có một nguyên tố là oxi - Oxit bazo là hợp chất gồm một nguyên tố kim loại kết hợp với oxi - Oxit axit là hợp chất gồm một nguyên tố phi kim kết hợp với oxi -Vd: Na 2 O ( oxit bazo) SO 2 ( oxit axit ) * Axit là hợp chất gồm một hoặc nhiều nguyên tử hidro kết hợp với gốc axit - Vd : HCl; H 2 SO 4 - Chú ý : axit làm quì tím hóa đỏ * Bazo là hợp chất gồm một nguyên tử kim loại kết hợp với một hoặc nhiều nhóm –OH -Vd: KOH , Fe(OH) 3 - Chú ý : dung dịch bazo làm quì tím hóa xanh, phenolphtalein từ không màu hóa hồng * Muối là hợp chất gồm một hoặc nhiều nguyên tử kim loại kết hợp với một hoặc nhiều gốc axit -Vd: NaCl ; K 2 SO 4 - Chú ý : Thông thường dung dịch muối làm quì tím không đổi màu(trừ một số trường hợp như Na 2 CO 3 làm quì tím hóa xanh… ) 3 B) BÀI TẬP *DẠNG 1: VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Bài 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng dưới đây,ghi rõ điều kiện phản ứng .Cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào ? Xác địmh chất khử,chất oxi hóa, sự khử,sự oxi hóa, bằng sơ đồ, đối với phản ứng oxi hóa khử ? 1) H 2 + Fe 2 O 3 + 2) CO + Fe 2 O 3 + 3) Al + Fe 2 O 3 Al 2 O 3 + 4) C + H 2 O CO + 5) C + CO 2 CO 6) Ca(OH) 2 + CO 2 + 7) KMnO 4 + + 8) KClO 3 + 9) FeO + HCl + 10) Al + H 2 SO 4 + 11) Mg + HCl + 12) Fe 2 O 3 + H 2 SO 4 + 13) NaOH + H 2 SO 4 + 14) CaO + H 2 O + 15) SO 2 + H 2 SO 4 + 16) N 2 O 5 + H 2 O + 17) K 2 O + H 2 O + 18) Li + H 2 O + 19) Ba(OH) 2 + H 2 SO 4 + 20) Fe 3 O 4 + CO + Bài 2: Viết PTHH biểu diễn chuyển đổi hóa học sau? a) K K 2 O KOH KCl b) P P 2 O 5 H 3 PO 4 Ca 3 (PO 4 ) 2 4 c) Na NaOH Na 2 SO 4 Na 2 O d) Cu CuO CuSO 4 Cu(OH) 2 e) H 2 H 2 O H 2 SO 4 H 2 Cu f) Fe Fe 3 O 4 Fe FeSO 4 Fe(OH) 2 *DẠNG 2: DẠNG BÀI TẬP ĐIỀU CHẾ Bài 3:Từ các chất KMnO 4 , Fe, Cu, dung dịch HCl điều chế các chất sau: khí hidro, khí oxi, CuO, Fe 3 O 4 . Bài 4:Từ các chất KClO 3 , Zn, Fe, H 2 SO 4 lõang điều chế các chất sau: khí hidro, khí oxi, ZnO, Fe 3 O 4 . Bài 5:Từ các chất H 2 SO 4 (l), Zn, KMnO 4 , P điều chế các chất: khí hidro, khí oxi, nước, H 3 PO 4 . Bài 6:Từ các chất Al, Fe, S, KClO 3 viết phương trình hóa học điều chế các chất sau: Al 2 O 3 , SO 2 , Fe 3 O 4 . *DẠNG 3 : NHẬN BIẾT CHẤT –GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG Bài 7:Trình bày phương pháp hóa học nhận biết từng khí: a) Hidro, oxi, cacbonic, nitơ b) Cacbon oxit ,không khí, lưu huỳnh trioxit Bài 8 : Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch: a) NaOH, HCl, Ca(OH) 2 , NaCl b) H 2 SO 4 , Ba(OH) 2 , K 2 SO 4 ,HCl c) H 2 O , KOH , NaNO 3 , Ba(OH) 2 Bài 9 : Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất rắn: a) P 2 O 5 , CaO, NaCl, ZnO b) N 2 O 5 , Na 2 O ,MgO , KCl c) CaCO 3 , CaO, N 2 O 5 Bài 10: Nêu hiện tượng,giải thích và viết phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau: a) Cho Na vào chậu nước có nhỏ vài giọt phenolphtalein. b) Đốt cháy P trong lọ có chứa khí oxi,sau khi phản ứng xảy ra cho một ít nước vào lọ lắc đều tiếp đó cho thêm quì tím vào lọ 5 c) Dẫn khí hidro qua bột Đồng (II) oxit nung nóng d) Cho bột CaO vào cốc,thêm nước cất và khuấy đều.Để một lúc,lọc lấy phần chất lỏng ở trên cho vào ống nghiệm,sau đó thổi khí CO 2 vào. e) Đốt cháy Lưu huỳnh ,dẫn khí sinh vào lọ đựng nước cất,sau đó cho giấy quì tím vào dung dịch thu được f) Cho kim loại Ba vào nước,tiếp đó nhỏ từ từ dung dịch axit sunfuric vào * DẠNG 4: GỌI TÊN, PHÂN LOẠI VÀ XÁC ĐỊNH TÍNH TAN CỦA CÁC HỢP CHẤT Bài 11: Lập công thức hoá học của các hợp chất có tên gọi sau đây và cho biết chúng thuộc loại hợp chất nào đã học nào đã học,xác định tính tan của từng chất: 1) Can xi oxít 13) Lưu huỳnh tri oxít 2) Magie cacbonat 14) Sắt (III) hiđroxit 3) Đi phốt pho penta oxít 15) Liti photphat 4) Lưu huỳnhđioxít 16) Kẽm hidrosunfat 5) Sắt ( III) oxít 17) Sắt (II) sunfua 6) Bari đihiđrophotphat 18) Các bonđi oxít 7) Nat ri oxít 19) Axit nitrơ 8) Đồng (II) oxít 20) Nhôm nitrat 9) Oxít sắt từ 21) Bari oxít 10)Cácbon oxít 22) Đồng (II) sunfit 11)Kẽm oxít 23) Axit sunfurơ 12)Axir sunfuhiđric 24) Bạc clorua Bài 12: Gọi tên các hợp chất có công thức hoá học sau,xác định tính tan của chúng trong nước? 1) CaCl 2 8) Ca( H 2 PO 4 ) 2 2) H 2 SO 4 9) NaOH 3) Ca(OH) 2 10) KNO 3 4) Fe(OH) 3 11) Al(OH) 3 5) Mg(HSO 4 ) 2 12) K 3 PO 4 6) BaSO 3 13) CuS 7)H 2 SiO 3 14) NaNO 2 *DẠNG 5 : TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Bài 13: Đốt cháy 2,8 lit khí hiđro trong không khí a) Tính thể tích và khối lượng của khí oxi cần dùng? Tính khối lượng nước thu được? b) Tính thể tích không khí cần dùng cho phản ứng trên,biết oxi chiếm 20% thể tích không khí?Thể tích các khí đo ở đktc Bài 14: Cho 2,24 lit khí hiđro tác dung với 1,68 lit khí oxi . a)Chất nào dư? Bao nhiêu gam? b)Tính khối lượng nước thu được. ( Thể tích các khí đo ở đktc)? Bài 15: Khử hoàn toàn 48 gam đồng (II) oxit bằng 4.48 l khí H 2 (đkc) ở nhiệt độ cao 6 a) Chất nào dư? Bao nhiêu gam? b) Tính thể tích khí H 2 (đktc) cần dùng? Tính số gam đồng kim loại thu được? Bài 16: Cho một hỗn hợp chứa 4,6 g natri và 3,9 g kali tác dụng với nước . a) Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc ) ? b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được biết khối lượng nước là 91,5 g? Bài 17: Hoà tan 19,5 g kẽm cần vừa đủ m gam dung dich axit clohiđric 20% a) Thể tích khí H 2 sinh ra (đktc)? b) Tính m? c) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng? a) Nếu dùng thể tích H 2 trên để khử 19,2 g sắt III oxit thì thu được bao nhiêu g sắt? Bài 18: Cho 60,5 g hỗn hợp gồm hai kim loại Zn và Fe tác dụng với dung dịch axit clohđric dư . Thành phần phần trăm của sắt trong hỗn hợp là 46,289% . Hãy xác định: a) Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? b) Thể tích khí H 2 sinh ra (ở đktc). c) Khối lượng các muối tạo thành sau phản ứng . Bài 19: Cho 22,4 g sắt tác dụng với dd H 2 SO 4 loãng chứa 24,5 g H 2 SO 4 a) Tính thể tích khí H 2 thu được ở đktc? b) Chất nào dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam? Bài 20: Cho 200 g dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa hết với 100 g dung dịch HCl X% . Tính: a) Nồng độ muối thu được sau phản ứng?. b) Tính nồng độ axit HCl . Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn?. Bài 21: Cho 5,6 g sắt vào 100 ml dung dịch HCl 1M . Hãy: a) Tính lượng khí H 2 tạo ra ở đktc? b) Chất nào còn dư sau phản ứng và lượng dư là bao nhiêu? c) Nồng độ phần trăm các chất sau phản ứng? Bài 22: Làm bay hơi 80g nước từ dung dịch muối ăn 20% thu được dung dịch mới có nồng độ 25% .Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu? Bài 23 :Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe 3 O 4 bằng cách oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao a) Tính số gam sắt và số gam oxi cần dùng để điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ? b) Tính số gam thuốc tím cần dùng để có đủ lượng oxi dùng cho phản ứng trên? Bài 24:Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g photpho trong bình đựng 0.67 l khí oxi (đkc). a) Tính khối lượng điphotphopentaoxit tạo thành sau phản ứng. b) Tính thể tích khí oxi tham gia tham gia phản ứng (đktc) c) Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng photpho ở trên (biết thể tích oxi chiếm 1/5 thể tích không khí) 7 Bài 25: Cho 1,3 g kẽm tỏc dụng với 400ml dung dịch HCl theo sơ đồ phản ứng sau: a) Lập phương trình hóa học và cho biết phản ứng trờn thuộc loại phản ứng húa học nào? b) Tính khối lượng muối kẽm clorua và thể tớch khớ hidro (đktc) tạo thành sau phản ứng. c) Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl cần dựng. Bài 26 :Cho 0,65 g kẽm tác dụng với dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được khí hidro (đktc) a) Tính thể tích khí hidro tạo thành sau phản ứng (đktc) b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. c) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng. Bài 27 :Cho thêm nước vào 150g dung dịch axit HCl nồng độ 2,65% để tạo thành 2 lít dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được. Bài 28: Phải lấy bao nhiêu ml dung dịch H 2 SO 4 96% khối lượng riêng là 1,84g/ml để trong đó có 2,45g H 2 SO 4 Bài 29: Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch HCl có nồng độ 36% D= 1,19g/ml để pha 5 lít dung dịch HCl có nồng độ 0,5M. Bài 30 : Trộn 200g dung dịch muối năn ( NaCl) 5% với 300g dung dịch muối năn (NaCl) 15%, được dung dịch muối A. Tính nồng độ % của dung dịch A. Bài 31: Cho biết độ tan của muối KNO 3 ở 20 0 C là 35,5g. Tính nồng độ % của dung dịch muối ở nhiệt độ này? Bài 32 : Trộn 300ml dung dịch Ca(OH) 2 0,5M với 200ml dd Ca(OH) 2 2,5M, được dung dịch A. Tính nồng độ M của dung dịch này Bài 33 : Tính thể tích H 2 O cần thiết để pha chế 500ml dung dịch NaCl 0,2M từ dd NaCl 1,5M Bài 34 : Có dụng cụ và hoá chất cần thiết? Trình bày cách pha chế 200g dung dịch KOH 5% từ dung dịch KOH 20% HẾT Cho: K = 39 ; C=12 ; H=1; O=16; Cl=35.5 ; Na=23 ; S=32 ; N=14 ; Ba=137 ; Mg=24 ; Ca=40; P=31 ; Br=80 ; Al=27 ;Zn=65 ; Fe=56 ;Cu=64 ; Ag=108; 8 . Trường: Lớp : Họ tên HS: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II -2010-2011 MÔN : HÓA HỌC 8 GV: Lê Hoàng Vân A) TÓM TẮT LÝ THUYẾT Câu 1: Định nghĩa 4. hơn không khí ta thu bằng phương pháp đẩy không khí. Chú ý để úp ống nghiệm: Câu3: Cho biết thành phần của không khí? - Bằng thực nghiệm người ta chứng minh được rằng thành phần của không khí. bơm vào bóng bay, khí cầu, bóng thám không. - Là chất khử mạnh , dùng khử các oxít kim loại trong công nghiệp luyên kim. - Dùng làm nhiên liệu đốt trong công nghiệp. Câu 8: Những ứng dụng của

Ngày đăng: 05/06/2015, 11:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan