1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi đề nghị HK2 10-11 Sinh 8

3 143 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Phaỷn xaù khoõng ủieu kieọn (1ủ)

Nội dung

PHÒNG GD-ĐT BÌNH MINH ĐỀ ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011 TRƯỜNG THCS ĐÔNG THÀNH Môn: Sinh học lớp 8 Thời gian: 60 phút I. THIẾT LẬP MA TRẬN: Các chủ đề chính Các mức độ nhận thức Tổng Nhận biết ( 35%) Hiểu ( 35%) Vận dụng (30%) TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chương VII. Bài tiết Câu 2,8 2 câu 0.5đ Chương VIII. Da Câu 7 Câu 5 Câu 2 3 câu 1.5đ Chương IX: Thần kinh và giác quan Câu 4,6,12 Câu 3 Câu 1,3,10 Câu 1 Câu 9,11 Câu 4 11 câu 8đ Tổng 6 câu 1.5đ 1 câu 2đ 4 câu 1đ 1 câu 2,5đ 2 câu 0.5đ 2 câu 2.5đ 16 câu 10đ II – ĐỀ KIỂM TRA: A. TRẮC NGHIỆM: Học sinh đánh (X) vào câu đúng nhất trong các câu sau đây. Mỗi câu 0,25đ. Câu 1: Điều hòa và phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể là chức năng của: A. Tiểu não. B. Não trung gian. C. Trụ não. D. Đại não. Câu 2: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: A. Thận, cầu thận, bóng đái. B. Thận, ống dẫn tiểu, bóng đái, ống đái. C. Thận, ống thận, bóng đái. D. Thận, ống đái, bóng đái. Câu 3: Dây thần kinh tủy gồm có: A. 31 đôi. B. 32 đôi. C. 33 đôi. D. 34 đôi. Câu 4: Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm hai phân hệ: A. Giao cảm và đối giao cảm. B. Linh cảm và đối linh cảm. C. Mẫn cảm và lãnh cảm. D. Đồng cảm và dò cảm. Câu 5: Các hình thức luyện tập da: A. Tắm nắng càng lâu càng tốt, xoa bóp. B. Tập thể thao buổi trưa, xoa bóp. C. Tập chạy buổi sáng, xoa bóp. D. Lao động chân tay, tắm nước lạnh. Câu 6: Tai có cấu tạo gồm: A. Vành tai, ống tai. B. Tai giữa, vành tai. C. Tai ngoài, tai giữa, tai trong. D. Ống tai, tai giữa. Câu 7: Da có cấu tạo gồm các lớp: A. Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da. B. Lớp biểu bì, lớp bì, lớp tế bào sống. C. Lớp biểu bì, lớp sừng, lớp mỡ dưới da. D. Lớp biểu bì, lớp mô, lớp mỡ dưới da. Câu 8: Sự tạo thành nước tiểu trải qua các giai đoạn: A. Lọc máu, hấp thụ lại, bài tiết tiếp. B. Hấp thụ lại, bài tiết C. Lọc máu, bài tiết, hấp thụ lại D. Bài tiết và hấp thụ lại Câu 9: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện: A. Trời lạnh người run cầm cập. B. Lỗ đồng tử của mắt co lại khi có ánh sáng chiếu vào. C. Cơ thể tiết mồ hôi khi trời nắng nóng. D. Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ. Câu 10: Chất xám của đại não( vỏ não) có chức năng: A. Điều khiển hoạt động các cơ quan. B. Dẫn truyền xung thần kinh. C. Nối các căn cứ trong tủy sống với nhau. D. Là trung khu các phản xạ có điều kiện. Câu 11: Não người chứa khoảng bao nhiêu nơron? A. 100 nơron B. 1 tỉ nơron C. 10 tỉ nơron D. 100 tỉ nơron Câu 12: Mắt cận thò khi nhìn một vật thì ảnh của vật xuất hiện ở: A. Điểm vàng. B. Màng lưới. C. Phía trước màng lưới. D. Phía sau màng lưới. B. TỰ LUẬN: Câu 1: So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện vớiø phản xạ có điều kiện? Dẫn chứng ví dụ minh họa cho từng loại phản xạ. (2.5đ) Câu 2: (1đ)Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không? Vì sao? Câu 3: (2đ) Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người? Câu 4: (1.5đ) Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì? III. ĐÁP ÁN: A/ Phần trắc nghiệm: 3đ (mỗi câu đúng đạt 0,25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B A A C C A A D D D C B/ Phần tự luận: Câu 1: So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện vớiø phản xạ có điều kiện: Phản xạ không điều kiện (1đ) Phản xạ có điều kiện (1đ) - Sinh ra đã có sẵn, không cần phải học (bẩm sinh). - Bền vững (tồn tại suốt đời). - Có tính chất chủng loại, di truyền. - Cung phản xạ đơn giản. - Số lượng hạn chế. - Là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua quá trình học tập, rèn luyện. - Dễ thay đổi (dễ mất khi không củng cố) - Có tính chất cá thể, không di truyền. - Hình thành đường liên hệ tạm thời. - Số lượng không hạn đònh.  Nêu đúng hai ví dụ: 0.5đ. Câu 2: Lông mày có vai trò quan trọng ngăn không cho mồ hôi, nước chảy xuống mắt. Vì vậy không nên nhổ lông mày. Lạm dụng kem, phấn sẽ bít các lỗ chân lông và lỗ tiểt chất nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển. (1đ) Câu 3: Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật và hiện tượng cụ thể, (1đ) là phương tiện giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm. (1đ) Câu 4 Các biện pháp giữ vệ sinh hệ thần kinh: ( Học sinh viết đúng 3 trong 4 ý dưới đây đạt 1.5điểm) - Đảm bảo giấc ngủ hợp lí. - Giữ cho tâm hồn thư thái. - Hạn chế tiếng ồn. - Làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. - Không lạm dụng chất kích thích, ức chế hệ thần kinh. -Hết - Giáo viên soạn đề Duyệt của tổ trưởng Duyệt của BGH Nguyễn Thúy Loan Lê Thành Phong Huỳnh Anh Duy . PHÒNG GD-ĐT BÌNH MINH ĐỀ ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011 TRƯỜNG THCS ĐÔNG THÀNH Môn: Sinh học lớp 8 Thời gian: 60 phút I. THI T LẬP MA TRẬN: Các chủ đề chính Các mức độ nhận. người? Câu 4: (1.5đ) Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì? III. ĐÁP ÁN: A/ Phần trắc nghiệm: 3đ (mỗi câu đúng đạt 0,25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B A. câu 8 Tổng 6 câu 1.5đ 1 câu 2đ 4 câu 1đ 1 câu 2,5đ 2 câu 0.5đ 2 câu 2.5đ 16 câu 10đ II – ĐỀ KIỂM TRA: A. TRẮC NGHIỆM: Học sinh đánh (X) vào câu đúng nhất trong các câu sau đây. Mỗi câu 0,25đ. Câu 1: Điều

Ngày đăng: 04/06/2015, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w