1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cac luc co hoc_10

1 492 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 39 KB

Nội dung

LUYỆN TẬP: CÁC LỰC CƠ HỌC Câu 1: Các câu sau câu nào đúng, câu nào sai? TT Nội dung Đ S 1 Lực đàn hồi của lò xo luôn tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo. 2 Khi tăng khoảng cách giữa hai vật lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa hai vật giảm đi một nửa. 3 Hệ số hấp dẫn G = 6,67.10 -11 Nm 2 /kg 2 chỉ đúng cho các vật trong trường hấp dẫn. 4 Khi khối lượng của 2 vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng giữ nguyên không đổi. 5 Vì Trái Đất có khối lượng lớn hơn Mặt Trăng nên lực hấp dẫn của TĐ lên MT lớn hơn lực hấp dẫn của MT lên TĐ. 6 Hai lò xo giống nhau có cùng độ cứng K, người tagheps chúng lại để được một lò xo có độ dài như một lò xo. Độ cứng của hệ lò xo lúc này là K/2. 7 Lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi lò xo bị biến dạng. 8 Lực ma sát tác dụng lên vật luôn có cùng phương và ngược chiều với vận tốc tương đối của vật ấy với vật kia. 9 Lực ma sát nghỉ: . msn n F N µ ≤ , F msn = F ( ngoại lực) 10 Trong chuyển động của mọi vật, ma sát là có hại. 11 Lực ma sát nghỉ luôn ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc. 12 Hệ số ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc. Câu 2: Điều gì sẽ xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt tiếp xúc tăng lên gấp 2 lần? A. Tăng lên gấp đôi. B. Giảm đi một nửa. C. Vẫn như cũ. D. Tăng lên gấp nhiều lần. Câu 3: Một HS đang đi xe đap chuyển động với vận tốc v thì ngừng không đạp nữa, xe chuyển động chậm dần là vì A. lực ma sát B. quán tính C. lực đạp của HS lúc đầu. D. phản lực ma sát. Câu 4: Đế dép, lốp ô tô, lốp xe đạp phải khía cạnh ở mặt cao su là để A. tăng áp lực. B. tăng lực phát động. C. tăng quán tính. D. tăng trọng lực. Câu 5: Các giọt mưa rơi được xuống mặt đất là do các nguyên nhân nào sau? A. Quán tính. B. Lực hấp dẫn của Trái Đất. C. Áp suất khí quyển. D. Lực đẩy Ác si mét của không khí. Câu 6: Lực hút của Trái Đất lên vật khi vật ở bề mặt Trái Đất là 20N, khi vật ở độ cao h là 5N. Độ cao h là: ( bán kính Trái Đất là R) A. R. B. 1,2R. C. 2R. D. 2,25R. Câu 7: Nếu bán kính của hai quả cầu đồng chất và khoảng cách giữa hai tâm của chúng cùng giảm 2 lần thì lực hấp dẫn giữa hai quả cầu thay đổi thế nào? A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 8 lần D. tăng 16 lần. Câu 8: Khối lượng của Trái Đất 6.10 24 kg, của Mặt Trời là 2.10 30 kg, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 1đvtv (1đvtv = 150 triệu km). Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có giá trị A. 3,56.10 16 N. B. 3,56.10 22 N. C. 3,56.10 26 N. D. 3,56.10 20 N. Câu 9: Cho bán kính Trái Đất R = 6400km. Một vệ tinh nhân tạo cách mặt đất 360km. Lực hấp dẫn của Trái Đất lên vệ tinh ở vị trí đó bằng bao nhiêu lần lực hấp dẫn khi vệ tinh ở trên bề mặt Trái Đất? A. 0,95 lần. B. 0,91lần C. 0,87 lần D. 0,81 lần. Câu 10: Một lò xo có các vòng giống hệt nhau, chiều dài tự nhiên là l 0 = 24cm, độ cứng k =100N/m. Người ta cắt lò xo này thành hai lò xo có chiều dài tự nhiên l 1 = 8cm và l 2 = 16cm. Tính độ cứng của mỗi lò xo k 1 và k 2 được tạo thành. A. k 1 = 150N/m và k 2 = 400N/m. B. k 1 = 300N/m và k 2 = 800N/m. C. k 1 = 400N/m và k 2 = 150N/m. D. k 1 = 800N/m và k 2 = 300N/m. Câu 11: Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 2m/s thì gặp mặt phẳng ngang nhám có hệ số ma sát µ, vật chuyển động chậm dần đều sau khi đi được quãng đường 2m thì dừng lại. Hệ số ma sát µ có giá trị( Lấy g = 10m/s 2 ) A. 0,1 B. 0,25 C. 0,4 D. 0,45 Câu 12: Treo vật có khối lượng m = 2kg vào đầu dưới của một lò xo, đầu trên của lò xo cố định. Khi vật cân bằng lò xo có chiều dài lớn hơn chiều dài tự nhiên 10cm. Lấy g = 10m/s 2 . Độ cứng của lò xo có giá trị A. 100N/m B. 2N/cm C. 200N/cm D. 150N/m Câu 13: Một vật có khối lượng m = 2kg đặt trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là µ = 0,1. Vật bắt đầu được kéo bằng lực F = 2N. Quãng đường vật đi được sau 2s kể từ lúc bắt đầu kéo là A. S = 6m. B. S = 2/3m C. S = 3m D. Vật vẫn đứng yên. . Đất 6 .10 24 kg, của Mặt Trời là 2 .10 30 kg, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 1đvtv (1đvtv = 150 triệu km). Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có giá trị A. 3,56 .10 16 N. B. 3,56 .10 22 N. C định. Khi vật cân bằng lò xo có chiều dài lớn hơn chiều dài tự nhiên 10cm. Lấy g = 10m/s 2 . Độ cứng của lò xo có giá trị A. 100 N/m B. 2N/cm C. 200N/cm D. 150N/m Câu 13: Một vật có khối lượng. Đất? A. 0,95 lần. B. 0,91lần C. 0,87 lần D. 0,81 lần. Câu 10: Một lò xo có các vòng giống hệt nhau, chiều dài tự nhiên là l 0 = 24cm, độ cứng k =100 N/m. Người ta cắt lò xo này thành hai lò xo có chiều

Ngày đăng: 22/05/2015, 21:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w