giai nhanh toan hoa hoc

8 377 0
giai nhanh toan hoa hoc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phương pháp bảo toàn khối lượng:  Nội dung phương pháp: • Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng (BTKL): “Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm” Điều này giúp ta giải bài toán hóa học một cách đơn giản, nhanh chóng. • Xét phản ứng: A + B → C + D Luôn có: mA + mB = mC + mD (1) • Lưu ý: Điều quan trọng nhất khi áp dụng phương pháp này đó là việc phải xác định đúng lượng chất (khối lượng) tham gia phản ứng và tạo thành (có chú ý đến các chất kết tủa, bay hơi, đặc biệt là khối lượng dung dịch). Hệ quả và áp dụng: Hệ quả 1. Biết tổng khối lượng chất đầu ↔ khối lượng sản phẩm Phương pháp giải: m(đầu) = m(sau) (không phụ thuộc hiệu suất) Bài tập 1. Trộn 5,4 gam Al với 12,0 gam Fe2O3 rồi nung nóng một thời gian để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là? Bài tập 2. Tiến hành phản ứng crackinh butan một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Cho X qua bình nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 4,9 gam, hỗn hợp khí Y đi ra khỏi bình có thể tích 3,36 lít (đktc) và tỉ khối của Y so với H2 là 38/3. Khối lượng butan đã sử dụng là? Hệ quả 2. Với phản ứng có n chất tham gia, khi biết khối lượng của (n – 1) chất → khối lượng của chất còn lại Bài tập 3. Hòa tan hoàn toàn 3,34 gam hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị I và hóa trị II bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 0,896 lít khí bay ra (đktc). Khối lượng muối có trong dung dịch X là Bài tập 4 Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là Bài tập 5:Đun nóng 5,14 gam hỗn hợp khí X gồm metan, hiđro và một ankin với xúc tác Ni, thu được hỗn hợp khí Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch brom dư thu được 6,048 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối đối với hiđro bằng 8. Độ tăng khối lượng dung dịch brom là Bài tập 6:Thuỷ phân hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp 2 este đơn chức là đồng phân của nhau thấy cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam hỗn hợp 2 muối và 7,8 gam hỗn hợp 2 rượu. Giá trị của m là Hệ quả 3. Bài toán: Kim loại + axit → muối + khí Phương pháp giải:  Khối lượng muối: mmuối = mkim loại + manion tạo muối  manion tạo muối thường được tính theo số mol khí thoát ra • Với axit HCl và H2SO4 loãng: 2HCl → H2 nên 2Cl− ↔ H2 H2SO4 → H2 nên SO42− ↔ H2 • Với axit H2SO4 đặc và HNO3: sử dụng phương pháp ion – electron (xem thêm trong Phần 2. Phương pháp bảo toàn electron) hoặc phương pháp bảo toàn nguyên tố.  Biết khối lượng kim loại ↔ khối lượng muối. Bài tập 7:Hòa tan hoàn toàn 10,0 gam hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là Bài tập 8:Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp bột kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc) và 3,92 gam hỗn hợp muối sunfat. Giá trị của m là Bài tập 9:Hòa tan hoàn toàn 8,8 gam hỗn hợp bột kim loại trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 4,48 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Khối lượng muối sunfat khan tạo thành là Bài tập 10:Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol NO2 và 0,15 mol NO. Dung dịch tạo thành sau phản ứng có 39,35 gam hai muối khan. Giá trị của m là 1 Hệ quả 4. Bài toán khử hỗn hợp oxit bởi các chất khí (H2, CO) Phương pháp giải:  Sơ đồ: Oxit + (CO, H2) → rắn + hỗn hợp khí (CO2, H2O, H2, CO)  Bản chất là các phản ứng: CO + [O] → CO2 ; H2 + [O] → H2O Bài tập 11:Khử m gam hỗn hợp X gồm các oxit CuO, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40 gam hỗn hợp chất rắn Y và 13,2 gam khí CO2. Giá trị của m là Bài tập 12:Dẫn từ từ hỗn hợp khí CO và H2 qua ống sứ đựng 26,4 gam hỗn hợp bột các oxit MgO, Al2O3, Fe3O4, CuO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí và hơi gồm 0,05 mol CO2 và 0,15 mol H2O, trong ống sứ còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là Phương pháp tăng giảm khối lượng  Nội dung phương pháp: • Nguyên tắc của phương pháp: Dựa vào sự tăng giảm khối lượng (TGKL) khi chuyển từ 1 mol chất A thành 1 hoặc nhiều mol chất B (có thể qua các giai đoạn trung gian) ta dễ dàng tính được số mol của các chất hoặc ngược lại. • Thí dụ: + Xét phản ứng: MCO3 + 2HCl → MCl2 + CO2 + H2O Bản chất phản ứng: CO32− + 2H+ → 2Cl− + CO2 + H2O Nhận xét: Khi chuyển từ 1 mol MCO3 → 1 mol MCl2 Với 1 mol CO2 ⇔ hỗn hợp muối tăng ∆M = 2.35,57 – 60 = 11g Khi biết số mol khí CO2 ⇔ ∆m. • Thí dụ: + Xét phản ứng: RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O Nhận xét: Khi chuyển từ 1 mol RCOOH → 1 mol RCOONa Với 1 mol NaOH ⇔ khối lượng muối tăng: ∆M = (R + 67) – (R + 45) = 22 gam Khi biết số mol khí NaOH ⇔ ∆m.  Có thể nói hai phương pháp “bảo toàn khối lượng” và “tăng giảm khối lượng” là 2 “anh em sinh đôi”, vì một bài toán nếu giải được bằng phương pháp này thì cũng có thể giải được bằng phương pháp kia. Tuy nhiên, tùy từng bài tập mà phương pháp này hay phương pháp kia là ưu việt hơn.  Phương pháp tăng giảm khối lượng thường được sử dụng trong các bài toán hỗn hợp. Dạng 1. Kim loại + muối → muối mới + rắn Bài tập 13:Ngâm một lá kẽm nhỏ trong một dung dịch có chứa 5,6 gam ion kim loại có điện tích 2+. Phản ứng xong, khối lượng lá kẽm giảm 0,9 gam. Ion kim loại trong dung dịch là A. Mg2+. B. Fe2+. C. Cu2+. D. Ni2+. Bài tập 14 :Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là A. 90,27%. B. 85,30%. C. 82,20%. D. 12,67%. Dạng 2. Oxit + chất khử (CO, H2) → rắn + hỗn hợp khí, H2O  Sơ đồ phản ứng: Oxit + CO (H2) → rắn + CO2 (H2O, H2, CO)  Bản chất của phản ứng: CO + [O] → CO2 ; H2 + [O] → H2O ⇒ n[O] = n(CO2) + n(H2O) ⇒ mrắn = moxit – m[O] ⇒ mrắn = moxit – 16n[O] 2 Bài tập 15:Dẫn từ từ hỗn hợp khí CO và H2 qua ống sứ đựng 30,7 gam hỗn hợp bột các oxit MgO, Al2O3, Fe3O4, CuO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí và hơi chỉ chứa CO2 và H2O, trong ống sứ còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 21,1. B. 23,5. C. 28,3. D. 25,9. Bài tập 16:Thổi từ từ V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO và H2 đi qua hỗn hợp bột CuO, Fe3O4, Al2O3 trong ống sứ đun nóng. Sau khi xảy ra phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y chỉ gồm khí CO2 và hơi H2O, nặng hơn hỗn hợp X ban đầu là 0,32 gam. Giá trị của V là A. 0,112. B. 0,224. C. 0,336. D. 0,448. Dạng 3. Bài toán nhiệt phân Bài tập 17:Nung 316 gam KMnO4 một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. % khối lượng KMnO4 đã bị nhiệt phân là A. 40%. B. 50%. C. 25%. D. 30%. Bài tập 18:Đem nung một khối lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian dừng lại, làm nguội rồi đem cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam. Khối lượng muối Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là A. 0,50 gam. B. 0,49 gam. C. 0,40 gam. D. 0,94 gam. Bài tập 19:Nung nóng hoàn toàn 28,9 gam hỗn hợp KNO3 và Cu(NO3)2. Khí sinh ra được dẫn vào nước lấy dư thì còn 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ (coi oxi không tan trong nước). % khối lượng KNO3 trong hỗn hợp ban đầu là A. 34,95%. B. 65,05%. C. 92,53%. D. 17,47%. Dạng 4. Hỗn hợp muối (oxit) + axit hỗn hợp muối mới Phương pháp: Xét sự tăng (giảm) khối lượng khi hình thành 1 mol muối mới (chỉ quan tâm đến sự biến đổi khối lượng của anion tạo muối) Bài tập 20. Hòa tan hoàn toàn 5,94 gam hỗn hợp hai muối cacbonat bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 1,12 lít khí bay ra (đktc). Khối lượng muối có trong dung dịch X là A. 5,39 gam. B. 6,49 gam. C. 4,715 gam. D. 7,165 gam. Bài tập 21:Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là A. 7,71 gam. B. 6,91 gam. C. 7,61 gam. D. 6,81 gam. Bài tập 22:Cho 14,8 gam hỗn hợp hai axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở tác dụng với lượng vừa đủ Na2CO3 tạo thành 2,24 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng muối thu được là: A. 19,2 gam. B. 20,2 gam. C. 21,2 gam. D. 22,2 gam. Dạng 5. Bài toán hỗn hợp chất hữu cơ Phương pháp giải:  Phản ứng thế vào nguyên tử H linh động: RH → RNa • ∆M = 22 gam/mol  Phản ứng thủy phân este: RCOOR’ → RCOONa • ∆M = (23 – R’) gam/mol (Nếu ∆M > 0 ⇔ R’ ≡ CH3)  Phản ứng este hóa: RCOOH → RCOOR’ hoặc R’OH → RCOOR’ • ∆M = (R’ – 1) gam/mol hoặc ∆M = (R + 27) gam/mol  OXH không hoàn toàn: RCH2OH → RCHO hoặc RCHO → RCOOH • ∆M = –2 gam/mol hoặc ∆M = 16 gam/mol  Tách nước: CnH2n+1OH → CnH2n hoặc 2CnH2n+1OH → (CnH2n+1)2O • ∆M = 18 gam/mol hoặc ∆M = 9 gam/mol Bài tập 23:Cho 2,46 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là: 3 A. 3,52 gam. B. 3,34 gam. C. 8,42 gam. D. 6,45 gam. Bài tập 24:Cho a gam hỗn hợp HCOOH, CH2=CHCOOH và C6H5OH tác dụng vừa hết với Na, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và 25,4 gam muối rắn. Giá trị của a là Bài tập 25:Cho 4,4 gam este đơn chức X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 4,8 gam muối natri. Tên gọi của este X là A. metylpropionat. B. etylaxetat. C. metylbutirat. D. etylpropionat. Bài tập 26:Thực hiện phản ứng este hóa giữa 16,6 gam hỗn hợp 3 axit HCOOH, CH3COOH và C2H5COOH với lượng dư C2H5OH, thu được 5,4 gam H2O. Khối lượng este thu được là A. 25,3 gam. B. 22,0 gam. C. 11,2 gam. D. 25,0 gam. Bài tập 27:Hỗn hợp X gồm metanol, etanol và propan-1-ol. Dẫn 19,3 gam hơi X qua ống đựng bột CuO nung nóng để chuyển toàn bộ rượu thành anđehit, thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 7,2 gam so với ban đầu. Khối lượng anđehit thu được là A. 11,9 gam. B. 18,85 gam. C. 18,40 gam. D. 17,50 gam. Phương pháp Bảo toàn nguyên tố: Nội dung phương pháp và những chú ý quan trọng:  Nội dung phương pháp : • Định luật bảo toàn nguyên tố (BTNT): “Trong các phản ứng hóa học thông thường, các nguyên tố luôn được bảo toàn”. • Điều này có nghĩa là : Tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố X bất kì trước và sau phản ứng là luôn bằng nhau.  Chú ý : • Để áp dụng tốt phương pháp này, ta nên hạn chế viết phương trình phản ứng mà thay vào đó nên viết sơ đồ phản ứng (sơ đồ hợp thức, có chú ý hệ số), biểu diễn các biến đổi cơ bản của chất (nguyên tố) quan tâm. • Nên quy về số mol nguyên tố (nguyên tử). • Đề bài thường cho (hoặc qua dữ kiện bài toán sẽ tính được) số mol của nguyên tố quan tâm → lượng chất (chú ý hiệu suất phản ứng, nếu có). 1. Hòa tan hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe2O3 vào dung dịch HCl dư được dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 2. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,27 gam bột nhôm và 2,04 gam bột Al 2 O 3 trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch X. Cho CO 2 dư tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa Y, nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Biết hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%. Khối lượng của Z là 3. Đun nóng hỗn hợp bột gồm 0,06 mol Al, 0,01 mol Fe 3 O 4 , 0,015 mol Fe 2 O 3 và 0,02 mol FeO một thời gian. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Thêm NH 3 vào X cho đến dư, lọc kết tủa, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 4. Đốt cháy 6,72 gam bột Fe trong không khí thu được hỗn hợp X gồm FeO, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 . Để hòa tan X cần dùng vừa hết 255 ml dung dịch chứa HNO 3 2M, thu được V lít khí NO 2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của V là 4 5. Lấy a mol NaOH hấp thụ hoàn toàn 2,64 gam khí CO 2 , thu được đúng 200 ml dung dịch D. Trong dung dịch D không còn NaOH và nồng độ của ion CO 3 2− là 0,2 mol/l. a có giá trị là 6. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm x mol FeS 2 và y mol Cu 2 S vào axit HNO 3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Tỉ số của x/y là 7. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH 4 , C 3 H 6 và C 4 H 10 thu được 4,4 gam CO 2 và 2,52 gam H 2 O, m có giá trị là 8. Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon X thu được 2,24 lít CO 2 (đktc) và 2,7 gam H 2 O. Thể tích O 2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là 9. Tiến hành crackinh ở nhiệt độ cao 5,8 gam butan. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X gồm CH 4 , C 2 H 6 , C 2 H 4 , C 3 H 6 và C 4 H 10 . Đốt cháy hoàn toàn X trong khí oxi dư, rồi dẫn toàn bộ sản phẩm sinh ra qua bình đựng H 2 SO 4 đặc. Độ tăng khối lượng của bình H 2 SO 4 đặc là 10. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai rượu đơn chức cùng dãy đồng đẳng cần dùng vừa đủ V lít khí O 2 (đktc), thu được 10,08 lít CO 2 (đktc) và 12,6 gam H 2 O. Giá trị của V là 11. Đun nóng 7,6 gam hỗn hợp A gồm C 2 H 2 , C 2 H 4 và H 2 trong bình kín với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B, dẫn sản phẩm cháy thu được lần lượt qua bình 1 đựng H 2 SO 4 đặc, bình 2 đựng Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 14,4 gam. Khối lượng tăng lên ở bình 2 là 12. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol anđehit đơn chức X cần dùng vừa đủ 12,32 lít khí O 2 (đktc), thu được 17,6 gam CO 2 . X là anđehit nào dưới đây ? A. CH≡C−CH 2 −CHO. B. CH 3 −CH 2 −CH 2 −CHO. C. CH 2 =CH−CH 2 −CHO. D. CH 2 =C=CH−CHO. 13. Hỗn hợp chất rắn X gồm 0,1 mol Fe 2 O 3 và 0,1 mol Fe 3 O 4 . Hòa tan hoàn toàn X bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y. Cho NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn T. Giá trị của m là 14. Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO 2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là A. FeO; 75%. B. Fe 2 O 3 ; 75%. C. Fe 2 O 3 ; 65%. D. Fe 3 O 4 ; 75%. 15. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO 2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH) 2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là 16. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS 2 và a mol Cu 2 S vào axit HNO 3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là 17. Thổi hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí A khô (H 2 , CO, CO 2 ). Cho A qua dung dịch Ca(OH) 2 thì còn lại hỗn hợp khí B khô (H 2 , CO). Một lượng khí B tác dụng vừa hết 8,96 gam CuO thấy tạo thành 1,26 gam nước. Thành phần % thể tích CO 2 trong A là 18. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO 2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là 19. Đốt cháy 5,8 gam chất M ta thu được 2,65 gam Na 2 CO 3 ; 2,25 gam H 2 O và 12,1 gam CO 2 . Biết CTPT của M trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của M là A. C 9 H 11 ONa. B. C 7 H 7 ONa. C. C 6 H 5 ONa. D. C 8 H 9 ONa. 5 20. Một hỗn hợp gồm anđehit acrylic và một anđehit no, đơn chức X. Đốt cháy hoàn toàn 1,72 gam hỗn hợp trên cần vừa hết 2,296 lít khí oxi (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 8,5 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là A. HCHO. B. C 2 H 5 CHO. C. C 3 H 7 CHO. D. CH 3 CHO. phương pháp bảo toàn electron: Tổng số mol electron các chất khử cho phải bằng tổng số mol electron các chất oxi hóa nhận. • Mấu chốt quan trọng nhất là chỉ cần biết trạng thái đầu và trạng thái cuối cùng của các chất phản ứng và sản phẩm (không cần quan tâm tới ptpư cũng như các sản phẩm trung gian. • Để xác định chính xác TTđầu và TTcuối nên lập sơ đồ hình tam giác. (Chú ý tới các đỉnh của tam giác). • Xác định chính xác các chất khử (cho e) và các chất OXH (nhận e) từ đầu quá trình đến cuối quá trình sau đó dựa vào dữ kiện bài toán tìm và rồi áp dụng ĐLBTe. Dạng 1: 1 chất khử + 1 chất OXH: 1: Cho khí CO nóng qua ống sứ đựng m(g) Fe 2 O 3 một thời gian được 6,72g h 2 X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HNO 3 dư thấy tạo thành 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là: A. 5,56 B. 6,64 C. 7,2 D. 8,8 2: Trộn 0,54 bột Al với h 2 bột Fe 2 O 3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí một thời gian, được h 2 rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HNO 3 đặc, nóng dư thì thể tích NO 2 (sản phẩm khử duy nhất) thu đươc ở đktc là: A. 0,672 lít B. 0, 896 lít C. 1,12 lít D. 1,344lít 3: Hòa tan hoàn toàn 11,2g Fe vào dung dịch HNO 3 , được dung dịch X và 6,72 lít h 2 khí Y gồm NO và 1 khí Z (với tỉ lệ thể tích là 1 : 1). Biết chỉ xảy ra 2 quá trình khử, khí Z là: A. NO 2 B. N 2 O C. N 2 D. NH 3 Dạng 2: 1 chất khử + 2 chất OXH: 1: Nung m(g) bột Fe trong O 2 , thu được 3g h 2 chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO 3 (dư), thoát ra 0,56 lít (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là: A. 2,22 B. 2,32 C. 2,52 D. 2,62 2.Để m (g) phoi bào Fe ngoài không khí, sau một thời gian được 12g chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 . Hòa tan hết X trong dung dịch H 2 SO 4 đ, nóng được 2,24 lít SO 2 (đktc). Giá trị của m là: A. 9,52 B. 9,62 C. 9,42 D. 9,72 3: Cho 11,2g Fe tác dụng với O 2 được m(g) h 2 X gồm 2 oxit. Hòa tan hết X vào dung dịch HNO 3 (dư), thoát ra 896ml NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m là: A. 29,6 B. 47,8 C. 15,04 D. 25,84 4: Hòa tan m(g) Al vào lượng dư dung dịch hỗn hợp NaOH và NaNO 3 thấy xuất hiện 6,72 lít (đktc) h 2 khí NH 3 và H 2 với số mol bằng nhau. Giá trị của m là: A. 6,75 B. 7,59 C. 8,1 D. 13,5 Dạng 3: 2 chất khử + 1 chất OXH 1: Hòa tan hoàn toàn 12g h 2 Fe, Cu (tỉ lệ mol 1: 1) bằng axit HNO 3 , thu được V lít (đktc) h 2 X (gồm NO và NO 2 ) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H 2 bằng 19. Giá trị của V là: A. 4,48 B. 5,6 C. 2,24 D. 3,36 6 2: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 7: 3. Lấy m (g) X cho phản ứng hoàn toàn với dd chứa 0,7 mol HNO 3 ; Sau phản ứng còn lại 0,75m g chất rắn và có 0,25 mol khí Y gồm NO và NO 2 .Giá trị của m là: A. 40,5 B. 50,4 C. 50,2 D. 50 3: Cho h 2 chứa 0,15 mol Cu và 0,15 mol Fe pư vừa đủ với dung dịch HNO 3 được 0,2 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tổng khối lượng các muối trong dung dịch sau pản ứng là: A. 64,5 B. 40,8 C. 51,6 D. 55,2 4: Hòa tan 5,6g h 2 Fe, Cu vào dung dịch HNO 3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được 3,92g chất rắn không tan và khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Biết rằng trong h 2 ban đầu Cu chiếm 60% về khối lượng. Thể tích dung dịch HNO 3 đã dùng là: A. 0,07lít B. 0,08lít C. 0,12lít D. 0,16lít 5: Cho 1,78g h 2 . HCHO và CH 3 CHO phản ứng hoàn toàn với lượng dư Cu(OH) 2 trong NaOH nóng, thu được 11,52g kết tủa. Khối lượng HCHO trong h 2 là: A. 0,45 B. 0,88 C. 0,60 D. 0,90 Dạng 4: 2 chất OXH + 2 chất khử: 1: Hòa tan hoàn toàn 14,8g h 2 (Fe, Cu) vào lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO 3 và H 2 SO 4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 10,08 lít NO 2 và 2,24(l) SO 2 (đktc). Khối lượng của Fe trong h 2 ban đầu là: A. 5,6 B. 8,4 C. 18,0 D. 18,2 2: Cho h 2 X chứa 0,05 mol Fe và 0,03 mol Al tác dụng với 100ml dung dịch Y gồm AgNO 3 và Cu (NO 3 ) 2 có cùng nồng độ mol. Sau phản ứng được chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho Z tác dụng với axit HCl dư được 0,035 mol khí. Nồng độ mol của mỗi muối trong Y là: A. 0,3M B. 0,4M C. 0,42M D. 0,45M Dạng 5: Cùng lượng các chất khử tác dụng với 2 chất OXH khác nhau: 1: Chia 10g h 2 X (Mg, Al, Zn) thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 đốt hoàn toàn trong O 2 dư được 21g h 2 oxit. Phần 2 hòa tan trong HNO 3 (đ, nóng dư) được V lít NO 2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá vị của V là: A. 44,8 B. 22,4 C. 89,6 D. 30,8 2: Chia h 2 X (Mg, Al, Zn) làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với HCl dư được 0,15 mol H 2 ; Phần 2 cho tan hết trong HNO 3 dư được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là: A. 2,24 B. 3,36 C. 4,48 D. 5,6 Dạng 6: ĐLBTe áp dụng trong điện phân: 1. Nắm vững thứ tự điện phân ở (A) và (K) 2. Áp dụng công thức Ne= .I t F (F=96500) 1: Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol FeSO 4 và 0,06 mol HCl với I = 1,34A trong 2 giờ (điện cực trở, màng ngăn). Bỏ qua sự hòa tan của Clo trong nước, coi H đp = 100%. Khối lượng KL thoát ra ở (K) và V khí (đktc) thoát ra ở (A) là: A. 11,2g; 8,96lít B. 5,6g; 4,48lít B. C. 1,12g; 0,896lít D. 0,56g; 0,448lít 2: Dung dịch X chứa HCl, CuSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 . Lấy 400ml X đem điện phân với điện cực trơ, I = 7,72A đến khi ở (K) được 0,08mol Cu thì dừng lại. Khi đó ở (A) có 0,1 mol 1 chất khí bay ra. Thời gian điện phân và nồng độ [Fe 2+ ] lần lượt là: 7 A. 2300s; 0,1M B. 2500s; 0,1M C. 2300s; 0,15M D. 2500s; 0,15M 8 . ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm” Điều này giúp ta giải bài toán hóa học một cách đơn giản, nhanh chóng. • Xét phản ứng: A + B → C + D Luôn có: mA + mB = mC + mD (1) • Lưu ý: Điều quan trọng. giảm khối lượng (TGKL) khi chuyển từ 1 mol chất A thành 1 hoặc nhiều mol chất B (có thể qua các giai đoạn trung gian) ta dễ dàng tính được số mol của các chất hoặc ngược lại. • Thí dụ: + Xét

Ngày đăng: 03/06/2015, 13:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan