Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 84 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
84
Dung lượng
736,5 KB
Nội dung
Giaựo aựn hoựa 10-HKII CHNG 4 phaỷn ửựng oxi hoựa khửỷ 3 tit lý thuyt + 2 tit luyn tp +1 tit thc hnh Trang 1 Bi 18. Phõn loi phn ng trong húa hc vụ c Phn ng cú s thay i s oxi húa v phn ng khụng cú s thay i s oxi húa Phõn loi phn ng Bi 17. Phn ng oxi húa kh. nh ngha Lp phng trỡnh húa hc ca phn ng oxi húa kh í ngha ca phn ng oxi húa kh trong thc tin Bi 20. Bi thc hnh s 2. Phn ng oxi húa kh Phn ng gia kim loi v dung dch axit Phn ng gia kim loi v dung dch mui Phn ng oxi húa kh trong mụi trng axit Bi 19. Luyn tp: Phn ng oxi húa kh Giaùo aùn hoùa 10-HKII Chương 4 Bài 17 (2 tiết) PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ NỘI DUNG I/ ĐỊNH NGHĨA II/ LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ III/ Ý NGHĨA CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: Học sinh hiểu : ♦Sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa, chất khử là gì ? ♦Thế nào là phản ứng oxi hóa – khử ? Học sinh biết : ♦Lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron 2/ Kĩ năng Học sinh rèn luyện : •Kĩ năng nhận biết phản ứng oxi hóa – khử. •Kĩ năng xác định số oxi hóa. •Kĩ năng lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng e. 3/ Thái độ: Học sinh vui thích nắm vững kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử đối với sản xuất hóa học và bảo vệ môi trường CHUẨN BỊ − Học sinh ôn lại kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử trong chương trình lớp 8, trên nền kiến thức về liên kết ion, hợp chất ion vừa mới học. − Một số phương trình phản ứng oxi hóa – khử mẫu, đặc trưng − Sách giáo khoa PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU − Phát vấn − Đàm thoại − Nghiên cứu THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1 nên dừng ở hoạt động 4 Trang 2 Giaùo aùn hoùa 10-HKII Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: GV: mô tả phản ứng đốt cháy magiê HS: viết phương trình phản ứng GV: gợi ý dựa vào kíến thức về phản ứng oxi hóa – khử đã được học để kết luận về chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử. Nhấn mạnh phản ứng trên là phản ứng oxi hóa – khử vì xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử GV: yêu cầu học sinh xác định chất nào nhường e, nhận e ? Sự thay đổi số oxi hóa HS: magiê nhường 2e → ion Mg 2+ số oxi hóa của magiê trước phản ứng là 0 → sau phản ứng là +2 Oxi nhận 2e → ion O 2 − số oxi hóa của oxi trước phản ứng là 0 → sau phản ứng là -2 GV xác nhận ý kiến của học sinh và đưa ra kiến thức mới − Mg nhường e là chất khử (số oxi hóa tăng từ 0 lên +2). Sự nhường e (sự làm tăng số oxi hóa) của nguyên tử Mg là sự oxi hóa nguyên tử Mg. − O nhận e là chất oxi hóa (số oxi hóa giảm từ 0 xuống -2). Sự nhận e (sự làm giảm số oxi hóa) của nguyên tử O là sự khử nguyên tử O. GV: đưa ra kết luận Phản ứng trên là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của một số các nguyên tố Hoạt động 2: GV: mô tả thí nghiệm đồng (II) oxit nóng tác dụng với khí hidro HS: viết phương trình phản ứng GV hướng dẫn học sinh tuần tự từng bước nhận ra chất oxi hóa, chất khử như ở ví dụ 1. GV chốt lại Bài 17 PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ I/ ĐỊNH NGHĨA 1.Phản ứng có oxi tham gia Ví dụ 1: sự oxi hóa 2 + → 2 (1) sự khử Trước phản ứng magie có số oxi hóa 0 , sau phản ứng có số oxi hóa +2. Ở phản ứng này, magie là chất khử (nguyên tử magiê nhường 2 electron) → + 2e Quá trình Mg nhường electron là quá trình oxi hóa Mg (sự oxi hóa Mg) Trong phản ứng này O 2 là chất oxi hóa (nguyên tử Oxi nhận 2 electron) + 2e → Ví dụ 2 : sự oxi hóa + → + (2) sự khử Trước phản ứng đồng có số oxi hóa +2 , sau phản ứng có số oxi hóa 0. Ở phản ứng này, đồng nhận electron + 2e → Quá trình nhận electron là quá trình khử (sự khử ) Trong phản ứng này H 2 là chất khử (nguyên tử hidro nhường electron) → + 1e Nhận xét: •Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron . •Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron •Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron. Trang 3 ↓ ↑ ↓ ↑ Giaùo aùn hoùa 10-HKII Hoạt động 3: GV mô tả natri cháy trong khí clo HS viết phương trình phản ứng GV lưu ý học sinh không thể dựa vào dấu hiệu chất kết hợp với oxi và chất cung cấp oxi để kết luận về phản ứng oxi hóa – khử. Yêu cầu học sinh dựa vào sự nhường, nhận electron, sự thay đổi số oxi hóa để tìm ra chất oxi hóa , chất khử , sự oxi hóa , sự khử. Từ đó rút ra đó là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự tồn tại đồng thời sự oxi hóa , sự khử GV: yêu cầu học sinh xác định số oxi hóa của natri và clo trong phản ứng để xác nhận chất oxi hóa , chất khử , sự oxi hóa , sự khử ⇒ kết luận phản ứng trên là phản ứng oxi hóa – khử HS: trả lời các yêu cầu của giáo viên Hoạt động 4 GV: yêu cầu học sinh xác định số oxi hóa của hidro và clo trong phản ứng để xác nhận chất oxi hóa , chất khử , sự oxi hóa , sự khử ⇒ kết luận phản ứng trên là phản ứng oxi hóa – khử HS: trả lời các yêu cầu của giáo viên GV: hướng dẫn học sinh nắm định nghĩa về chất khử , chất oxi hóa , sự khử , sự oxi hóa. phản ứng oxi hóa – khử •Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron. 2. Phản ứng không có oxi tham gia Ví dụ 3: Na cháy trong khí clo tạo NaCl 2 x 1e 2 + → 2Na + + 2Cl − → 2 (3) Hay: sự oxi hóa 2 + → 2 sự khử Dựa vào sự cho nhận e tạo thành ion Na + và ion Cl − hút lẫn nhau hình thành hợp chất ion natri clorua hoặc sự thay đối số oxi hóa ta thấy: •Nguyên tử Na nhường e (số oxi hóa tăng từ 0 lên +1) là chất khử. •Nguyên tử Cl nhận e (số oxi hóa giảm từ 0 xuống -1) là chất oxi hóa •Ở đây xảy ra đồng thời sự oxi hóa natri và sự khử clo Ví dụ 4: Khí hidro cháy trong khí clo tạo khí hidro clorua. + → 2 (4) Dựa vào sự tạo thành cặp electron chung giữa H và Cl hình thành hợp chất cộng hóa trị có cực do Cl có độ âm điện lớn hơn. Trong phản ứng này, có sự chuyển e và có sự thay đổi số oxi hóa. •Số oxi hóa của hidro tăng từ 0 lên +1, hidro là chất khử. Sự làm tăng số oxi hóa của hidro là sự oxi hóa nguyên tử hidro •Số oxi hóa của clo giảm từ 0 xuống -1, clo là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của clo là sự khử nguyên tử clo Đây cũng là phản ứng oxi hóa – khử vì xảy ra đồng thời sự oxi hóa, sự khử. Ví dụ 5: Khi đun nóng, amoni nitrat phân hủy tạo dinitơ oxit và hơi nước . + 2H 2 O (5) Ở phản ứng này, nguyên tử nhường electron, còn nguyên tử nhận electron. Như vậy chỉ nguyên tố N có sự thay đổi số oxi hóa, tức đồng thời xảy sự oxi hóa và sự khử và phản ứng này là phản ứng oxi hóa – khử Trang 4 ↓ ↓ ↑ Giaùo aùn hoùa 10-HKII Hoạt động 5: củng cố toàn bài Cho học sinh làm bài tập ở trang 82 SGK Hoạt động 6: GV: trình bày các bước để cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron Dựa vào sơ đồ thực hiện các bước Hoạt động 7: GV ghi ví dụ lên bảng, hướng dẫn cặn kẻ học sinh cân bằng phản ứng từng bước một HS: được gọi lên bảng hoàn thành các Nhận xét từ phản ứng (1) đến (5) ♦Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng. Hoặc Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố. II/ LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ 1/Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng e Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có số oxi hóa thay đổi. Xác định chất oxi hóa, chất khử. Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử. Cân bằng mỗi quá trình. Tìm hệ số cho chất oxi hóa, chất khử dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron do chất khử nhường phải đúng bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận Đặt hệ số các chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học. 2/Các thí dụ : Ví dụ 1: lập phương trình hóa học của phản ứng P cháy trong O 2 tạo diphotpho pentoxit: P + O 2 → P 2 O 5 Bước 1: P : chất khử. O 2 : chất oxi hóa Bước 2: → + 5e (quá trình oxi hóa) + 4e → 2 (quá trình khử) Bước 3: 4 x → + 5e 5 x + 4e → 2 Bước 4: Trang 5 Giaùo aùn hoùa 10-HKII bước theo yêu cầu và sự dẫn dắt các giáo viên để cân bằng được phản ứng. Hoạt động 8: GV: ghi ví du sau đó hướng dẫn học sinh thực hiên cân bằng qua các bước . Hoạt động 9: GV: cho học sinh tìm những phản ứng oxi hóa – khử được sử dụng trong đời sống, trong kĩ thuật và cho biết phản ứng nào có ích, có hại ? HS: thấy được tầm quan trọng các phản ứng này và có thái độ giữ gìn, bảo vệ môi 4P + 5O 2 → 2P 2 O 5 Ví dụ 2: lập phương trình hóa học của phản ứng khí cacbon monoxit khử sắt (III) oxit ở nhiệt độ cao thành sắt và cacbon dioxit: Fe 2 O 3 + CO → Fe + CO 2 Bước 1: Fe 2 O 3 : chất oxi hóa CO : chất khử. Bước 2: + 3e → (quá trình khử) → + 2e (quá trình oxi hóa) Bước 3: 2 x + 3e → 3 x → + 2e Bước 4: Fe 2 O 3 + 3CO → 2Fe + 3CO 2 III/ Ý NGHĨA CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ Phản ứng oxi hóa – khử có vai trò quan trọng trong tự nhiên: sư hô hấp, trao đổi chất, quá trình thực vật hấp thu CO 2 giải phóng oxi và hàng loạt quá trình sinh học khác đều có cơ sở là phản ứng oxi hóa – khử. Phản ứng oxi hóa – khử được ứng dụng trong kĩ thuật như luyện kim, chế tạo hóa chất, chất dẻo, dược phẩm, quá trình đốt cháy nhiên liệu, quá trình điện phân, phản ứng xảy ra trong pin, acqui đều bao gồm sự oxi hóa và sự khử Trang 6 Giaùo aùn hoùa 10-HKII trường. Hoạt động 10: củng cố bài Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử sau: Mn + HCl → MnCl 2 + Cl 2 + H 2 O Trang 7 Giaùo aùn hoùa 10-HKII Chương 4 Bài 18 (2 tiết) Phân Loại Phản Ứng Trong Hóa Học Vô Cơ NỘI DUNG I/ PHẢN ỨNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXI HÓA VÀ PHẢN ỨNG KHÔNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXI HÓA II/ KẾT LUẬN MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: Học sinh biết : Phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy có thể thuộc hoặc không thuộc phản ứng oxi hóa – khử . Phản ứng thế luôn luôn thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử còn phản ứng trao đổi luôn kg là phản ứng oxi hóa – khử. Học sinh hiểu : Dựa vào số oxi hóa có thể chia phản ứng hóa học thành 2 loại chính là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa. 2/ Kĩ năng Tiếp tục luyện cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron . 3/ Thái độ: vui thích khi học CHUẨN BỊ Học sinh ôn tập trước các định nghĩa phản ứng hóa hợp, phân hủy, thế, trao đổi đã học ở lớp dưới PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU − Phát vấn − Đàm thoại − Gợi mở kết hợp với vận dụng các kiến thức đã học. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Trang 8 Giaùo aùn hoùa 10-HKII Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: GV: yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa phản ứng hóa hợp. HS trả lời GV đưa ra 2 ví dụ: một phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và một phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa. *phản ứng hidro cháy trong oxi. Yêu cầu học sinh viết sơ đồ, tính số oxi hóa các nguyên tố trước và sau phản ứng. Rút ra kết luận sơ bộ HS thực hiện *phản ứng “vôi sống” tác dụng với cacbon dioxit. Yêu cầu học sinh viết sơ đồ, tính số oxi hóa các nguyên tố trước và sau phản ứng. Rút ra kết luận sơ bộ HS thực hiện GV nhận xét và hướng dẫn học sinh có kết luận chung HS : học sinh ghi Hoạt động 2: GV: yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa phản ứng phân hủy. HS trả lời GV đưa ra 2 ví dụ: một phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và một phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa. *phản ứng nhiệt phân kali clorat. Yêu cầu học sinh viết phản ứng, tính số oxi hóa các nguyên tố trước và sau phản ứng. Rút ra kết luận sơ bộ HS thực hiện *phản ứng nhiệt phân đồng (II) hidroxit. Yêu cầu học sinh trả lời tương tự HS thực hiện GV nhận xét và hướng dẫn học sinh có kết luận chung HS : học sinh ghi Hoạt động 3: GV: yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa Bài 18 Phân Loại Phản Ứng Trong Hóa Học Vô Cơ I/ PHẢN ỨNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXI HÓA VÀ PHẢN ỨNG KHÔNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXI HÓA 1/Phản ứng hóa hợp a)Các ví dụ Ví dụ 1: 2 + → 2 Số oxi hóa của hidro tăng từ 0 lên +1 Số oxi hóa của oxi giảm từ 0 xuống -2 Đây là phản ứng oxi hóa – khử Ví dụ 2: + → Số oxi hóa của tất cả các nguyên tố đều không thay đổi Đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử b/Nhận Xét : Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. Như vậy, phản ứng hóa hợp có thể là phản ứng oxi hóa – khử hoặc không phải là phản ứng oxi hóa – khử 2/Phản ứng phân hủy a/Ví dụ: Ví dụ 1: 2 → 2+ 3 Số oxi hóa của oxi tăng từ -2 lên 0 Số oxi hóa của clo giảm từ +5 xuống -1 Đây là phản ứng oxi hóa – khử Ví dụ 2: → + Số oxi hóa của tất cả các nguyên tố đều không thay đổi Đây không phải là phản ứng oxi hóa khử b/Nhận Xét : Trong phản ứng phân hủy, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. Như vậy, phản ứng phân hủy có thể là phản ứng oxi hóa – khử hoặc không phải là phản ứng oxi hóa – khử 3/Phản ứng thế a/Ví dụ: Trang 9 Giaùo aùn hoùa 10-HKII phản ứng thế. HS trả lời GV đưa ra 2 ví dụ. Yêu cầu học sinh viết phản ứng, tính số oxi hóa các nguyên tố trước và sau phản ứng. HS thực hiện GV nhận xét và hướng dẫn học sinh có kết luận chung HS : học sinh ghi Hoạt động 4: GV: yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa phản ứng trao đổi. HS trả lời GV đưa ra 2 ví dụ. Yêu cầu học sinh viết phản ứng, tính số oxi hóa các nguyên tố trước và sau phản ứng. HS thực hiện GV nhận xét và hướng dẫn học sinh có kết luận chung HS : học sinh ghi Hoạt động 5: củng cố toàn bài Cho học sinh làm bài tập ở trang 86 SGK Ví dụ 1: +2 → + 2 Số oxi hóa của đồng tăng từ 0 lên +2 Số oxi hóa của bạc giảm từ +1 xuống 0 Đây là phản ứng oxi hóa – khử Ví dụ 2: + 2 → + Số oxi hóa của kẽm tăng từ 0 lên +2 Số oxi hóa của hidro giảm từ +1 xuống 0 Đây là phản ứng oxi hóa khử b/Nhận Xét : Trong phản ứng thế, bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố. Các phản ứng thế là những phản ứng oxi hóa – khử. 4/Phản ứng trao đổi a/Ví dụ: Ví dụ 1: +→+ Số oxi hóa của tất cả các nguyên tố đều không thay đổi Đây không phải là phản ứng oxi hóa khử Ví dụ 2: 2 +→+2 Số oxi hóa của tất cả các nguyên tố đều không thay đổi Đây không phải là phản ứng oxi hóa khử b/Nhận Xét : Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi.Các phản ứng trao đổi không phải là phản ứng oxi hóa – khử II/ KẾT LUẬN Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa, có thể chia phản ứng hóa học thành 2 loại: − phản ứng hóa học có sự thay đổi số oxi hóa (phản ứng oxi hóa – khử) − phản ứng hóa học không có sự thay đổi số oxi hóa (phản ứng không phải oxi hóa – khử) Trang 10 [...]... học sinh sử dung kiến thức đã học Trang 25 Giáo án hóa 10- HKII Bài 1: Cho các hóa chất: Fe2O3 , MgCO3 , Zn , Ag , K2Cr2O7 , Cu(OH)2 Hãy chọn các chất phản ứng với dd HCl để chứng tỏ dd HCl có các tính chất : a/tính axit mạnh b/tính oxi hóa mạnh Bài 2: Phân biệt dd HCl , dd HNO3 DẶN DỊ : Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 / trang 105 SGK Trang 26 Giáo án hóa 10- HKII Chương 5 Bài 24: Hồng Vân Sơ Lược về Hợp... phản ứng oxi hóa – khử bài 2: Lọai phản ứng ln là phản ứng oxi hóa – khử Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng hoặc …trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số ngun tố II/ BÀI TẬP Đáp án câu D Đáp án câu C Đáp án câu A bài 4: Sự oxi hóa Cu ; Sự khử Ag+ Sự oxi hóa Fe ; Sự khử Cu2+ Sự oxi hóa Na ; Sự khử H+ bài 6: Đã xảy ra sự oxi hóa , sự khử... dừng ở hoạt động 2 Trang 11 Giáo án hóa 10- HKII Hoạt động của thầy và trò Nội dung Bài 19 LUYỆN TẬP Phản Ứng Oxi Hóa- Khử Hoạt động 1: GV: u cầu học sinh trả lời Sự oxi hóa, sự khử là gì ? Chất oxi hóa , chất khử là gi ? Phản ứng oxi hóa – khử là gì ? Cách nhận ra phản ứng oxi hóa – khử ? I/ CỦNG CỐ KIẾN THỨC Sự oxi hóa là q trình nhường electron Sự khử là sự … Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất thu... chất oxi hóa mạnh, tính oxi hóa từ F đến I CỦNG CỐ Nhấn mạnh tính oxi hóa của halogen, dựa vào kiến thức về cấu tạo ngun tử và liên kết hóa học để giải thích một số qui luật đã biết để phục vụ các bài học tới và để giải bài tập Cho 2 học sinh trả lời bài tập 1, 2, 3 trang 96 SGK Đáp án : 1B, 2C, 3B DẶN DỊ Học sinh xem trước bài 22 Làm bài tập 5, 6, 8 trang 96 SGK Trang 19 Giáo án hóa 10- HKII Chương... chất hóa học a/Dung dịch HCl có đủ tính chất chung của axit mạnh − làm q tím hóa đỏ − tác dụng với oxit bazơ, bazơ tạo muối và nước Trang 24 Giáo án hóa 10- HKII − tác dụng với muối của axit yếu − tác dụng với kim loại (đứng trước H) tạo muối (muối kim loại có số oxi hóa thấp) và khí hidro Kết luận:Tính axit gây ra do ion H+ phản ứng với oxit bazơ ,bazơ , muối cacbonat , kim loại đồng thời ghi số oxi hóa. . .Giáo án hóa 10- HKII Chương 4 Bài 19 (2 tiết) ANH TUẤN LUYỆN TẬP: PHẢN ỨNG OXI HĨA-KHỬ NỘI DUNG I/ CỦNG CỐ KIẾN THỨC II/ VẬN DỤNG GIẢI BÀI TẬP MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: Học sinh nắm vững : ♦Khái niệm sự khử , sự oxi hóa , chất khử , chất oxi hóa , phản ứng oxi hóa – khử ♦Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt Học sinh vận dụng : ♦nhận ra phản ứng oxi hóa – khử , cân bằng và phân... các bài tập 3 trang 108 SGK Bài tập về nhà 4, 5 trang 108 SGK Trang 29 Giáo án hóa 10- HKII Chương 5 Bài 25 (2 tiết) Flo – Brom – Iot NỘI DUNG I/ FLO II/ BROM III/ IOT MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: Học sinh biết : sơ lược về tính chất vật lí , ứng dụng và điều chế F2 , Br2 , I2 và một số hợp chất của chúng ♦sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của flo, brom, iot so với clo ♦tính oxi hóa giảm dần từ F đến... oxi hóa) là chất … HS: trả lời từng câu hỏi Chú ý đến tính 2 mặt của phản ứng oxi hóa – khử Xem xét q trình oxi hóa – khử trên cơ sở tăng giảm số oxi hóa HS ghi vào tập Hoạt động 2: GV: phát phiếu học tập, cho học sinh giải bài tập 1, 2, 4, 6 trang 88, 89 SGK Bài 1, 2 : củng cố phân loại phản ứng Bài 4 củng cố dấu hiệu nhận biết : sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa , chất khử.Bài 6 : xác định sự oxi hóa. .. 7(SGK trang 101 ) Trang 22 Giáo án hóa 10- HKII Chương 5 Bài 23: 2 tiết Thầy Tuấn Hidro Clorua - Axit Clohidric và Muối Clorua NỘI DUNG I/ HIDRO CLORUA II/ AXIT CLOHIDRIC III/ MUỐI CLORUA VÀ NHẬN BIẾT ION CLORUA MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: Học sinh biết ♦Tính chất vật lí, tính chất hóa học của axit clohidric ♦Tính chất của muối clorua và cách nhận biết ion clorua Học sinh hiểu ♦Trong HCl, Cl có số oxi hóa là -1là... ứng điều chế HCl trong phòng thí nghiệm và 1 phản ứng điều chế HCl trong cơng nghiệp Tiết 1 nên đề nghị dừng lại ở hoạt động 3 Trang 23 Giáo án hóa 10- HKII Hoạt động của thầy và trò GV: Nêu phương pháp điều chế HCl↑ và cho biết phương pháp nào được sử dụng trong phòng thí nghiệm, trong cơng nghiệp? HS trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên Hoạt động 1: GV: làm thí nghiệm điều chế hidro clorua HS: học . Hóa Học Vô Cơ I/ PHẢN ỨNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXI HÓA VÀ PHẢN ỨNG KHÔNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXI HÓA 1/Phản ứng hóa hợp a)Các ví dụ Ví dụ 1: 2 + → 2 Số oxi hóa của hidro tăng từ 0 lên +1 Số oxi hóa. đổi số oxi hóa, có thể chia phản ứng hóa học thành 2 loại: − phản ứng hóa học có sự thay đổi số oxi hóa (phản ứng oxi hóa – khử) − phản ứng hóa học không có sự thay đổi số oxi hóa (phản ứng. trong pin, acqui đều bao gồm sự oxi hóa và sự khử Trang 6 Giaùo aùn hoùa 10- HKII trường. Hoạt động 10: củng cố bài Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử sau: Mn + HCl → MnCl 2