bai 2 các giới sinh vật

8 1.1K 2
bai 2 các giới sinh vật

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên Tuần: 2 Ngày soạn: 27/ 8/ 2010 Tiết: 2 Ngày dạy: / / 2010 BÀI 2: CÁC GIỚI SINH VẬT I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, hs phải: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm giới sinh vật. - Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới, đại diện cho mỗi giới. - Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật, từ đó phân biệt được giới khởi sinh, nguyên sinh và nấm; giới thực vật và động vật. 2. Kĩ năng: - Quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ hình vẽ, khái quát kiến thức. - So sánh, rút ra điểm khác nhau và phân loại. 3. Thái độ: - Xây dựng ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn đa dạng sinh vật và tuyên truyền đến cộng đồng dân cư ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, sinh vật. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Phiếu học tập. - Tranh vẽ H2- 10, sơ đồ thứ tự sắp xếp các bậc trong thang phân loại từ thấp đến cao. 2. Học sinh: Đọc trước nội dung sgk. III. Trọng tâm: - Tiêu chí, căn cứ phân loại các giới sinh vật. - Đặc điểm chính của các giới. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản? Câu 2: Đặc tính nổi trội là gì? Nêu ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của thực vật hoặc con người mà em biết? 3. Bài mới: * ĐVĐ: Để tiến hành nghiên cứu lợi ích và vai trò của các sinh vật trong đời sống, sản xuất thì phải phân loại và sắp xếp chúng vào các bậc thang tương ứng. Sự phân loại các sinh vật này như thế nào, chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài học: “Các giới sinh vật”. * Vào bài: * Hoạt động I: Giới và hệ thống phân loại 5 giới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV treo sơ đồ thứ tự sắp xếp các bậc trong thang phân loại từ thấp đến cao và hỏi: (?) Nêu tên các đơn vị phân HS quan sát sơ đồ và trả lời: - Tên: loài, chi, họ, bộ, lớp, I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới: 1. Khái niệm giới: Trang 1 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên loại SV trong tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng? (?) Vậy giới SV là gì? Cho ví dụ? GV yêu cầu HS khác bổ sung. GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. ngành, giới. - Mối quan hệ: + Loài là đơn vị phân loại thấp nhất. + Nhiều loài có quan hệ thân thuộc tập hợp thành chi. + Nhiều chi thân thuộc tập hợp thành họ. + Nhiều họ thân thuộc tập hợp thành bộ. + Nhiều bộ thân thuộc tập hợp thành lớp. + Nhiều lớp thân thuộc tập hợp thành ngành. + Nhiều ngành thân thuộc tập hợp thành giới( đơn vị phân loại cao nhất). Trả lời nhanh. đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Tranh H2 SGK GV yêu cầu hs quan sát và cho biết: (?) Thế giới sinh vật do oaitaykơ và magulis đề xuất được chia thành mấy giới? Đó là những giới nào? GV giới thiệu về lịch sử phân loại: Vào thế kỉ XVIII Cac Line đã phân chia tất cả sinh vật thành 2 giới: giới thực vật bao gồm tất cả các sinh vật mà thành tế bào của chúng đều được cấu tạo từ xenlulozo, sống tự dưỡng quang hợp, có lối sống cố định; còn giới động vật gồm các sinh vật mà thành tế bào không phải là HS nghiên cứu nội dung sgk, thảo luận nhóm và trình bày. 2. Hệ thống phân loại 5 giới: - Phân loại: 5 giới + Giới khởi sinh. + Giới nguyên sinh. + Giới nấm. + Giới thực vật. + Giới động vật. Trang 2 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên xenlulozo, sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển. Đến TK XX, khi nghiên cứu cấu tạo hiển vi, phân loại tế bào và kiểu dinh dưỡng, Oaitâykơ và Magulis chia thế giới sinh vật thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật. GV hỏi: (?) Để phân loại SV thành 5 giới khác nhau thì phải căn cứ vào các đặc điểm, tiêu chí nào? GV bổ sung câu trả lời. Trả lời - Tiêu chí phân loại: + Loại tế bào: nhân sơ hay nhân thực. + Mức độ tổ chức của cơ thể: đơn bào hay đa bào. + Kiểu dinh dưỡng: tự dưõng hay dị dưỡng. Chuyển ý: Dựa trên 3 tiêu chí vừa nêu, mỗi giới sinh vật có đặc điểm gì? * Hoạt động II: Tìm hiểu đặc điểm chính của mỗi giới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV chia lớp thành các nhóm nhỏ( 2 bạn cùng bàn) và phát phiếu học tập. GV cho HS thảo luận 10 phút để hoàn thành nội dung phiếu học tập, cụ thể: Tổ 1: Khởi sinh Tổ 2: Nguyên sinh Tổ 3: Nấm Tổ 4: Thực vật Cả 4 tổ: Động vật GV gọi lần lượt các nhóm lên bảng hoàn thành phiếu học tập, nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung. GV tổng kết, nhận xét kết quả và hoàn thiện PHT. GV tổng kết bài học: Các loài sinh vật trong thế giới sống rất đa dạng và phong phú, chúng có vai trò HS đọc sgk, trao đổi thảo luận nhóm và hoàn thành PHT. Cử đại diện lên bảng trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. II. Đặc điểm chính của mỗi giới: ( Nội dung đáp án PHT) Trang 3 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. SV cung cấp nguồn thức ăn cho con người dưới nhiều dạng khác nhau: protein, vitamin, khoáng chất…Đa dạng sinh vật còn tạo ra các cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, hùng vĩ là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ sang tác ra các tác phẩm có giá trị nhân văn cao cả. Sự đa dạng SV góp phần điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn, lũ lụt và hạn hán, đồng thời cung cấp các nguyên vật liệu quý hiếm để tạo ra các công cụ sản xuất, xuất khẩu.Vì vậy bảo vệ ĐDSH là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân. 4. Củng cố: - Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa giới Khởi sinh và giới Nấm? - Nêu điểm khác nhau giữa giới thực vật và giới động vật? 5. Dặn dò: - Hs về nhà học bài cũ và xem trước nội dung bài mới. - Ôn tập lại kiến thức về các nguyên tố hoá học, tính chất của nước và ôn lại phần kiến thức sinh học về vai trò của nước đối với tế bào. - Tìm hiểu, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về một số loại bệnh tật ở người mắc phải do thiếu chất dinh dưỡng, một số bệnh ở thực vật do thừa hoặc thiếu một số nguyên tố hoá học. V. Rút kinh nghiệm: Trang 4 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên Đáp án phiếu học tập: Giới Đại diện Đặc điểm cấu tạo Kiểu dinh dưỡng Vai trò( sinh quyển và đời sống con người) Khởi sinh Vi khuẩn, VSV cổ - Tế bào nhân sơ - Cơ thể đơn bào - Dị dưỡng( kí sinh, hoại sinh, ) - Tự dưỡng - Phân giải xác của các loài Đ-TV thực hiện chu trình tuần hoàn vật chất và naăg lượng trong sinh quyển. - Chế biến thực phẩm, chống ônmt. Nguyê n sinh tảo, nấm nhầy, ĐVNS - Tế bào nhân thực. - Cơ thể đơn bào, đa bào Tự dưỡng, dị dưỡng. Tương tự giới Khởi sinh Nấm nấm rơm, nấm hương, nấm men, nấm sợi - Tế bào nhân thực. - Cơ thể đơn bào, đa bào dạng sợi. sống cố định, dị dưỡng. - Phân giải xác của các loài Đ-TV thực hiện chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng trong sinh quyển. - Cung cấp lương thực -thực phẩm cho con người. Thực vật Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín - Tế bào nhân thực - Cơ thể đa bào, có sự phân hóa thành các cơ quan, hệ cơ quan. sống cố định, tự dưỡng - Cung cấp LT- TP, các dược liệu làm thuốc. - Điều hòa khí hậu môi trường. - Giữ nguồn nước ngầm. Động vật ĐVCXS, ĐVKXS - Tế bào nhân thực. - Cơ thể đa bào, có sự phân hóa thành các mô, cơ quan, hệ cơ quan. sống di chuyển, dị dưỡng. - Cung cấp nguồn nguyên liệu, thức ăn cho con người và các ngành sản xuất. - Cân bằng hệ sinh thái. Trang 5 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên Phiếu học tập: PHÂN BIỆT CÁC GIỚI SINH VẬT Giới Đại diện Đặc điểm cấu tạo Kiểu dinh dưỡng Vai trò( sinh quyển và đời sống con người) Khởi sinh Nguyê n sinh Nấm Thực vật Động vật Trang 6 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên BÀI TẬP VỀ NHÀ Phiếu học tập số 1: Hoàn thành bảng sau bằng cách điền các nguyên tố hóa học và vai trò của chúng vào ô trống cho phù hợp Nhóm Các nguyên tố xây dựng nên tế bào Vai trò đối với tế bào và cơ thể các nguyên tố chủ yếu các nguyên tố đa lượng các nguyên tố vi lượng Phiếu học tập số 2: PHÂN BIỆT CÁC LOẠI ĐƯỜNG CACBOHIĐRAT Loại Cacbohiđrat Cấu trúc Ví dụ Vai trò đối với tế bào và cơ thể. Đường đơn Dường đôi Đường đa Trang 7 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên Bài tập 1: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau đây: Câu 1: Sinh vật bao gồm các giới: A. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật. B. Giới Vi khuẩn, giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm và giới Thực vật. C. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Tảo và giới Động vật. D. Giới Vi khuẩn, giới Tảo, giới Nấm và giới Thực vật. Câu 2: Sinh vật nhân thực gồm các giới: A. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm và giới Thực vật. B. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật. C. Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật. D. Giới Nguyên sinh, giới Tảo, giới Thực vật và giới Động vật. Câu 3: Đặc điểm của động vật khác biệt với thực vật: A. dinh dưỡng theo lối dị dưỡng. B. cấu tạo đa bào có nhân thực. C. sống cố định, không di chuyển. D. có các mô phân hóa. Câu 4: Đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định gọi là: A. lớp sinh vật. B. giới sinh vật. C. loài sinh vật. D. ngành sinh vật. Câu 5: Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nấm và giới Thực vật là: A. đều dinh dưỡng theo lối hoại sinh. B. đều có lối sống cố định. C. đều có cơ thể cấu tạo đơn bào hay đa bào. D. đều dinh dưỡng theo lối dị dưỡng Bài tập 2: Tại sao chúng ta phải bảo vệ đa dạng sinh học? Trang 8 . Tảo, giới Nấm và giới Thực vật. Câu 2: Sinh vật nhân thực gồm các giới: A. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm và giới Thực vật. B. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật. C Thực vật và giới Động vật. B. Giới Vi khuẩn, giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm và giới Thực vật. C. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Tảo và giới Động vật. D. Giới Vi khuẩn, giới. Động vật. C. Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật. D. Giới Nguyên sinh, giới Tảo, giới Thực vật và giới Động vật. Câu 3: Đặc điểm của động vật khác biệt với thực vật: A. dinh

Ngày đăng: 28/05/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan