1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tieu chuan cong chuc vien chuc nganh Giáo dục

9 451 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 244,26 KB

Nội dung

TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ MỘT SỐ NGẠCH CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC 16. NGHIÊN CỨU VIÊN CHÍNH (Mã số ngạch 13.091). a) Chức trách: Là công chức làm công tác khoa học và kỹ thuật chủ trì tổ chức và thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật có độ phức tạp cao (vấn đề, đề tài lớn) tại các cơ quan nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật. Nhiệm vụ cụ thể : - Chủ trì tổ chức được việc xây dựng kế ho ạch thực hiện công trình từ xác định mục tiêu, nội dung, phương hướng, phương pháp, tiến độ đến dự kiến kết quả đạt được và dự trù các nhu cầu vật tư, tài chính v.v cần thiết cho việc thực hiện công trình được phân công nghiên cứu. - Trực tiếp nghiên cứu những khâu khó khăn phức tạp nhất trong chương trình, công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật được phân công. - Chủ trì tổ chức các nghiên cứu viên, cộng tác viên tham gia nghiên cứu thực hiện công trình khoa học theo đúng tiến độ. - Tổ chức sử dụng hợp lý các nguồn lực cho phép nhằm đảm bảo nhiệm vụ nghiên cứu triển khai đúng tiến độ, đạt kết quả. -Tổ chức việc thu thập, xử lý và đánh giá các kết quả nghiên cứu nhằm điều chỉnh hoạt động nghiên cứu phù hợp với yêu cầu đặt ra. - Trực tiếp viết những phần phức tạp của chương trình, công trình, đề tài, đồng thời chỉ đạo viết báo cáo kết quả nghiên cứu, biên soạn, các tài liệu nhằm phổ biến, áp dụng rộng rãi các kết quả đạt được vào thực tiễn. - Đề xuất được những biên pháp, và tổ chức hướng dẫn, theo dõi, đánh giá việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. - Đảm bảo thực hiện các quy chế về quản lý khoa học và kỹ thuật có liên quan đến công trình nghiên cứu được giao. - Bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các nghiên cứu viên, hướng dẫn nghiên cứu sinh và sinh viên đại học làm luận án, luận văn tốt nghiệp. Tham gia giảng dạy chuyên đề ở trường đại học hoặc tại các cơ quan nghiên cứu khoa học và triển khai k ỹ thuật (nếu có yêu cầu). b) Hiểu biết: - Nắm vững đường lối phát triển kinh tế - xã hội và đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học kỹ thuật của ngành mình. - Am hiểu tình hình kỹ thuật, văn hóa, xã hội và nắm được nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn đối với chuyên ngành khoa học và kỹ thuật của lĩnh vực nghiên cứu. - Nắm được những thành tựu và xu hướng phát triển của chuyên ngành khoa học và kỹ thuật ở trong nước và trên thế giới. - Hiểu biết sâu về chuyên ngành khoa học và kỹ thuật của bản thân và hiểu biết rộng về một số chuyên ngành khoa học và kỹ thuật có liên quan. - Nắm chắc các phương pháp nghiên cứu, thí nghiệm, kế hoạch hóa khoa học kỹ thuậ t, tổ chức nghiên cứu, xử lý thông tin, đánh giá kết quả nghiên cứu, các chế độ, thể lệ về quản lý khoa học kỹ thuật. - Nắm vững cách thức sử dụng, vận hành, bảo quản thiết bị, vật tư dùng trong nghiên cứu và các quy trình quy phạm bảo hộ lao động. - Nắm được các quy chế, phương pháp giảng dạy đại học và hướng dẫn nghiên cứu sinh. c) Yêu cầu trình độ: - Là nghiên cứu viên, có thời gian tối thiểu ở ngạch là 9 năm. - Có trình độ thạc sĩ, cao học, phó tiến sĩ. - Đã học chương trình trung cấp về lý luận kinh tế chính trị (đối với nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội) hoặc qua khóa bồi dưỡng kinh tế - kỹ thuật đối với những nghiên cứu thuộc chuyên ngành khác. - Biết 1 ngoại ngữ trình độ C (đọc, dịch thông thạo). - Có tối thiểu 3 đề án sáng tạo hoặc công trình nghiên cứu được Hội đồng khoa học thừa nhận (trong đó có công trình đưa vào áp dụng có hiệu quả). ***** 17. NGHIÊN CỨU VIÊN (Mã số ngạch 13.092) a) Chức trách: Là công chức làm công tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật tại các Viện, trung tâm nghiên cứu khoa học, thực hiện các công việc nghiên cứu có độ phức tạp trung bình (đề tài có độ phức tạp trung bình hoặc một phần đề tài lớn có độ phức tạp cao). Nhiệm vụ cụ thể : - Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch nghiên cứu các đề tài, bao gồm việc xác định mục tiêu, nội dung, phương hướng, phương pháp, nghiên cứu tiến độ thực hiện và lập các dự trù về vật tư, tài chính v.v - Trực tiếp nghiên cứu và hướng dẫn kiểm tra các trợ lý nghiên cứu, các thí nghiệm viên thực hiện những nội dung nghiên cứu thí nghiệm được phân công. - Xử lý, phân tích, tổng hợp các thông tin, dữ liệu thu được. Tổ chức thử nghiệm (sản xuất thử) các phương án, phương pháp đã đạt được. - Hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học về kỹ thuật là chính và khi có yêu cầu cũng có thể tham gia tổ chức áp dụng các kết quả nghiên cứu thu được vào thực tiễn. - Thực hiện đúng các quy chế về quản lý khoa học và kỹ thuật và sử dụng hợp lý các nguồn lực đã được cung cấp cho đề tài. - Viết báo cáo sơ kết, tổng kết đề tài, biên soạn tài liệu, thông tin nhằm phổ biến áp dụng rộng rãi các kết quả đạt được vào thực tiễn. - Tham gia hướng dẫn sinh viên đại học thực tập, làm luận án tốt nghiệp (nếu có yêu cầu). b) Hiểu biết: - Nắm được chủ trương, chính sách, phương hướng của Đảng, Nhà nước đối với chuyên ngành khoa học và kỹ thuật của mình. - Nắm được tình hình và các yêu cầu của thực tiễn đối với chuyên ngành của mình - Nắm được những thành tựu khoa học kỹ thuật và xu hướng phát triển của ngành khoa h ọc - kỹ thuật thuộc lĩnh vực nghiên cứu ở trong và ngoài nước. - Nắm vững kiến thức khoa học và kỹ thuật chuyên ngành thuộc lĩnh vực nghiên cứu. - Nắm vững các phương pháp nghiên cứu, thí nghiệm, kế hoạch hóa khoa học và kỹ thuật, tổ chức nghiên cứu, xử lý thông tin, đánh giá kết quả nghiên cứu và các chế độ quản lý khoa học và kỹ thuật. - Nắm được cách thức sử dụng, vận hành, bảo quản thiết bị, vật tư dùng trong nghiên cứu và các quy trình, quy phạm bảo hộ lao động. - Nắm được cách thể hiện các tài liệu khoa học và kỹ thuật. c) Yêu cầu trình độ: - Tốt nghiệp đại học, đã qua trợ lý nghiên cứu hoặc Phó tiến sĩ chuyển tiếp sinh. - Biết 1 ngoại ngữ thông dụng trình độ B. ***** 18. KỸ SƯ CHÍNH (Mã số ngạch 13.094). a) Chức trách: Là viên chức chuyên môn kỹ thuật chịu trách nhiệm giải quyết hoặc chủ trì tổ chức thực hiện các vấn đề kỹ thuật phức tạp cao trong các đơn vị cơ sở và tổ chức có diễn ra các quá trình kỹ thuật. Nhiệm vụ cụ thể: - Chủ trì giải quyết và tổ chức thực hiện các vấn đề kỹ thuật nhằm cải tiến hoặc đổi mới kỹ thuật thuộc chuyên ngành kỹ thuật và liên quan đến một só kỹ thuật chuyên ngành khác. (Khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cần có nội dung công việc rõ đối với các chức danh đầy đủ). - Tổ chức chỉ đạo công tác quản lý khoa học kỹ thuật trong phạm vi được giao (chỉ đạo và giám định công tác thiết kế, xây dựng công nghệ, quy trình quy phạm, đinh mức tiêu chuẩn kỹ thuật, xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật v.v ). Tham gia biên soạn và nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ sở của ngành. - Tổng kết, đánh giá hiệu quả của các phương án kỹ thuật rong phạm vi được giao. Tên cơ sở đó đề xuất biện pháp bổ sung, sửa đổi quy trình, đinh mức kỹ thuật, phù hợp với thực tế của từng thời kỳ. - Chủ trì hoặc thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ thuật của có sở và của ngành (đề xuất các phương án giải pháp kỹ thuật, hằm không ngừng cải tiến đổi mới sản phẩm, đổi mới thiế t bị, công nghệ, thay thế nguyên vật liệu v.v - Chủ trì xây dựng nội dung đào tạo và bỗi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho công nhân và kỹ thuật viên của cơ sở và ngành kinh tế kỹ thuật. - Tham gia giảng dạy các lớp nâng cao trình độ cho kỹ sư thuộc chuyên ngành kỹ thuật của mình. Tham gia biên soạn, biên tập những tài liệu kỹ thuật phục vụ cho công tác này (nếu có nhu cầu). - Có quyền phát hiện, đề nghị điều chỉnh hoặc đình chỉ các hoạtt động kỹ thuật trái với các quy địh hiện hành về quản lý kỹ thuật trong phạm vi quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình. b) Hiểu biết: - Nắm chắc đường lối, chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế kỹ thuật của Nhà nước và của ngành. - Có kiến thức chuyên sâu về chuên ngành kỹ thuật của mình và có kiến thức về một số chuyên ngành liên quan gần. - Có kiến thức về kinh tế, hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ quản lý kỹ thuật, khoa học kỹ thuật chuyên ngành, nắm vững phương pháp tổ chức chỉ đạo triển khai công tác kỹ thuật, công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật. - Am hi ểu rộng tình hình kinh tế, xã hội liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật chuyên ngành. - Nắm chắc các thông tin về kinh tế và phát triển khoa học kỹ thuật chuyên ngành trong và ngoài nước. c) Yêu cầu trình độ: - Là kỹ sư, có thời gian công tác tối thiểu ở ngạch là 9 năm. - Qua lớp bối dưỡng về quản lý kinh tế - kỹ thuật. - Qua lớp đào tạo sử dụng máy vi tính. - Có đề án sáng tạo công trình nghiên cứu được Hội đồng khoa học ngành thừa nhận và đưa vò áp dụng có hiệu quả. - Biết một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ B. ***** 19. KỸ SƯ (Mã số ngạch 13.095). a) Chức trách: Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm giải quyết hoặc chỉ đạo thực hiện các công việc kỹ thuật ít phức tạp đến phức tạp trung bình. Trong các đơn vị cơ sở và tổ chức diễn ra quá trình phát triển kỹ thuật. Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện các phương án công tác kỹ thuật được giao nhằm đảm bả o cho hoạt động thường xuyên của quá trình phát triển kỹ thuật (thiết kế, thi công, công nghệ, gia công chế biến, vận hành, lắp đặt, bảo quản và sửa chữa thiết kế kỹ thuật v.v (khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối vớ từng chức danh đầy đủ cần ghi rõ nội dung công việc để xác định vị trí việc làm của từng viên chức trong cơ quan). - Thực hiện các nhiệm vụ quản lý kỹ thuật trong phạm vi được giao (thực hiện hoặc chỉ đạo việc thực hiện đúng thiết kế, quy trình quy phạm kỹ thuật an toàn lao động v.v - Tham gia hoặc trực tiếp nghiên cứu những đề tài khoa học kỹ thuật, đề xuất các giải pháp kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật v.v nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả năng suấ t. - Tham gia công tác đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề công nhân và kỹ thuật viên thuộc chuyên ngành kỹ thuật mình phụ trách. Tham gia biên soạn tài liệu, bài giảng phục vụ cho công tác này. - Có quyền phát hiện đề nghị điều chỉnh và đình chỉ trong phạm vị quyền hạn được giao đối với các hoạt động kỹ thuật trái với các quy định hiện hành của quản lý kỹ thuật và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình. b) Hiểu biết: - Nắm được đường lối, chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế kỹ thuật của ngành và cơ sở. - Nắm chắc kiến thức về chuyên ngành kỹ thuật. - Có kiến thức kinh tế về một chuyên ngành kỹ thuật. - Nắm chắc nội dung và nghiệp vụ quản lý kỹ thuật và phương pháp tổ chức triển khai kỹ thuật tại cơ sở. Nắm chắc các đối tượng tác động của kỹ thuật trong phạm vị hoạt động của mình. - Nắm được tình hình kinh tế, xã hội, có liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật của mình. - Nắm được thông tin phát triển kỹ thuật chuyên ngành của mình ở trong và ngoài nước. c) Yêu cầu trình độ: - Tốt nghiệp đại học về một chuyên ngành kỹ thuật tương ứng, qua thời gian tập sự. - Biết một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ A. ***** 20. KỸ THUẬT VIÊN (Mã số ngạch 13.096). a) Chức trách: Là viên chức chuyên môn kỹ thuật chịu trách nhiệm giải quyết các công việc kỹ thuật thông thường trong các đơn vị và tổ chức có diễn ra quá trình kỹ thuật. Nhiệm vụ cụ thể: - Thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật thường xuyên lặp lại (can, vẽ chi tiết hoá thiết kế, thu thập và xử lý các số liệu, vận hành khai thác thiết bị v.v ). - Quản lý kỹ thuật trong phạm vi được giao (hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đảm bảm các hoạt động sản xuất được tiến hành theo đúng quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức ). - Hướng dẫn công nhân triển khai áp dụng các sáng kiến cải tiên kỹ thuật, thao tác kỹ thuật, tổ chức nơi làm việc - Đề xuất biện pháp cải tiên lao động trong phạm vi tổ chức khoa học lao động. - Phát hiện các bất hợp lý về quá trình công nghệ trong sản xuất và đề xuất các biện pháp khắc phục những bất hợp lý đó, trong phạm vị được phân công phụ trách. - Chịu trách nhiệm trực tiếp về các sự cố kỹ thuật do không chấp hành đúng các quy trình công nghệ đã ban hành. b) Hiểu biết: - Nắm được chủ trương phát triển kinh tế - kỹ thuật của ngành. - Nắm vững kiến thức lý thuyết trung cấp về một chuyên ngành kỹ thuật, có trình độ thực hành thông thạo trong việc giải quyết các nhiệm vụ kỹ thuật thông thường đã nêu trên. - Nắm được các quy trình quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn định mức, kỹ thuật an toàn lao động đối với người và thiết bị. c) Yêu cầu trình độ: - Tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật về một chuyên ngành kỹ thuật. Đã qua tập sự kỹ thuật viên. ***** 22. GIẢNG VIÊN CAO CẤP (Mã số ngạch 15.109). (Sẽ bổ sung) ***** 22. GIẢNG VIÊN CHÍNH (Mã số ngạch 15.110). a) Chức trách: Là công chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và sau đại học thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Nhiệm vụ cụ thể: - Giảng dạy có chất lượng giáo trình chính của môn học được phân công. Tham gia giảng dạy ít nhất 1 chuyên đề đào tạo hoặc bồi dưỡng sau đại học. Tham gia bồi dưỡng sinh viên giỏi. - Chủ trì hướng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học (cao đẳng). Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn luận văn cao học, tham gia phản biện luận án tiến sĩ, tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh và thực tập sinh (nếu có bằng tiến sĩ và có yêu cầu chuyên môn liên quan đến chuyên ngành đào tạo). Có trách nhiệm bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn. - Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo. - Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình (hay phần giáo trình) môn học, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, đào tạo. - Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở cấp trường hoặc ngành; tham gia các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của bộ môn hay chuyên ngành trong và ngoài nước. - Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn, quy trình nghiệp vụ về giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của trường và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu): chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập hoặc công tác quản lý ở bộ môn, khoa, phòng, ban thuộc trường. b) Hiểu biết: - Hiểu sâu và có kinh nghiệm vận dụng đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các quy định của ngành trong công tác giáo dục và đào tạo bậc đại học và cao đẳng. - Hiểu biết sâu (cả về lý thuyết và thực hành) môn học được phân công và nắm được kiến thức cơ bản của môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo. - Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo; thực tế và xu hướng phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành ở trong và ngoài nước. - Biết tập hợp và tổ chức tập thể giảng viên, sinh viên tiến hành nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác giáo dục, đào tạo, vào thực tiễn sản xuất và đời sống. c) Yêu cầu trình độ: - Có bằng thạc sĩ trở lên. - Có thâm niên ở ngạch giảng viên ít nhất 9 năm. - Sử dụng được 1 ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ C (là ngoại ngữ thứ 2 đối với giảng viên chính ngoại ngữ ). - Có đề án hoặc công trình sáng tạo được cấp Khoa hoặc Trường công nhận và được áp dụng có kết quả trong chuyên môn. ***** 23. GIẢNG VIÊN (Mã số ngạch 15.111). a) Chức trách: Là công chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào t ạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Nhiệm vụ cụ thể: - Giảng dạy được phần giáo trình môn học được phân công. - Tham gia hướng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng. - Soạn bài giảng, biên soạn tài liệu tham khảo môn học được phân công đảm nhiệm. - Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở cấ p Khoa hoặc Trường. - Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn và nghiệp vụ theo quy chế các trường Đại học. - Tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu): chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập b) Hiểu biết: - Hiểu và vận dụng đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các quy định của ngành trong công tác giáo dục và đào tạo đại học, cao đẳng. - Nắm vững kiến thức (cả về lý thuyết và thực hành) môn học được phân công. - Nắm được mục tiêu, kế hoạch, chương trình các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo; quy chế giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của trường. - Hiểu biết và có khả năng vận dụng những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học ở bậc đại học để nâng cao chất lượng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. c) Yêu cầu trình độ: - Có bằng cử nhân trở lên. - Đã qua thời gian tập sự theo quy định hiện hành. - Phải có ít nhất 2 chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học: + Chương trình chính trị - triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học. + Những vấn đề cơ bản của tâm lý học và lý luận dạy học bộ môn ở bậc đại học. - Sử dụng được 1 ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ B (là ngoại ngữ thứ 2 đối với giảng viên ngoại ngữ ). ***** 24. GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CAO CẤP (Mã số ngạch 15.112). ***** 25. GIÁO VIÊN TRUNG HỌC (Mã số ngạch 15.113). 1. Chức trách: Là công chức chuyên môn, chuyên trách giảng dạy và giáo dục ở trường phổ thông trung học cấp 3 công lập. Nhiệm vụ cụ thể: - Giảng dạy môn học theo mục tiêu, nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo của bậc học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Thực hiện đầy đủ các quy chế chuyên môn, soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm, thực hành, giảng bài, phụ đạo, coi thi, chấm thi, đánh giá xếp loại học sinh, các chế độ, nội quy và các quy định khác của Bộ giáo dục và Đào tạo. - Hoàn thành đầu đủ các chương trình, nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, các hội thảo, chuyên đề và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Đảm nhận các hoạt động giáo dục (chủ nhiệm, lao động hướng nghiệp, văn nghệ, thể dục thể thao, luyện tập quân sự và các hoạt động ngoại khóa khác) theo nội dung chương trình và phân công của Hiệu trưởng. - Rèn luyện đạo đức, phẩm chất của người giáo viên, gương mẫu tham gia công tác xã hội, đoàn thể trong và ngoài nhà trường, phối hợp với các giáo viên liên quan để xây dựng tập thể sư phạm. 2. Hiểu biết: - Nắm được mục tiêu cấp học, nắm bắt kịp thời các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước và các quy định của ngành về công tác giáo dục và đào tạo. - Nắm được kiến thức cơ bản, lý luận dạy học, phương pháp giảng dạy bộ môn mà giáo viên trực tiếp giảng dạy. - Nắm được tâm sinh lý lứa tuổi, tình hình học tập bộ môn và các hoạt động giáo dục của học sinh và giáo viên phụ trách. - Hiểu biết và tiến hành được một số hoạt động giáo dục. 3. Yêu cầu trình độ: - Tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên (nếu tốt nghiệp trường đại học khác về một chuyên ngành có giảng dạy trong chương trình trường phổ thông trung học cấp 3 thì phải qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Có chứng chỉ A ngoại ngữ. Giáo viên ngoại ngữ phải có chứng chỉ B của một ngoại ngữ khác. ***** 26. GIÁO VIÊN MẦM NON (Mã số ngạch 15.115). a) Chức trách: Là công chức chuyên môn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi tại trường, lớp công lập. Nhiệm vụ cụ thể: - Chịu trách nhiệm quản lý số lượng cháu trong nhóm, lớp được phân công phụ trách. - Thực hiện nghiêm chỉnh nôi quy, quy chế của nhà tre, trường mẫu giáo, thự c hiện đầy đủ chương trình. Kế hoạch giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp với điều kiện của từng nhà trẻ, trường mẫu giáo. - Làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, bảo quản và sử dụng mọi tài sản được giao. - Tuyên truyền kiến thức chăm soc, nuôi dưỡng và giáo dục cháu theo phương pháp khoa học cho cha mẹ cháu và phối hợp chặt chẽ với cha mẹ cháu để thống nhứt trong việc chăn sóc nuôi dưỡng và giáo dục cháu ở gia đình. - Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để rèn luyện đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. b) Hiểu biết: - Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước và các quy định của ngành về công tác nuôi dưỡng, chăn sóc và giáo dục cháu. - Nắ m vững tiêu chuẩn, kế hoạch, chương trình các quy chế, nôi quy và các quy định khác của ngành học mầm non. - Nắm được kiến thức, cơ bản về tâm lý, sinh lý và phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 đến 72 tháng tuổi, đặc biệt ở nhóm, lớp được phân công phụ trách. - Biết quản lý, sử dụng và bảo quản tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm lớp và của trường. - Biết phối hợp với cha mẹ các cháu trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dụ c trẻ. c) Yêu cầu trình độ: Tốt nghiệp trung học phổ thông và qua đào tạo nghiệp vụ từ 6 đến 12 tháng hoặc tốt nghiệp trung học sư phạm mầm non trở lên. ***** 27. THƯ VIỆN VIÊN CHÍNH (Mã số ngạch 17.169) a) Chức trách: Là công chức chuyên môn nghiệp vụ thư viện từ cấp huyện tỉnh hoặc tương đương trở lên; chủ trì, tổ chức và xây dựng kế hoạch công tác chuyên môn thư viện có độ phức tạp cao. Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn thư viện. - Tham gia biên soạn các quy trình nghiệp vụ, quy tắc kỹ thuật công tác thư viện. - Chủ trì tổ chức và thực hiện các chu trình, quá trình công tác nghiệp vụ của đơn vị và chịu trách nhiệm về chất lượng công việc được phân công. - Xây dựng kế hoạch bổ sung sách báo - tài liệu và thực hiện thành thạo công tác hướng dẫn tra cứu thông tin tài liệu cho người đọc, nghiên cứu theo chủ đề. - Bồi dưỡng hướng dẫn nghiệp vụ cho mạng lưới thư viện cấp dưới. - Tham giâ chuẩn bị nội dung các hội nghị - Hội thảo khoa học và thực tiễn về công tác thư viện. - Tổng kết, đánh giá và áp dụng các kinh nghiệm tiên tiến về nghiệp vụ. Aïp dụng các biện pháp tổ chức lao động khoa học trong các khâu công tác thư viện. - Tham gia biên soạn giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thư viện cấp dưới và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp tỉnh trở lên. 2. Hiểu biết: - Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về kinh tế, khoa học - văn hóa và xã hội cũng như các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện - thư mục và thông tin. - Nắm vững các quy tắc, quy trình nghiệp vụ và quy phạm kỹ thuật thư viện - thông tin. - Nắm vững kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn và các quy tắc bảo hộ lao động, phòng chống cháy, bảo quản và bảo vệ sách báo. - Có tri thức xã hộ i học. - Biết sử dụng thành thạo máy chữ và máy vi tính. 3. Yêu cầu trình độ: - Tốt nghiệp đại học thư viện trở lên. - Thâm niên ở ngạch thư viện viên ít nhất 9 năm. - Biết một ngoại ngữ trình độ bằng C (đọc, dịch, nói thông thường). - Có công trình nghiên cứu khoa học hoặc đề án có tính sáng tạo về thư viện được hội đồng khoa h ọc công nhận và đưa vào ứng dụng có hiệu quả ***** 28. THƯ VIỆN VIÊN (Mã số ngạch 17.170) a) Chức trách: Là công chức chuyên môn nghiệp vụ thư viện từ cấp huyện hoặc tương đương trở lên, thực hiện các chu trình, quá trình nghiệp vụ thư viện theo sự phân công. Nhiệm vụ cụ thể: - Lập kế hoạch xây dựng thư viện, xác định diện bổ sung và thu thập sách báo, tài liệu cũng như tổ chức công tác kỹ thuật như phân loại, mô tả, tổ chức mục lục, tổ chức kho sách và tổ chức phục vụ người đọc. - Tổng kết, rút kinh nghiệm áp dụng kinh nghiệm tiên tiến và tổ chức lao động khoa học trong thư viện. - Xây dựng các văn bản thống kê thư viện và báo cáo thường kỳ cho cơ quan quản lý thư viện và thư viện ngành dọc cấp trên. - Chịu trách nhiệm về công tác quản lý, tài sản, sách báo và cơ sở vật chất của thư viện được giao. b) Hiểu biết: - Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về kinh tế, khoa học văn hóa và xã hội cũng như các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện, thư mục và thông tin. - Nắm được các quy tắc, quy trình và quy phạm nghiệp vụ thư viện và thông tin. - Nắm được các quy tắc bảo hộ lao động, phòng chống cháy, bảo quản và bảo vệ sách báo. - Biết sử dụng máy chữ và máy vi tính. - Có kinh nghiệm công tác thư viện, nắm được các công tác thư viện, nắm được các kinh nghiệm tiên tiến trong lĩnh vực chuyên môn để vận dụng. c) Yêu cầu trình độ: - Tốt nghiệp Đại học thư viện (nếu Đại học ngành khác phải qua lớp bồi dưỡng trình độ Đại học thư viện) qua thời gian tập sự. - Biết 1 ngoại ngữ trình độ bằng B (đọc, dịch được sách chuyên môn) ***** 29. THƯ VIỆN VIÊN TRUNG CẤP (Mã số ngạch 17.171) a) Chức trách: Là công chức chuyên môn nghiệp vụ thư viện ở các cơ quan, đơn vị có thành lập thư viện. Nhiệm vụ cụ thể: - Đảm nhiệm một phần hoặc toàn bộ công tác chuyên môn trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch, quy chế của thư viện bao gồm: lập kế hoạch, xác định diện bổ sung và thực hiện thu th ập sách báo tài liệu cũng như tổ chức công tác kỹ thuật (mô tả, phân loại tài liệu, tổ chức mục lục, tổ chức sách và tổ chức phương thức phục vụ người đọc). - Hướng dẫn, tuyên truyền sách báo cho người đọc. - Thống kê và báo cáo thường kỳ về hiệu quả hoạt động lên cơ quan quản lý thư viện và thư viện ngành dọc cấp trên. b) Hiểu biết: - Nắm được đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế, khoa học và văn hóa xã hội, cũng như các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện - Nắm được các quy tắc, quy phạm nghiệp vụ thư viện. - Nắm được các quy tắc bảo hộ lao động, phòng chống cháy, bảo quản sách báo. - Biết sử dụng máy chữ. c) Yêu cầu trình độ: - Tốt nghiệp trung cấp thư viện (nếu tốt nghiệp trung cấp ngành khác phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trình độ trung học thư viện). Qua thời gian tập sự. - Biết 1 ngoại ngữ trình độ bằng A. ***** . của nhà tre, trường mẫu giáo, thự c hiện đầy đủ chương trình. Kế hoạch giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp với điều kiện của từng nhà trẻ, trường mẫu giáo. - Làm đồ chơi, đồ. tuổi, tình hình học tập bộ môn và các hoạt động giáo dục của học sinh và giáo viên phụ trách. - Hiểu biết và tiến hành được một số hoạt động giáo dục. 3. Yêu cầu trình độ: - Tốt nghiệp đại. hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn, quy trình nghiệp vụ về giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của trường và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu):

Ngày đăng: 24/05/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w