Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
1,97 MB
Nội dung
Nguyễn Du (1765- 1820) A/ Vài nét về tiểu sử B/ Sự nghiệp văn chương I. Các sáng tác chính II. Vài nét về Nguyễn Du trong tác phẩm chữ Hán III. Vài nét về Nguyễn Du trong tác phẩm chữ Nôm C/ Đánh giá chung: A. Vài nét về tiểu sử Nguyễn Du(1765-1820),tên chữ là Tố Như,hiệu là Thanh Hiên và Hồng Sơn hiệp lộ,Nam Hải điếu đồ Quê ở Nghi Xuân,Hà Tĩnh,một vùng đất giàu truyền thống văn hoá, sinh ở Thăng Long đất kinh kì.Là gia đình đại quý tộc phong kiến có truyền thống khoa bảng văn chương . Nguyễn Du sinh ra và sống trọn vẹn vào giai đoạn cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX-một giai đoạn lịch sử đầy biến động.Do vậy cuộc đời của Nguyễn Du cũng trải qua không ít thăng trầm - Ông bế tắc trong tư tưởng chính trị : do nặng lòng với Lê Trịnh mà ông định dấy binh chống Tây Sơn. Việc chẳng thành, ông phải dấn thân vào 15 năm gió bụi. - Những năm tháng lưu lạc ông sống cực khổ nên hiểu rõ tình cảnh khổ đau của nhân dân, hình thành gốc nhân đạo sâu và vững Nguyễn Du làm quan triều Nguyễn với tâm trạng bất đắc trí. Ông được cử đi xứ Trung Quốc(1813). Đến 1820 định đi xứ lần hai thì bị bệnh và mất B. Sự nghiệp văn chương I. Các sáng tác chính 1.Sáng tác bằng chữ Hán: Hiện nay còn 249 bài thơ chữ Hán do Nguyễn Du viết vào các thời kỳ khác nhau Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn. Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh. Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc. 2.Các tác phẩm chữ Nôm • Truyện Kiều.( Đoạn trường tân thanh) • Văn chiêu hồn (tức Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. • Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải. • Sinh tế Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác. II. Vài nét về Nguyễn Du trong tác phẩm chữ Hán • Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, nhân cách của ông. Các bài thơ trong Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm tuy biểu hiện một tâm trạng buồn đau, day dứt nhưng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. • Trong Bắc hành tạp lục, những điểm đặc sắc tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng hơn. • Thơ Nguyễn Du viết khi đi sứ có ba nhóm đáng chú ý: _ Một là ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện. _ Hai là phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người. _ Ba là cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đọa đày hắt hủi… 1.Tâm sự hoài cổ và nỗi niềm cô độc của Nguyễn Du trong các tác phẩm chữ Hán: - Xuyên suốt các tác phẩm chữ Hán của Nguyễn Du là một tâm trạng hoài cổ,là tâm sự của một con người không có chính nghĩa, hoàn toàn cô độc giữa thời đại, bế tắc trong cái nhìn và tư tưởng. - Nguyễn Du bị ràng buộc bởi quan niệm “tôi trung không thờ hai chủ”, ông chống Tây Sơn nhưng không hăng hái lắm. Tuy nhiên niềm tin của ông đối với nhà Lê cũng bị lung lay. Đó cũng là lý do ông không có lấy một bài thơ ca ngợi triều đại nhà Lê. Ông từng có ý định chạy theo Lê Chiêu Thống nhưng không kịp, bởi chưa bắt đầu mà ông đã nản chí lắm rồi: ‘Tráng sĩ bạc đầu bi hướng thiên’ (Tráng sĩ đầu bạc bi thương ngẩng nhìn trời) - Nguyễn Du hoàn toàn bị mất phương hướng, thậm chí ông không có cả lí tưởng của riêng mình. Đến cuối cùng nhà Lê hoàn toàn bị tiêu diệt, chỉ còn là bóng ma của một thời tàn,tất cả ý đồ khôi phục hoàn toàn sụp đổ. Đó cũng là nguyên nhân tại sao thơ chữ Hán của ông luôn mang tâm trạng chán trường như tiếng thở dài ngao ngán cho thế cuộc. - Ông quay lưng lại với bọn quan lại ức hiếp dân lành, nhưng ông cũng không thể đến được với nhân dân, không tìm ra được ở đời sống và khát vọng của nhân dân cái sức lực tinh thần cần thiết, do vậy ông hoàn toàn lạc lõng giữa thời đại. Do vậy tâm trạng ông nhuốm màu bi quan, cô độc. Một phần cũng vì Nguyễn Du có những tư tưởng, tình cảm đi trước thời đại. Tâm sự day dứt suốt đời của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán không chỉ là cảnh ngộ riêng tư, cũng không chỉ là sự yêu mến hay chán ghét đối với một triều đại này hay triều đại khác.Tầm sâu sắc của nhà thơ là chỗ qua những biểu hiện cụ thể của cuộc sống,của tâm trạng con người trong tác phẩm, Nguyễn Du muốn đi đến một nhận thức có tính bản chất về xã hội. 2, Thái độ của Nguyễn Du trong các tác phẩm chữ Hán: 2, Thái độ của Nguyễn Du trong các tác phẩm chữ Hán: Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người Suốt cả cuộc đời mình,ông luôn phải chứng kiến cảnh những con người đau khổ và bất hạnh, những con người bị đẩy vào đường cùng bởi một xã hội phong kiến thối nát,xấu xa và đang trên đường xuống dốc suy tàn.Những cảnh đó đập vào mắt nhà thơ nhức nhối đau đớn, lòng ông mang nặng nỗi đau đời,nỗi đau đời đã dằn vặt,day dứt ông không nguôi. ‘ Nhân tình nhắm mắt chưa xong Biết ai hậu thế khóc cung Tố Như ’ Nguyễn Du khinh bỉ và chán ghét chế độ ấy Xã hội gì mà những người lương thiện phải chịu khổ cực, còn những kẻ ngu dốt, độc ác lại đứng đầu xã hội, cầm cán công công lí? Quan lại toàn một lũ “nhai xé thịt người ngọt xớt như đường. Nguyễn Du là người hơn ai hết hiểu được nỗi đau đời,hơn ai hết hiểu được cảnh đời dối gian đen bạc. Hiểu nhưng ông bất lực. Sinh ra trong một gia đình có nhiều người làm quan nhưng Nguyễn Du có cuộc sống gần gũi với nhân dân hiểu được nỗi đau đớn mà nhân dân phải gánh chịu. Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đọa đày hắt hủi Nội dung quan trọng hàng đầu trong thơ chữ Hán Nguyễn Du là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những người nhỏ bé,thấp cổ bé họng. Người ăn xin, hát rong, những người lao động nặng… vốn bị xã hội cú coi rẻ được nhà thơ nói đến bằng một tấm lòng trân trọng,thương yêu. Trong đó có lẽ đau đớn nhất là người phụ nữ,tủi nhục nhất là kiếp đàn bà: “Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư Độc điếu song tiền nhất chỉ thư Chi phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh luỵ phần dư Cổ kim hận sự thiên nan vấn. Phong vận kì oan ngã tự cư” [...]... nhân vật như Nguyễn Du, nhất là nội tâm nhân vật Thuý Kiều” Đánh giá về nghệ thuật “Truyện Kiều”,nhà văn Nguyễn Đình Thi nhận xét: “Tiếng nói Việt Nam trong Truyện Kiều như là làm bằng ánh sáng vậy” C Đánh giá chung: I Dặc diểm nội dung: *Nét nổi bật về nội dung trong sáng tác Nguyễn Du là sự đề cao xúc cảm,tức đề cao “tình” *Chữ “tình”chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sáng tác Nguyễn Du: -Đó là... thời của Nguyễn Du biết yêu ghét không phải là chuyện dễ Nguyễn Du đã vạch trần tội ác của tên bạo chúa nhà Minh bằng những lời lẽ phẫn nộ hay là những lời nguyền rủa trước tượng Tần Cối và mắng vợ hắn Nguyễn Du khinh bỉ bọn đặt công danh phú quý lên trên mọi tình nghĩa trên đời “Họ đi ra ngựa ngựa xe xe, họ ở nhà vênh vênh váo váo Đứng ngồi bàn tán tựa ông Cao, ông Quỳ” Cuối cùng Nguyễn Du đi đến... thần đó => Nguyễn Du là tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đề cao hạnh phúc con người tự nhiên,trần thế II Đặc điểm nghệ thuật : - Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác,nắm vững nhiều thể thơ Trung Quốc Thơ chữ Hán của ông ở thể thơ nào cũng có bài xuất sắc - Thơ chữ Nôm đã thể hiện tài năng nghệ thuật Nguyễn Du Nguyễn Du nắm vững... cao thượng,những tài năng hiếm có III.Vài nét về Nguyễn Du trong tác phẩm chữ Nôm 1 Văn tế thập loại chúng sinh (Văn tế mười loại chúng sinh) -Được viết bằng thể thơ song thất lục bát - Thể hiện một phương diện quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm Nguyễn Du Theo quan niệm xưa,hồn của người chết bất hạnh cần được siêu sinh tịnh đọ .Nguyễn Du viết bài thơ chiêu hồn cho nhiều hạng người khác... lòng” 2.Truyện Kiều(Đoạn trường tân thanh) a.Nguồn gốc và sự sáng tạo của Nguyễn Du: *Nguồn gốc: -Truyện Kiều được sáng tác trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc “Kinh Vân Kiều Truyện” -Chưa xác định thời gian sáng tác cụ thể b.Sự sáng tạo của Nguyễn Du -Về thể loại: Từ một tiểu thuyết viết bắng văn xuôi, Nguyễn Du đã kế thừa truyền thống nghệ thuật thơ Nôm,khúc ngâm,thơ trữ tình và... tán tựa ông Cao, ông Quỳ” Cuối cùng Nguyễn Du đi đến một sự khái quát hoá cao độ về tầng lớp thống trị: “ Bất lộ trảo nha dữ giác độc Giảo tước nhân nhục cam như di” Nguyễn Du đã đướng trên lập trường nhân dân mà nhìn bọn chúng, Nguyễn Du đã trút tất cả căm giận của nhân dân lên đầu bọn ăn thịt người ấy, một sự căm giận chọc thủng cái màn dày đặc của hàng nghìn năm lịch sử, và đáng sợ như nhau đối với... cho người phụ nữ -Đó là triết lý của nhà thơ về cuộc đời,về thân phận con người thường mang tính khái quát cao và thấm đẫm cảm xúc Ý nghĩa xã hội sâu sắc của thơ ca Nguyễn Du gắn chặt với tình đời,tình người bao la của nhà thơ -Nguyễn Du là người đầu tiên trong văn học trung đại đã nêu lên mộtcách tập trung vấn đề về thân phận người phụ nữ có sắc đẹp và tài năngvăn chương nghệ thuật(thơ,nhạc….) Ông... đồng tiền * Truỵên Kiều là tiếng nói hiểu đời:Giá trị của Truyện Kiều không chỉ ở lý tưởng của Nguyễn Du hay sự phê phán các thế lực đen tối,mà còn ở tấm lòng hiểu đời,bao dung của tác giả thấm sâu vào từng lời,từng chi tiết.Chính sự hiểu đời đã khiến cho a.Nghệ thuật xây dựng nhân vật: -Khắc hoạ chân thật chân dung nhân vật sống động,gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc -Nhân vật vừa có nét điển hình,vừa... dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàuđẹp cho tiếng Việt Khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ Với sự tham gia của các thành viên: -Đỗ Hồng Nhung -Phương Quỳnh Mai -Dương Thị Thu Thảo -Vũ Phương Anh -Phạm Hà Thu -Tào Thị Thu Hiền -Trịnh Linh Giang -Trịnh Hồng Nhung -Nguyễn Diệu Linh -Nguyễn Thị Phương Thảo ... nhỏ bé,dưới đáy xã hội Do giá trị nhân đạo sâu sắc mà Văn chiêu hồn được phổ biến rộng rãi,kể cả trong phạm vi nhà chùa - Văn chiêu hồn chính là một tiếng khóc lớn cất lên từ tâm hồn vĩ đại và cao cả Nguyễn Du Trong một xã hội mục rỗng bạo tàn, Tố Như cất tiếng khóc cho tất cả những số phận bi thảm của con người Tất cả họ khi sống dù là mũ cao áo rộng,là những thư sinh nho sĩ,là những người cùng đinh . Nguyễn Du (1765- 1820) A/ Vài nét về tiểu sử B/ Sự nghiệp văn chương I. Các sáng tác chính II. Vài nét về Nguyễn Du trong tác phẩm chữ Hán III. Vài nét về Nguyễn Du trong tác. con người trong tác phẩm, Nguyễn Du muốn đi đến một nhận thức có tính bản chất về xã hội. 2, Thái độ của Nguyễn Du trong các tác phẩm chữ Hán: 2, Thái độ của Nguyễn Du trong các tác phẩm chữ. Dặc diểm nội dung: *Nét nổi bật về nội dung trong sáng tác Nguyễn Du là sự đề cao xúc cảm,tức đề cao “tình” *Chữ “tình”chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sáng tác Nguyễn Du: -Đó là sự