1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI

3 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tuần 27 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý Tiết 123 A. MỤC TIÊU Giúp HS - Hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý. - Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu. - Biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hằng ngày. B. CHUẨN BỊ - GV : Máy chiếu, bảng phụ,viết lông, phiếu học tập, một số tình huống; - HS: Soạn bài, trả lời tình huống; C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ổn định tổ chức 2/ Giới thiệu bài * Trong hoạt động giao tiếp hằng ngày chúng ta thường gặp những cách nói “nói thẳng, nói trắng, nói toạc…” và cách nói “nói bóng, nói gió, nói quanh co, lấp lửng, nói úp mở…” Vậy nên chọn cách nói nào? ! Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm ra phương án cho riêng mình. 3/ Bài mới Ho¹t ®éng cña GV & HS Nội dung Hoạt động 1: Giúp HS phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý Bước 1- GV Cho HS đọc đoạn trích(Máy chiếu), chú ý đọc diễn cảm. Bước 2- GV đặt một số câu hỏi và hướng dẫn HS trả lời(Dùng hình thức thảo luận nhanh, nhóm hai bạn) Câu 1. “Trời ơi chỉ còn có năm phút !” , em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? Câu 2. Vì sao anh không nói thẳng điều đó với bác họa sĩ và cô gái? HS: trao đổi, thảo luận nhanh và rút ra nhận xét: *Cách hiểu phổ biến(ai cũng hiểu): - Chỉ còn đúng 5 phút nữa là chia tay *Cách hiểu không mang tính phổ biến(không phải ai cũng hiểu): - Tôi sắp phải thui thủi một mình - Tiếc quá, không còn đủ thời gian để tâm tình - Sao mọi người cứ phải chia tay nhau nhỉ? GV: điều đó chứng tỏ anh là một con người rất tế nhị, lịch sự và hiếu khách, một chàng trai rất “thèm người” trong khi giao tiếp(nhất là đối với một cô gái trẻ mới lần đầu gặp gỡ…) Câu 3. Câu nói thứ 2 của anh thanh niên có ẩn ý gì không? HS: nhận thấy được câu này không chưa ẩn ý của anh thanh niên(anh không có ý gì hết – anh nói thẳng!) Bước 3 – Yêu cầu HS phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý HS: dựa vào bài học và phần ghi nhớ để thực hiện GV: Bổ sung và kết luận sau khi HS thực hiện Bước 4 - GV cho HS làm 3 bài tập nhanh(Máy chiếu) - Bài 1- Hãy chọn câu có nghĩa tường minh và hàm ý, đánh dấu(x) vào cột tương ứng. I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý 1. Đọc đoạn trích 2. Nhận xét - “Trời ơi, chỉ còn có năm phút !” a/ Cách hiểu phổ biến - Chỉ còn 5 phút là chia tay b/ Cách hiểu không mang tính phổ biến - Tôi sắp phải thui thủi một mình. - Tiếc quá, không còn đủ thời gian để tâm tình…. => Vì ngại ngùng, vì muốn che giấu tình cảm của mình. - “Ô! cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” => Không chứa ẩn ý trong câu nói. 3. Kết luận * Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. * Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Nội dung N.TM Hàm ý An toàn là bạn, tai nạn là thù x Ăn quả nhớ kẻ trồng cây x Lái xe bất cẩn, ân hận suốt đời x Trong hội nhập, người Cà Mau như ngọn đước vươn lên x - Bài 2: Những hình ảnh sau đây nói lên điều gì ? H1.Sự nguy hiểm H2. Ý thức của con người GV : HD để HS tự rút ra ND của từng hình ảnh, kết hợp cho tranh luận(có thể cho HS tự chấm điểm cho nhau) - Bài 3: sử dụng hiểu biết để thực hành nghĩa TM và HY(phù hợp với hoàn cảnh) HS: mỗi tổ cử một bạn nhập vai số còn lại nghe và nhận xét, góp ý. GV: nhận xét và bổ sung, kết luận. Câu 4: Qua một số bài tập trên và qua đoạn trích em thấy sử dụng hàm ý đúng lúc sẽ đem lại hiệu quả trong giao tiếp ntn? - GV gợi ý(giả sử cứ nói thẳng thật ra mọi điều muốn nói với tất cả đối tượng khi giao tiếp?) Bước 5 - GV lưu ý cho HS về đặc tính của hàm ý: + Có thể giải đoán được: người nghe có năng lực có thể giải đoán được hàm ý. + Có thể chối bỏ được: người nói có thể chối bỏ không chịu trách nhiệm về hàm ý Hoạt động 2: HD luyện tập GV hướng dẫn hs làm một số bài tập trong SGK(có thể phân nhóm cùng bàn), sau khi làm xong gv có thể cho HS dùng lời để trình bày bài làm trước lớp. Bài 1: * Câu a: yêu cầu HS tìm câu văn cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay, tìm từ ngữ cụ thể. * Câu b: tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy có liên quan tới chiếc khăn ntn? GV bổ sung: Cô ngượng với anh thì ít mà chủ yếu là với bác họa sĩ già – người đã từng trải !Dù sao thì người đọc vẫn thấy ở anh một sự chân thật, đáng yêu, sự quan tâm và chu đáo  bác họa sĩ và cô gái vẫn nuối tiếc không muốn chia tay(qua những cử chỉ, thái * Tác dụng của việc tạo hàm ý - Tạo sự tế nhị, sự khuyên nhủ, câu văn ngắn gọn nhưng chứa dung lượng thông tin lớn… * Ghi nhớ(SGK/75) II. Luyện tập 1/ Bài 1 - Câu“Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy” - Từ “tặc lưỡi” => hoạ sĩ chưa muốn chia tay. b. Từ ngữ miêu tả thái độ cô gái liên quan đến chiếc mùi soa: - mặt đỏ ửng (ngượng) - nhận lại chiếc khăn (không tránh được) - quay vội đi (quá ngượng) => Cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để khăn làm kỉ vật cho anh mà anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên, gọi trả lại. Một em(A) đóng vai là người muốn bỏ tiết và rủ bạn đi chơi. Một em(B) dùng một câu có nghĩa tường minh và một câu có hàm ý để trả lời bạn. độ rất đặc biệt – ngôn ngữ nghệ thuật) Bài 2, 3: GV yêu cầu HS tìm ra hàm ý của câu in đậm trong bài 2 và tìm câu chứa hàm ý trong bài 3 GV: đó còn là sự đề nghị khéo của bác lái xe… Bài 4: GV cho HS đọc đoạn trích trong câu a và b, trao đổi để xem hai câu in đậm có phải là hàm ý không, sau đó giải thích lí do. 2/ Bài 2 - “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá” => hàm ý: hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè đấy  yêu cầu lịch sự cho người khác 3/ Bài 3 - Cơm chín rồi => hàm ý(ông vô ăn cơm đi) tạo sự xa lạ, không thừa nhận. 4/ Bài 4 - Hà, nắng gớm về nào => nói lảng không chứa hàm ý. - Tôi thấy người ta đồn => nói dở dang không chứa hàm ý 4/ Củng cố - hướng dẫn - GV dùng máy chiếu bài tập củng cố ND bài học phân biệt nghĩa TM và HY, tác dụng của chúng. - Yêu cầu về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo - Tập giải đoán hàm ý, áp dụng văn nói và viết; sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ…có sử dụng hàm ý. D. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Ngày 28 tháng 02 năm 2011 Kí duyệt . giao tiếp?) Bước 5 - GV lưu ý cho HS về đặc tính của hàm ý: + Có thể giải đoán được: người nghe có năng lực có thể giải đoán được hàm ý. + Có thể chối bỏ được: người nói có thể chối bỏ không chịu. lấp lửng, nói úp mở…” Vậy nên chọn cách nói nào? ! Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm ra phương án cho riêng mình. 3/ Bài mới Ho¹t ®éng cña GV & HS Nội dung Hoạt động 1: Giúp HS phân biệt. GV cho HS làm 3 bài tập nhanh(Máy chiếu) - Bài 1- Hãy chọn câu có nghĩa tường minh và hàm ý, đánh dấu(x) vào cột tương ứng. I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý 1. Đọc đoạn trích 2. Nhận xét -

Ngày đăng: 27/05/2015, 02:00

Xem thêm: GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w