1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYÊN ĐỀ KIM LOẠI KIỀM VÀ KIỀM THỔ

10 479 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 194,5 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ KIM LOẠI KIỀM VÀ KIỀM THỔ PHẦN I: KIM LOẠI KIỀM 1. Cấu hình nào là cấu hình của kim loại Na A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 D. 1s 2 2s 2 2p 6 2. Cho các kim loại K, Na, Al, Mg. Tính kim loại tăng dần : A. K, Na, Mg, Al B. Al, Mg, Na, K C. Al, Mg, K, Na D. Na, K, Mg, Al 3. Cấu hình electron của một ion là : 1s 2 2s 2 2p 6 , nguyên tử tương ứng là : A. Na, Mg, Al, F B. K, O, Na, Al C. Ca, F, S, Na D. Na, Mg, S, Cl 4. Giải thích nào dưới đây KHÔNG đúng ? A. Nguyên tử kim loại kiềm có xu hướng nhường 1 electron do I 2 của nguyên tử kim loại kiềm lớn hơn nhiều so với I 1 và do ion kim loại kiềm M + có cấu hình bền. B. Do năng lượng ion hóa nhỏ nên kim loại kiềm có tính khử rất mạnh. C. Tinh thể kim loại kiềm có cấu trúc rỗng, do có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện. D. Nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất so với các kim loại khác, do kim loại kiềm có bán kính lớn nhất. 5. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ cứng thấp. Cách giải thích nào sau đây là đúng A. Do các kim loại kiềm có cấu tạo mạng lục phương B. Do các kim loại kiềm có cấu tạo mạng lập phương tâm diện C. Trong chu kì, kim loại có bán kính nhỏ nhất D. Kim loại kiềm có cấu tạo mạng lập phương tâm khối, tương đối rỗng 6. Phát biểu nào dưới đây là KHÔNG phù hợp với các kim loại kiềm ? A. Các kim loại kiềm cần được bảo quản trong dầu hỏa. B. Các kim loại kiềm nói chung đề mềm, nhẹ và dễ nóng chảy. C. Các kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch hợp chất tương ứng. D. Người ta có thể dùng kim loại kiềm khử hợp chất nhôm ở nhiệt độ cao để điều chế nhôm. 7. Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp A. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. B. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. C. điện phân NaCl nóng chảy. D. điện phân dung dịch NaNO 3 , không có màng ngăn điện cực. 8. Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra A. sự khử ion Na + . B. sự oxi hóa ion Cl - . C. sự khử ion Cl - . D. sự oxi hóa ion Na + . 9. Hợp chất với hidro của M có dạng MH. Trong oxit bậc cao nhất của M, oxi chiếm 25,81% về khối lượng, M là: A. Li B. Na C. K. D. Rb 10. Điện phân nóng chảy muối clorua kim loại kiềm, thu được 0,896 L khí (đktc) và 3,12 g kim loại. Công thức muối là : A. LiCl B. NaCl C. KCl. D. RbCl. 11. Trong các kim loại sau phản ứng với H 2 O, kim loại có phản ứng xảy ra mạnh nhất là: A. Na B. Na C. K. D. Cs 12. Cho 0,2 mol Na cháy hết trong O2 dư thu được sản phẩm rắn A. Hòa tan hết A trong nước thu được 0,025 mol O2. Khối lượng của A bằng : A. 3,9 g. B. 6,2 g. C. 7,8 g. D. 7,0 g. 13. Cho rất từ từ 0,3 mol HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,2 mol Na 2 CO 3 và 0,2 mol NaHCO 3 . Số mol CO 2 thu được bằng A. 0,25 B. 0,10 C. 0,30 D.0,15 14. Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na 2 CO 3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là: A. V = 11,2(a + b). B. V = 22,4(a - b). C. V = 11,2(a - b). D. V = 22,4(a + b). 15. Cho 11,2 lít khí CO 2 ở (đktc) vào 400 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch X. Cho dung dịch CaCl 2 dư vào dung dịch X. Khối lượng kết tủa tạo thành: A. 54 gam B.30 gam C. 50 gam D. 40 gam 16. Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng. A. 0,5M. B. 0,75M. C. 1M. D. 0,25M. 17. Hỗn hợp X chứa Na 2 O, NH 4 Cl, NaHCO 3 và BaCl 2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H 2 O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa A. NaCl, NaHCO 3 , NH 4 Cl, BaCl 2 . B. NaCl, NaOH. C. NaCl. D. NaCl, NaOH, BaCl 2 . 18. Dung dịch A gồm HCl 0,5M và H 2 SO 4 1M. Dung dịch B gồm NaOH 1M và KOH 2M. Để trung hoà 500 ml dung dịch B cần bao nhiêu ml dung dịch A. 0,6 lít B. 1,5 lít C. 1,0 lít D. 2,0 lít 19. Thực hiện các thí nghiệm sau : (I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH. (II) Cho dung dịch Na 2 CO 3 vào dung dịch Ca(OH) 2 (III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn. (IV) Cho Cu(OH) 2 vào dung dịch NaNO 3 . (V) Sục khí NH 3 vào dung dịch Na 2 CO 3 . (VI) Cho dung dịch Na 2 SO 4 vào dung dịch Ba(OH) 2 . Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là: A. I, II và III B. II, III và VI C. II, V và VI D. I, IV và V 20. Cho a mol NO 2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch có chứa a mol NaOH. Dung dịch thu được có giá trị pH : A. < 7 B. 14 C. >7 D. = 7 21. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO 2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH) 2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 19,70. B. 9,85. C.11,82. D. 17,73. 22. Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100 o C Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là (cho Cl = 35,5; K = 39) A. 0,24M. B. 0,4M. C.0,48M. D. 0,2M. 23. Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO 3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H + ][OH - ] = 10 -14 ) A. 0,15 B. 0,12 C. 0,30 D. 0,03 24. Cho từ từ từng giọt V (L) dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch K 2 CO 3 thu được dung dịch B và 0,56 L (đktc) khí CO 2 . Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy tạo ra 1,5 gam kết tủa. V bằng : A. 400 ml B. 500 ml C. 650 ml D. 800 ml 25. Dung dịch X chứa axit HCl a mol/l và HNO 3 b mol/l. Để trung hoà 20 ml dung dịch X cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,1 M. Mặt khác lấy 20 ml dung dịch X cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thấy tạo thành 2,87 gam kết tủ ( Ag = 108, Cl = 35,5 ). Giá trị của a, b lần lượt là: A. 1,0 và 1,5 B. 2,0 và 1,0 C. 0,5 và 1,7 D. 1,0 và 0,5 26. Một hỗn hợp gồm kali và kim loại kiềm X. Hòa tan hết 12,15 gam hỗn hợp trên vào nước thì thu được 3,78 lít khí H 2 (đktc). Xác định tên nguyên tố X, biết tỉ lệ số mol của X và kali trong hỗn hợp nhỏ hơn 1/9. A. Rb B. Na C. Cs D.Li 27. Cho sơ đồ chuyển hóa sau X + Y → Z + H 2 O Y 0 t → Z + H 2 O + T↑ T + X → Y hoặc Z (T là hợp chất của cacbon) Biết X,Y,Z là hợp chất của một kim loại, khi đốt nóng cho ngọn lửa màu vàng. X,Y,Z,T là chất nào sau đây : X Y Z T A Ca(OH) 2 Ca(HCO 3 ) 2 CaCO 3 CO 2 B KOH KHCO 3 K 2 CO 3 CO 2 C NaOH NaHCO 3 Na 2 CO 3 CO 2 2 D NaOH Na 2 CO 3 NaHCO 3 CO 2 28. Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO 4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion − 2 4 SO không bị điện phân trong dung dịch) A. 2b = a. B. b < 2a. C. b > 2a. D. b = 2a. 29. Dung dịch X chứa các ion: Fe 3+ , − 2 4 SO , + 4 NH , − Cl . Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau: - Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa; - Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là: A. 7,46 g. B. 7,04 g. C. 3,73 g. D. 3,52 g 30. Từ muối ăn KHÔNG thể trực tiếp điều chế chất, hoặc hỗn hợp chất nào dưới đây ? A. H 2 , Cl 2 và NaOH B. Na và Cl2 C. Na 2 O 2 D. NaClO PHẦN II: KIM LOẠI KIỀM THỔ 1.Phát biểu nào dưới đây không chính xác ? A.Các kim loại kiềm thổ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là ns 2 B. Ca có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện C. Be có nhiệt độ nóng chảy cao nhât trong nhóm IIA D. Mg không phản ứng với nước. 2. Nước tự nhiên là nước A.có tính cứng tạm thời. B.có tính cứng vĩnh cửu C. có tính cứng toàn phần D.mềm 3. Phương pháp làm mềm nước cứng là: (1) Phương pháp kết tủa (2) Phương pháp trao đổi ion (3) Giảm nồng độ ion Ca 2+ , Mg 2+ A.(1) B. (2) C. (3) D. (1) Và (2) 4. 3 2 3 2 2 Ca(HCO ) CaCO CO H O + + ˆ ˆ † ‡ ˆ ˆ . Phản ứng này giải thích (1) Tạo lớp cặn trong ấm đun nước. (2) Xâm thực của nước mưa vào núi đá vôi (3) Tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi A. (1) và (2) B. (1), (2), (3) C. (3) D. (1) và (3) 5.Thạch cao nào dùng để đúc tượng là A.Thạch cao sống B. Thạch cao nung C. Thạch cao khan D. Thạch cao tự nhiên 6.Trong số các chất cho dưới đây, chất nào có độ tan nhỏ nhất ? A.CaSO 4 B. CaCO 3 C.Ca(OH) 2 D.Ba(OH) 2 7.Chất nào cho dưới đây không dùng để làm mềm nước cứng ? A.Na 2 CO 3 B.Ca(OH) 2 C.Na 3 PO 4 D.Ba(OH) 2 8.Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hoàn tan những chất nào sau đây A.Ca(HCO 3 ) 2 , MgCl B.Ca(HCO 3 ) 2 , Mg(HCO 3 ) 2 C.Mg(HCO 3 ) 2 , CaCl 2 D.MgCl 2 , CaSO 4 9. Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH) 2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H 2 SO 4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là A. 7. B. 2. C. 1. D. 6. 10.Dãy các ion sau cùng tồn tại trong một dung dịch là A.NH 4 + , Ba 2+ , NO 3 - , PO 4 3- B. Ca 2+ , K + , Cl - , CO 3 2- C. Na + , Mg 2+ , CH 3 COO - , SO 4 2- D. Ag + , Na + , NO 3 - , Br - 11.Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl 2 và O 2 . Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là A.Ca B.Mg C. Cu D. Be 3 12.Cần cho vào cốc A chứa 200 gam dung dịch HCl 7,3% bao nhiêu gam CaCO 3 để cốc A tăng lên 30 gam A.30 gam B. 42,2 gam C. 35,6 gam D. 38,8 gam 13. Dung dịch Ca(OH) 2 0,02M có pH bằng: A.1,4 B12,4 C.12,6 D. 12,3 14. Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H 2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H 2 SO 4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là A.75ml. B. 30ml. C. 60ml. D. 150ml. 15.Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl 2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl 2 trong dung dịch Y là A.11,79%. B.28,21%. C. 15,76%. D 24,24%. 16. Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam một loại quặng đôlômit (CaCO 3 .MgCO 3 ) có lẫn tạp chất sơ sinh ra 8,96 lít khí CO 2 (ở đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO 3 .MgCO 3 trong loại quặng nêu trên là A.40% B.50% C.92% D. 84% 17. Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H 2 (ở đktc). Hai kim loại đó là A. Mg và Ca. B. Ca và Sr. C. Be và Mg. D. Sr và Ba. 18 .Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO 2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH) 2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa Giá trị của a là (cho C = 12, O = 16, Ba = 137) A. 0,032. B. 0,04. C. 0,048. D. 0,06. 19. Cho V lít khí CO 2 (đktc) vào 250 ml dung dịch Ba(OH) 2 2M được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 0,2 hoặc 0,4 B. 0,4 hoặc 0,6 C. 0,2 hoặc 0,6 D. 0,2 hoặc 0,8 20.Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là A.NO. B.NO 2 . C.N 2 . D.N 2 O. 21. Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO 3 ) 2 , SO 3 , NaHSO 4 , Na 2 SO 3 , K 2 SO 4 . Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl 2 là A.4. B.2. C. 3. D. 6. 22.Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl 3 . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là A.4,32 B.2,88 C.5,04 D.2,16 23.Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH 4 ) 2 CO 3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH) 2 . Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A.17,1 B.19,7 C.15,5 D. 39,4 24. X là kim loại thuộc nhóm IIA. Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H 2 SO 4 loãng, thì thể tích khí hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc). Kim loại X là A.Ca. B. Sr. C.Mg. D. Ba. 25.Dùng hoá chất nào sau đây để phân biệt 3 chất rắn:NaOH, Ca(OH) 2 , Al(OH) 3 A.Dùng nước, dung dịch HCl B.Dùng quỳ tím và khí CO 2 C.Dùng khí CO 2 , dung dịch HCl D.Dùng nước và khí CO 2 26. Dãy các chất đều phản ứng được với dung dịch Ca(OH) 2 A.Ca(HCO 3 ) 2 , NaHCO 3 , CH 3 COONa B.(NH 4 ) 2 CO 3 , CaCO 3 , NaHCO 3 C.KHCO 3 , KCl, NH 4 NO 3 D.CH 3 COOH, KHCO 3 , Ba(HCO 3 ) 2 27.Dung dịch X chứa các ion Fe 3+ (0,01 mol), Mg 2+ (0,02 mol), − 2 4 SO (0,01 mol) và − 3 NO (x mol). Khi cô cạn dung dịch X được y gam muối khan. Giá trị x, y lần lượt là: A.0,03 mol, 3,86 gam B.0,04 mol, 4,48 gam C.0,05 mol, 3,24 gam D. 0,05 mol, 5,1 gam 28. Tính thể tích CO 2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,02M để có khối lượng kết tủa cực đại A.0,224 lít B.1,792 lít C.0,448 lít D. 0,896 lít 29.Cho 0,448 lít khí CO 2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH) 2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 2,364. B.3,940. C.1,970. D.1,182. 30 : Cho dãy các chất: NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 SO 4 , NaCl, MgCl 2 , FeCl 2 , AlCl 3 . Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH) 2 tạo thành kết tủa là A.3. B.5. C.1. D. 4. 31. Hoà tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước, thu được 500 ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít khí H 2 (ở đktc). Kim loại M là A.K B. Ca C.Ba D. Na 4 32. Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là (cho H = 1, C = 12, A. 6,5 gam. B. 6,3 gam. C. 4,2 gam. D. 5,8 gam. 33.Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na-Ba trong nước thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H 2 (đktc). Để trung hòa dung dịch X cần bao nhiêu ml dung dịch H 2 SO 4 0,5M A.100 B.200 C.400 D. 300 34.Cho 50 gam CaCO 3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 14,63%. Tính nồng độ % của CaCl 2 có trong dung dịch thu được. A .22% B.21% C.23%. D.20% 35.Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A.8,98. B.9,52. C. 10,27. D. 7,25. 36.Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO 3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là : A.8,88 gam B.13,92 gam C.6,52 gam D. 13,32 gam 37 .Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H 2 SO 4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H 2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là A.38,93 gam. B. 25,95 gam. C. 103,85 gam. D. 77,86 gam. 38.Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H 2 SO 4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH) 2 0,1M thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là A.1,2 B. 1,0 C.13,0 D. 12,8 PHẦN III: TỔNG HỢP Câu 39: Các kim loại kiềm có tính khử rất mạnh là do: A. Năng lượng ion hoá I 1 nhỏ nhất so với các kim loại khác. C. Ái lực electron lớn. B. Bán kính nguyên tử nhỏ. D. Có một electron ở lớp ngoài cùng nên dễ dàng cho đi một electron. Câu 40: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra: A. Sự khử ion Na + C. Sự khử phân tử H 2 O B. Sự oxi hoá ion Na + D. Sự oxi hoá phân tử H 2 O Câu 41: Trong không khí, kim loại kiềm bị oxi hoá rất nhanh nên chúng được bảo quản bằng cách: A. Ngâm trong nước . B.Ngâm trong dầu thực vật. C.Ngâm trong rượu etylic D. Ngâm trong dầu hoả. Câu 42: Không gặp kim loại kiềm và kiềm thổ ở dạng tự do trong thiên nhiên vì: A.Thành phần của chúng trong thiên nhiên rất ít. B.Đây là những kim loại hoạt động hoá học rất mạnh. C.Đây là những chất hút ẩm đặc biệt D.Đây là những kim loại tác dụng mạnh với nước. Câu 43: Hoà tan hoàn toàn 0,575g một kim loại kìềm vào nước . Để trung hoà dung dịch thu được cần 25g dung dịch HCl 3,65%. Kim loại hoà tan là: A. Na B. K. C. Li. D. Rb. Câu 44: Hoà tan hoàn toàn 2,73g kim loại kiềm vào nước thu được một dung dịch có khối lượng lớn hơn so với lượng nước đã dùng là 2,66g . Đó là kim loại : A.Li. B.Na. C.K. D.Rb. Câu 45: Hoà tan hết 5g hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại kìêm và một muối cacbonat của kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl được 1,68lít CO 2 (đkc) .Cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được một hỗn hợp muối khan nặng. A.7,8g B.11,1g C.8,9g D. 5,82g Câu 46: Hoà tan 104,25g hỗn hợp 2 muối NaCl và NaI vào nước . Cho đủ khí clo đi qua rồi cô cạn. Nung chất rắn thu được cho đến khi hết hơi màu tím bay ra. Bả rắn còn lại sau khi nung có khối lượng 58,5g . Thành phần% khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp là: A.29,5 và 70,5 B.28,06 và 71,97 C.65 và 35 D.50 và 50 Câu 47:Trộn lẫn 100ml dung dịch KOH có pH=12 với 100ml dug dịch HCl 0,012M. pH củadung dịch thu được sau khi trộn là: A.4 B/.3 C.7 D.8 5 Câu 48: Nung nóng 100g hỗn hợp gồm Na 2 CO 3 và NaHCO 3 đến khối lượng không đổi thu được 69g chất rắn. Thành phần phần trăm mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là: A. 84% Na 2 CO 3 và 16% NaHCO 3 B.48% Na 2 CO 3 và 52% NaHCO 3 C.16% Na 2 CO 3 và 84% NaHCO 3 D.52% Na 2 CO 3 và 48% NaHCO 3 Câu 49: Điện phân muối clorua của kim loại kiềm nóng chảy người ta thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 g kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đã điện phân là: A. NaCl. B.KCl C. BaCl 2 D. CaCl 2 Câu 50: Dẫn khí CO 2 được điều chế bằng cách cho 100g CaCO 3 tác dụng với dung dịch HCl dư đi qua dung dịch chứa 60 g NaOH. Muối ta thu được là: A. Na 2 CO 3 . B.NaHCO 3 C. Na 2 CO 3 và NaHCO 3 D.Không xác định được Câu 51: Nung nóng 4,84 g hỗn hợp NaHCO 3 và KHCO 3 tạo ra 0,56l CO 2 (đktc). Khối lượng của muối NaHCO 3 và KHCO 3 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: A. 3,84 g và 1 g. B.2,84 g và 2 g C. 1,84 g và 3 g D. 0,84 g và 4 g Câu 52: Cho 2,464l khí CO 2 đi qua dung dịch NaOH thu được 11,44 g hỗn hợp hai muối. khối lượng của hai muối Na 2 CO 3 và NaHCO 3 trong hỗn hợp lần lượt là: A. 10,6 g và 0,84 g B.0,84 g và 10,6 g C. 9,6 g và 1,84 g D. 1,84 g và 9,6 g Câu 53. Cho 200 ml dung dịch hỗn hợp Na 2 CO 3 0,6M và K 2 SO 4 0,4M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch hỗn hợp Pb(NO 3 ) 2 0,9M và BaCl 2 nồng độ C (mol/l). Thu được m gam kết tủa. Trị số của C là: A. 1,1 M B. 1M C. 0,9M D. 0,8M Câu 54: Trị số m ở câu (272) là: A. 46,23 gam B.48,58 gam C.50,36 gam D. 53,42 gam Câu 55: Có 5 mẫu chất rắn đựng trong 5 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: Na 2 CO 3 , Ba(OH) 2 , NaOH, H 2 SO 4 , NaCl có thể nhận biết được những dung dịch nào nếu chỉ dùng thuốc thử là quỳ tím A. Cả 5 dd B. Chỉ có H 2 SO 4 C. dd Ba(OH) 2 D.H 2 SO 4 , NaCl, Ba(OH) 2 Câu 56. Điện phân dung dịch NaCl, dùng điện cực trơ, có vách ngăn, thu được 200 ml dung dịch có pH = 13. Nếu tiếp tục điện phân 200 ml dung dịch này cho đến hết khí Clo thoát ra ở anot thì cần thời gian 386 giây, cường độ dòng điện 2 A. Hiệu suất điện phân 100%. Lượng muối ăn có trong dung dịch lúc đầu là bao nhiêu gam? A.2,808 gam B.1,638 gam C. 1,17 gam D.1,404 gam Câu 57: Kim loại kiềm,kim loại kiềm thổ phản ứng mạnh với : 1: nước ; 2: halogen; 3: silic oxit ; 4: Axit ; 5: rượu ; 6: muối ; 7: phi kim ; 8: hợp chất hidrocacbon. Những tính chất nào đúng? A.1,2,4,6,7 B.3,6,7,8 C.1,2,4,5 D.1,2,5,6 Câu 58: Natri, kali và canxi được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp: A. Điện phân dung dịch. B. Nhiệt luyện. C.Thuỷ luyện. D Điện phân nóng chảy. Câu 59: Kim loại kiềm, kiềm thổ( trừ Be,Mg) tác dụng với các chất trong dãy nào sau đây? A.Cl 2 , CuSO 4 , NH 3 B. H 2 SO 4 , CuCl 2 , CCl 4 , Br 2 . C.Halogen ,nước , axit , rượu D.Kiềm , muối , oxit và kim loại Câu 60:Có những chất: NaCl , Ca(OH) 2 , Na 2 CO 3 , HCl .Chất nào có thể làm mềm nước cứng tạm thời: A.Ca(OH) 2 B.HCl C. Na 2 CO 3 D.Ca(OH) 2 và Na 2 CO 3 Câu 61:Chỉ ra điều đúng khi nói về các hiđroxit kim loại kiềm thổ . A.Tan dễ dàng trong nước B.Đều là các bazơ mạnh C. Có một hidroxit trong đó có tính lưỡng tính D. Đều có thể điều chế bằng cách cho các oxit tương ứng tác dụng với nước. Câu 62:Khi đun nóng , canxicacbonat phân huỷ theo phương trình : CaCO 3 ⇔ CaO+CO 2 – 178kj. Để thu được nhiều CaO, ta phải:A. Hạ thấp nhiệt độ nung B.Tăng nhiệt độ nung C. Quạt lò đốt để đuổi bớt CO 2 D. B,C đúng Câu 63: Để điều chế Mg người ta sử dụng cách nào sau đây: A.Điện phân muối MgCl 2 nóng chảy. B.Điện phân dung dịch muốiMgCl 2 C. Điện phân Mg(OH) 2 nóng chảy. D.A,C đều đúng. Câu 64: Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động núi đá vôi có thể giải thích bằng phản ứng: A. CaCO 3 + CO 2 + H 2 O → Ca(HCO 3 ) 2 B. Ca(HCO 3 ) 2 → CaCO 3 + H 2 O + CO 2 ↑ C. CaO + CO 2 → CaCO 3 D. CaCO 3 + HCl → CaCl 2 + CO 2 ↑ + H 2 O 6 Câu 65: X là một trong sáu muối: AgNO 3 , Cu(NO 3 ) 2 , MgCO 3 , Ba(HCO 3 ) 2 , NH 4 HCO 3 , NH 4 Cl. Đem nung X cho đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn Y, chất rắn Y này hòa tan được trong nước tạo dung dịch Z. X là muối nào? A.NH 4 HCO 3 B.MgCO 3 C.NH 4 Cl D.Ba(HCO 3 ) 2 Câu 66: Cho dung dịch KHSO 4 vào lượng dư dung dịch Ba(HCO 3 ) 2 . A. Không hiện tượng gì vì không có phản ứng hóa học xảy ra B. Có sủi bọt khí CO 2 , tạo chất không tan BaSO 4 , phần ddcó K 2 SO 4 và H 2 O C. Có sủi bọt khí, tạo chất không tan BaSO 4 , phần dd có chứa KHCO 3 và H 2 O D.Có tạo hai chất không tan BaSO 4 , BaCO 3 , phần dd chứa KHCO 3 , H 2 O Câu 67: Một cốc nước có chứa: a mol Ca 2+ , b mol Mg 2+ , c mol HCO 3 - , d mol Cl - , e mol SO 4 2- . Chọn phát biểu đúng: A. Đây là nước cứng tạm thời B. Đây là nước cứng vĩnh cửu C. Đây là nước cứng toàn phần, nhưng ion Ca 2+ và SO 4 2- không thể hiện diện trong cùng một dung dịch được, vì nó sẽ kết hợp tạo kết tủa CaSO 4 tách khỏi dung dịch. D. c = 2(a +b) – (d + 2e) Câu 68: Cho 10g một kim loại kiềm thổ tác dụng với nước, thu được 6,11 lít khí H 2 (25 0 C và 1 atm). Kim loại kiềm thổ đã dùng là: A. Ba B.Ca C. Be D. Mg Câu 69. Từ CaCO 3 làm thế nào điều chế được Ca ? A. Hoà tan trong HCl dư cô cạn rồi điện phân nóng chảy B. Nung ở nhiệt độ cao rồi dẫn CO đi qua C. Hoà tan trong HCl dư rồi điện phân dung dịch. D. Điện phân nóng chảy CaCO 3 . Câu 70: Dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca(OH) 2 0,01M . Sục 2,24 lit CO 2 vào 400ml dung dịch A ta thu được một kết tủa có khối lượng là: A.2g B. 3 g C. 1,2 g D.0,4g Câu 71: Lượng khí clo sinh ra khi cho dung dịch HCl đặc tác dụng với 6,96 gam MnO 2 đã oxi hoá kim loại M. M là nguyên tố phân nhóm chính nhóm II. M là kim loại: A. Ba B.Ca C. Mg D. Be Câu 72: Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt: Na 2 CO 3 , CaCO 3 , Na 2 SO 4 , CaSO 4 .2H 2 O. Nhận biết 4 lọ trên chỉ bằng: A. Nước và dung dịch axit clohiđric B.Nước và dung dịch axit sunfuric. C.Nước và dung dịch bari clorua D.Dung dịch axit clohiđric Câu 73: Cho 10 lít hỗn hợp khí gồm N 2 và CO 2 tác dụng với 2 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,02 mol/lit thu được 1g kết tủa. Thành phần phần trăm theo thể tích của hai khí N 2 và CO 2 trong hỗn hợp lần lượt là: A. 84,32% và 15,68% C. 15,68% và 84,32% C. 48,32% và 51,68% D. 51,68% và 48,32% Câu 74: Khi nung 40 gam quặng đolomit CaCO 3 . MgCO 3 ta thu được 11,2 lít khí CO 2 (ở 0 0 C và 0,8 atm). Hàm lượng đôlomit trong quặng là: A.29% B. 92% C. 59% D. 95% Câu 75: Khối lượng Na 2 CO 3 cần để làm mềm một khối lượng nước cứng, biết lượng CaSO 4 có trong nước cứng là 6.10 5- mol, là: A.6,36.10 3- gam B.6,63.10 3- gam C. 3,63.10 3- gam D. 3,66.10 3- gam Câu 76: Sục 1,792 lít khí SO 2 (đktc) vào 250 ml dung dịch Ba(OH) 2 nồng độ C (mol/l). Phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,68 gam kết tủa. Trị số của C là: A. 0,16M B .0,16M và 0,2M C .0,24M D. (a), (c) Câu 77: Chất khoáng đolomit (dolomite) gồm CaCO 3 .MgCO 3 . Tuy nhiên trong một số trường hợp, tỉ lệ số mol giữa CaCO 3 với MgCO 3 khác 1 : 1. Có một mẩu đolomit coi là hỗn hợp gồm CaCO 3 và MgCO 3 . Đem nung 20,008 gam một mẩu đolomit này cho đến khối lượng không đổi thì còn lại 11,12 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của CaCO 3 trong mẩu đolomit trên là: A.54,35% B. 52% C. 94,96% D.80,5% Câu 78: Hòa tan hết 2,96 gam hỗn hợp hai kim loại, thuộc phân nhóm chính nhóm II ở hai chu kỳ liên tiếp, trong dung dịch HCl, thu được 1,12 lít khí hiđro (đktc). Hai kim loại trên là: A.Be, Mg B. Mg, Ca C.Ca, Sr D.Sr, Ba Câu 79: Cho 72,6 gam hỗn hợp ba muối CaCO 3 , Na 2 CO 3 và K 2 CO 3 tác dụng hết với dung dịch HCl, có 13,44 lít khí CO 2 thoát ra ở đktc. Khối lượng hỗn hợp muối clorua thu được bằng bao nhiêu? A.90 gam B.79,2 gam C.73,8 gam D.Một trị số khác 7 KIỂM TRA 1 TIẾT KIM LOẠI KIỀM KIỀM THỔ THỜI GIAN 45’ (40 CÂU) 8 1. Nguyên tố nào chỉ có ở trạng thái hợp chất trong tự nhiên: A. Au. B. Ne C. Na. D. Ag. 2. Những đặc điểm nào sau đây là chung cho các kim loại nhóm IA? A. Số lớp electron. B. Bán kính nguyên tử. C. Điện tích hạt nhân của nguyên tử. D. Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất. 3. Nhận định không đúng về ứng dụng của kim loại kiềm? A. Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo cháy. B. Dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện. C. Mạ bảo vệ kim loại. D. Kim loại Cs dùng chế tạo tế bào quang điện. 4. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm là do A. có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối tương đối rỗng. B. có khối lượng riêng nhỏ. C. có lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể kém bền D. Cả A và C. . 5. Hoà tan hoàn toàn 1,36 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau trong nhóm IA vào nước được 0,56 lít khí H 2 (đktc). Đó là 2 kim loại nào? A. Na, K. B. Rb, Cs. C. K, Rb. D. Li, Na. 6. Ion Na + không tồn tại trong phản ứng nào sau đây? A. NaOH tác dụng với HCl(hoặc CuCl 2 ). B. Điện phân dung dịch NaOH. C. Phân huỷ NaHCO 3 bằng nhiệt. D. Điện phân NaOH(hoặc NaCl; Na 2 O) nóng chảy. 7. Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl (dư), thấy thoát ra 0,672 lít H 2 (đktc). Hai kim loại đó là A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Sr và Ba. D. Ca và Sr. 8. Cho 200 ml dung dịch chứa MgCl 2 và BaCl 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa Y. Nung kết tủa Y đến khối lượng không đổi được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho 400 ml dung dịch X tác dụng với H 2 SO 4 dư được 46,6 gam kết tủa. Nồng độ mol của MgCl 2 và BaCl 2 trong X lần lượt là A. 0,0075; 0,005. B. 0,5; 0,75. C. 0,75; 0,5. D. 0,75; 1. 9. Dung dịch X chứa 0,025 mol 2 3 CO − ; 0,01 mol Na + ; 0,25 mol 4 NH + và 0,3 mol Cl - . Cho 270 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M vào và đun nóng nhẹ (giả sử H 2 O bay hơi không đáng kể). Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH) 2 sau quá trình phản ứng giảm đi là A. 4,215 gam. B. 5,296 gam. C. 6,761 gam. D. 7,015 gam. 10. Dung dịch NaOH có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. CuSO 4 , HNO 3 , SO 2 , CuO. B. K 2 CO 3 , HNO 3 , CuO, SO 2 . C. CuSO 4 , HCl, SO 2 , Al 2 O 3 . D. BaCl 2 , HCl, SO 2 , K. 11. Cho a mol CO 2 vào dung dịch chứa b mol NaOH, thu được dung dịch X. Dung dịch X vừa tác dụng được với HCl vừa tác dụng được với KOH. Quan hệ giữa a và b là A. a > b. B. b > 2a. C. a = b. D. a < b < 2a. 12. 250 ml dung dịch HCl vừa đủ để hoà tan hỗn hợp Na 2 CO 3 và Na 2 SO 3 tạo ra muối duy nhất đồng thời thu được 2,8 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl là A. 2M. B. 0,5M C. 1M. D. 2,5M. 13. Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na 2 CO 3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là A. V = 22,4(a – b). B. V = 11,2(a – b). C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b). 14. Có thể dùng NaOH rắn để làm khô dãy các khí nào sau đây? A. NH 3 , SO 2 , CO, Cl 2 . B. N 2 , NO 2 , CO 2 , CH 4 , H 2 . C. NH 3 , O 2 , N 2 , CH 4 , H 2 . D. N 2 , Cl 2 , O 2 , CO 2 , H 2 . 15. Hỗn hợp X chứa Na 2 O, NH 4 Cl, NaHCO 3 và BaCl 2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư đun 9 36: Hoµ tan hÕt m gam X gåm 1 kim lo¹i kiÒm vµ mét kim lo¹i kiÒm thæ vµo H 2 O ®îc 2,24lÝt khÝ ®kc vµ dd Y . TÝnh thÓ tÝch HCl 2M tèi thiÓu cÇn cho vµo ®Ó trung hoµ dd Y : A. 300ml B. 200ml C. 150ml D. 100ml 37 Sục 2,24 lít CO 2 (đktc) vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH) 2 0,5M và KOH 2M thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 0,0 gam. B. 30 gam. C. 10 gam. D. 5 gam. 38 Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO 2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH) 2 a mol/l thì thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,032. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04. 39 Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH) 2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H 2 SO 4 0,0375M và HCl 0,0125M, thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là A. 1. B. 2. C. 6. D. 7. 40 Nung 13,5 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá trị 2, thu được 6,9 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là A. 5,8 gam. B. 6,5 gam. C. 4,2 gam. D. 6,3 gam. 10 . KHÔNG phù hợp với các kim loại kiềm ? A. Các kim loại kiềm cần được bảo quản trong dầu hỏa. B. Các kim loại kiềm nói chung đề mềm, nhẹ và dễ nóng chảy. C. Các kim loại kiềm được điều chế bằng. CHUYÊN ĐỀ KIM LOẠI KIỀM VÀ KIỀM THỔ PHẦN I: KIM LOẠI KIỀM 1. Cấu hình nào là cấu hình của kim loại Na A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1. với các kim loại khác, do kim loại kiềm có bán kính lớn nhất. 5. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ cứng thấp. Cách giải thích nào sau đây là đúng A. Do các kim loại kiềm

Ngày đăng: 17/05/2015, 07:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w