de thi thu dai hoc-2011-trung nghia

6 298 0
de thi thu dai hoc-2011-trung nghia

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN Sinh hoc Thời gian làm bài: phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Cho cây dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn, đời con F 1 có 4 loại KH với tỷ lệ: 51% cây cao, hoa đỏ : 24% cây cao, hoa trắng : 24% cây thấp, hoa đỏ : 1% cây thấp, hoa trắng. (cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định). Tần số hoán vị gen là: A. 20%. B. 40%. C. 10%. D. 1%. Câu 2: Theo Đac uyn,nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng,phong phú là: A. Các biến dị cá thể và những biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau. B. Sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít. C. Chọn lọc tự nhiên thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền. D. Điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều. Câu 3: Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỷ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Cặp tính trạng này di truyền theo quy luật: A. tương tác át chế, gen trội át. B. tương tác bổ trợ loại 4 kiểu hình. C. tương tác bổ trợ loại 2 kiểu hình. D. phân li độc lập của Menden. Câu 4: Gen lặn biểu hiện kiểu hình khi: A. Chỉ có một đoạn alen ở cơ thể mang cặp NST bị mất đoạn có alen trội tương ứng; cơ thể đơn bội , sinh vật nhân sơ. B. ở trạng thái đồng hợp lặn hoặc chỉ có một alen(thể khuyết nhiễm) trong tế bào lưỡng bội,chỉ có một alen ở đoạn không tương đồng của cặp XY(hoặc XO),chỉ có một alen ở cơ thể mang cặp NST bị mất đoạn có alen trội tương ứng; cơ thể đơn bội , sinh vật nhân sơ. C. Chỉ có một đoạn alen ở đoạn không tương đồng của cặp XY (hoặc cặp XO). D. Chỉ có một alen ở đoạn không tương đồng của cặp XY (hoặc cặp XO). .Chỉ có một đoạn alen ở cơ thể mang cặp NST bị mất đoạn có alen trội tương ứng; cơ thể đơn bội . Câu 5: Cho phép lai bố ab AB x mẹ ab ab . Do có đột biến nên ở đời con đã xuất hiện một hợp tử có kiểu gen ab ABb . Đột biến đã được phát sinh ở quá trình: A. giảm phân của cơ thể bố hoặc mẹ. B. giảm phân của cơ thể mẹ C. nguyên phân của hợp tử. D. giảm phân của cơ thể bố. Câu 6: Ơ người gen I A quy định nhóm máu A, gen I B quy định nhóm máu B, kiểu gen ii quy định nhóm máu O. Một quần thể người có nhóm máu cchiếm tỷ lệ 27,94% nhóm máu A (kiểu gen I A i,I A I A ) chiếm tỷ lệ 19,46% và nhóm máu AB (kiểu gen I A I B ) chiếm tỷ lệ 4,25%, tần số tương đối của các alen I A c ,I trong quần thể này là: A. I A = 0,69 ; I B = 0,13 ; I =0,18. B. I A = 0,13 ; I B = 0,69 ; I =0,18. C. I A = 0,13 ; I B = 0,18 ; I =0,69. D. I A = 0,18 ; I B = 0,13 ; I =0,69. Câu 7: Một phép lai hai cặp tính trạng, trong đó cặp tính trạng thứ nhất có tỷ lệ phân li kiểu hình là 3 : 1, cặp tính trạng thứ 2 có tỷ lệ phân li kiểu hình là 1 : 2 : 1. Hai cặp tính trạng này di truyền phân li độc lập với nhau nếu tỷ lệ phân li kiểu hình của phép lai là: A. 3: 6: 3: 1: 2:1. B. 1 : 2 : 1. C. 9 :3 : 3 : 1 D. 3 : 6 : 3. Câu 8: Trong một quần thể thực vật cây cao trội hoàn toàn so với cây thấp. Quần thể luôn đạt trạng thái cân bằng Hac đi– Vanbec là quần thể có: A. 1/4 số cây cao, con lai cây thấp. B. Toàn cây cao. Trang 1/6 - Mã đề thi 209 C. 1/2 số cây cao, 1/2 số cây thấp. D. Toàn cây thấp. Câu 9: Một số cặp vợ chồng sinh con bị bệnh đao, nguyên nhân chủ yếu thường là do người mẹ chứ không phải do bố. Bởi vì: A. mẹ là người mang thai, trẻ bị bệnh đao ở giai đoạn phát triển phôi. B. chỉ có mẹ mới tạo ra giao tử đột biến còn bố thì không. C. bố có sức khoẻ tốt hơn mẹ nên ít khi truyền bệnh cho con. D. bố có nhiều giao tử, khi thụ tinh đã loại bỏ các giao tử đột biến. Câu 10: Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê đã đạt trạng thái cân bằng Hac đi– Van bec cấu trúc di truyền trong quần lúc đó là . A. 0,25 AA:0,1Aa : 0,65aa. B. 0,39 AA:0,52Aa : 0,09aa. C. 0,7 AA:0,1Aa : 0,2aa. D. 0,36 AA :0,48Aa : 0,16aa. Câu 11: Vào kì đầu của giảm phân 1, sự trao đổi đoạn giữa hai crômatít thuộc hai NST khác nhau sẽ gây ra hiện tượng: A. đột biến lặp đoạn NST. B. đột biến chuyển đoạn NST. C. hoán vị gen. D. đột biến đảo đoạn NST. Câu 12: Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F 1 có tỷ lệ 9 hoa đỏ : 3 hoa vàng : 4 hoa trắng. Tính trạng này di truyền theo kiểu: A. tương tác át chế, gen trội át gen không alen với nó. B. tương tác át chế, gen lặn át gen không alen với nó. C. cả tương tác cộng gộp và tương tác át chế. D. tương tác cộng gộp. Câu 13: Cây tứ bội AAaa tự thụ phấn, nếu khi giảm phân chỉ cho các giao tử lưỡng bội thì kiểu hình lặn chiếm tỷ lệ: A. 1/8. B. 1/4. C. 1/32. D. 1/16. Câu 14: Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Tỷ lệ người bị bệnh này ở nam luôn cao hơn ở nữ, nguyên nhân là vì: A. nam giới dễ bị các bệnh về mắt nên dễ dẫn tới mù màu. B. nam giới chỉ cần có mặt một gen lặn là đã bị bệnh. C. tính trạng này di truyền chéo. D. tính trạng này di truyền thẳng. Câu 15: Để cải tạo giống lơn ỉ, người ta đã cho con cái ỉ lai con đực đại bạch.Nếu lấy hệ gen của đại bạch làm tiêu chuẩn thi ở thệ F4 tỷ lệ gen của đại bạch là. A. 50%. B. 93,75%. C. 57%. D. 87,5%. Câu 16: Điểm nhiệt độ mà ở đó hai mạch của phân tử ADN tách nhau ra thì được gọi là nhiệt độ nóng chảy của ADN. Có 4 phân tử ADN đều có cùng chiều dài nhưng tỷ lệ các loại nuclêôtít khác nhau. Hỏi phân tử nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất? A. Phân tử ADN có A chiếm 10%. B. Phân tử ADN có A chiếm 30%. C. Phân tử ADN có A chiếm 20%. D. Phân tử ADN có A chiếm 40%. Câu 17: Điều không đúng khi nói hiện tượng tự phối ảnh hưởng tới nguồn nguyên liệu chọn lọc trong quá trình tiến hóa là: A. Tạo ra thế hệ sau đồng nhất về mặt di truyền. B. Tỷ lệ dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ. C. Tỷ lệ đồng hợp tử tăng tạo điều kiện cho các alen thể hiện. D. Trong tự phối tần số tương đối của các alen không đổi. Câu 18: Trong quá trình nhân đôi của ADNchỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hớp gián đoạn vì : A. en zim xúc tác quá trình tự nhân đôI của ADN chỉ gắn vào đầu 3 ’ của poolinucleotit ADN mẹ và mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3 ’ – 5. ’ B. en zim xúc tác quá trình tự nhân đôI của ADN chtr gắn vào đầu 3 ’ của poolinucleotit ADN mẹ và mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5 ’ – 3 ’ . C. Hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôI theo nguyên tắc bổ sung. Trang 2/6 - Mã đề thi 209 D. en zim xúc tác quá trình tự nhân đôI của ADN chỉ gắn vào đầu 5’của poolinucleotit ADN mẹ và mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3 ’ – 5 ’ Câu 19: Trong trường hợp liên kết hoàn toàn và mỗi gen quy định một tính trạng, phép lai aB Ab x aB Ab có tỉ lệ phân li kiểu hình là: A. 3:1. B. 3:3:1:1. C. 1:2:1. D. 9:3:3:1 Câu 20: Cho cơ thể aB Ab lai phân tích, nếu các tính trạng di truyền trội lặn hoàn toàn và có hoán vị gen với tần số 20% thì tỷ lệ kiểu hình ở đời con là: A. 3:3:2:2. B. 4:4:1:1. C. 1:1:1:1. D. Không xác định được. Câu 21: Trong Tiến hóa các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A. Sự tiến hóa phân li. B. Sự tiến hóa đồng quy. C. Sự tiến hóa song hành. D. Phản ánh nguồn gốc chung. Câu 22: Hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì: A. Các gen trên một NST có xu hướng chủ yếu là liên kết,Nừu có hoán vị gen xảy ra chỉ xảy ra giữa hai trong bốn cromatit khác nguồn của cặp NST tương đồng. B. Chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen. C. Hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài , cá thể. D. Các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết hoàn toàn. Câu 23: Một tế bào có kiểu gen AABb tiến hành giảm phân, nếu ở kì sau của giảm phân 2 các NST kép đều không phân li thì: A. tạo ra giao tử có bộ NST n kép là AABB, AAbb. B. tạo ra giao tử có bộ NST n đơn là AB, Ab. C. mỗi giao tử đều có bộ NST (n+1). D. không tạo ra giao tử hoặc giao tử bị chết. Câu 24: Cho cơ thể aB Ab lai phân tích, nếu các tính trạng di truyền trội lặn hoàn toàn và có hoán vị gen với tần số 20% thì tỷ lệ kiểu hình ở đời con là: A. 3:3:2:2. B. Không xác định được. C. 1:1:1:1. D. 4:4:1:1. Câu 25: Một gen có n alen, số loại kiểu gen dị hợp về cặp gen này là: A. A 2 n B. n(n+1)/2. C. C 2 n D. n! Câu 26: Phép lai nào sau đây gắn liền với quá trình tứ bội hoá? A. AA x aa  Aaa. B. AA x aa  AAaa. C. AA x aaaa  Aaa. D. AAAA x aaaa  AAaa. Câu 27: Một gen có 10 đoạn exon. Gen này có thể tạo ra được bao nhiêu loại phân tử mARN? A. 10 loại. B. 10! Loại. C. 10 10 loại. D. 1 loại. Câu 28: Cây X khi sống ở môi trường A thì có hoa màu trắng, chuyển sang trồng ở môi trường B thì sau một thời gian xuất hiện hoa màu đỏ. Đưa cây mọc từ hạt của cây hoa màu đỏ này trồng ở môi trường A thì vẫn cho màu đỏ. Loại biến dị đã làm thay đổi màu sắc hoa là: A. Thường biến. B. Không thể xác định được. C. Đột biến. D. Biến dị tổ hợp. Câu 29: Lai loài lúa mì có bộ nST 2n = 14 (ký hiệu hệ gen là AA)với loài cỏ dại có bộ NST 2n = 14 (ký hiệu hệ gen là BB) được con lai có bộ NST n + n=14(ký hiệu hệ gen là AB) bị bất thụ . Tiến hành đa bội hóa tạo được loài lúa mì có bộ NST 2n + 2n = 28 (ký hiệu hệ gen là AABB) .Đây là ví dụ về quá trình hình thành loài mới bằng con đường : A. Địa lý. B. Đa bội hóa. C. sinh thái. D. Lai xa và đa bội hóa. Trang 3/6 - Mã đề thi 209 Câu 30: Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là: A. Bố mẹ bình thường sinh con bạch tạng. B. Lợn có vành tai xẻ thùy, chân dị dạng. C. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền của môi trường. D. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng. Câu 31: Chồng và vợ đều bị mù màu. Họ sinh được một trai, một gái, sự biểu hiện tính trạng naỳ ở các con của họ là. A. Trai mù màu, gái bình thường. B. Cả hai bình thường. C. Trai bình thường ,gái mù màu. D. cả hai mù màu. Câu 32: Khi phép lai phân tích về một cặp tính trạng kết quả thu được tỷ lệ phân tính kiểu hình là 3:1 chứng tỏ tính trạng đó chịu sự chi phối của quy luật di truyền. A. Tương tác bổ trợ hoặc át chế. B. Phân tính. C. Tương tác cộng gộp. D. Tương tác át chế. Câu 33: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là: A. phân hóa khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau. B. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. Quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. Quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể. Câu 34: Chó lông đen t/c giao phối với chó lông đen t/c được F 1 đồng loạt lông đen. Cho F 1 giao phối với nhau, F 2 có tỷ lệ: 56,25% lông đen: 18,75% lông xám: 25% lông trắng. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Đời F 2 có 16 kiểu tổ hợp các loại giao tử. B. Tính trạng màu lông di truyền theo quy luật tương tác gen. C. Tính trạng di truyền theo quy luật bổ trợ và át chế. D. Có hiện tượng gen lặn át các gen không alen với nó. Câu 35: Cho bí quả tròn lai với bí quả tròn được F 1 đồng loạt bí quả dẹt. Cho F 1 tự thụ phấn, F 2 có tỷ lệ: 56,25% quả dẹt: 37,5% quả tròn: 6,25% quả dài. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Tính trạng hình dạng quả do 2 cặp gen quy định. B. Đời F 2 có 16 kiểu tổ hợp các giao tử. C. Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ. D. Có hiện tượng di truyền liên kết gen. Câu 36: Một gen có 3000Nu đã xảy ra đột biến làm cho chuỗi polipeptit do gen đột biến tổng hợp được bị mất aa số 4, dạng đột biến và vị trí cặp Nu trong gen xảy ra đột biến: A. Mất cặp 16, 17, 18. B. Mất cặp 14, 15, 16. C. Mất cặp 15, 16, 17. D. Mất cặp 17, 18, 19. Câu 37: Một người phụ nữ có kiểu gen X A X a . Vào kì sau của lần giảm phân 2, cặp NST giới tính không phân li đã tạo ra giao tử dị bội dạng (n+1). Giao tử này có kiểu gen: A. X A X A hoặc X a X a . B. X A X a . C. X A . D. X a . Câu 38: Cho gà trống lông vằn giao phối với gà mái lông đen, F 1 đồng loạt lông vằn. Cho F 1 tạp giao với nhau, đời con có 150 gà lông vằn, 50 gà lông đen (lông đen chỉ có ở gà mái). Cho biết tính trạng màu lông do một cặp gen Aa quy định. Kết luận nào sau đây là chưa chính xác? A. Có hiện tượng gen gây chết ở trạng thái đồng hợp lặn. B. Màu sắc lông di truyền liên kết với giới tính. C. Gà trống lông vằn F 1 có kiểu gen dị hợp. D. Tính trạng lông vằn trội hoàn toàn so với lông đen. Câu 39: Một cơ thể có kiểu gen ab AB . Nếu xẩy ra hoán vị gen với tần số 20% thì loại giao tử AB chiếm tỷ lệ: A. 0,3. B. 0,4. C. 0,1. D. 0,2. Trang 4/6 - Mã đề thi 209 Câu 40: Gen dài 3060 A 0 , có tỷ lệ A = 3/7 G.Sau đột biến chiều dài gen không thay đổi và có tỷ lệ A/G gần bằng 42,18%.Số liên kết hi đro của gen đột biến là: A. 2070. B. 2433. C. 2427. D. 2430. Câu 41: Trong quá trình tái bản ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là: A. mạch được kéo dài theo chiều 5 / -3 / so với chiều nhã xoắn. B. mạch có trình tự các đơn phân giống như mạch gốc C. mạch có chiều 3 / -5 / so với chiều trượt của enzim. D. mạch có chiều 5 / -3 / so với chiều trượt của enzim. Câu 42: Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật rất ít gặp ở động vật vì ở đông vật : A. Có khả năng di chuyển. B. Cơ chế xác định giới tính rất phức tạp. C. Có hệ thống phản xạ sinh dục phức tạp. D. Cơ chế cách li sinh sản giũa hai loài rất phức tạp. Câu 43: Trên một NST ,xét 4 alen A,B,C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là:AB = 1,5cM,BC = 16,5cM, BD = 3,5cM,CD = 20cM,AC = 18cM.Trật tự đúng của các gen trên nST đó là: A. DABC. B. BACD. C. ABCD. D. CABD. Câu 44: Trong trường hợp các tính trạng di truyền trội hoàn toàn và cả bố và mẹ đều có hoán vị gen với tần số 40% thì ở phép lai aB Ab x ab AB , kiểu hình mang hai tính trạng trội có tỷ lệ: A. 30%. B. 36%. C. 56,25%. D. 48%. Câu 45: Một gen cấu trúc dài 4080 A o ,có tỷ lệ A/G = 3/2 ,gen này bị đột biến thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-T.Số lượng nu từng loại của gen sau đột biến là: A. A = T = 419 ; G = X = 721 B. A = T = 721 ; G = X = 479. C. A = T = 720 ; G = X = 480. D. A = T = 719 ; G = X = 481. Câu 46: Ở bí ngô, A-B- cho quả dẹt; A-bb hoặc aaB- cho quả tròn; aabb cho quả dài. Phép lai nào sau đây đời con có tỷ lệ 3 dẹt: 4 tròn: 1 dài? A. AaBb x AaBB. B. AABb x aaBb. C. AaBb x aaBb. D. AABb x Aabb. Câu 47: Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ NST 2n = 20. Một cá thể trong tế bào sinh dưỡng có tổng số NST là 19 và hàm lượng ADN không đổi.Tế bào đó đã xảy ra hiện tượng : A. Mất NST. B. Chuyển đoạn NST. C. Dung hợp hai NST với nhau. D. Lặp đoạn NST. Câu 48: Guanin dạng hiếm kết cặp với ti min trong tái bản tạo nên: A. Đột biến G – X -> A – T. B. Hai phân tử ti mim trên cùng đoạn mạch ADN gắn với nhau C. Sự sai hỏng ngẫu nhiên. D. Đột biến A – T -> G – X. Câu 49: Nội dung chủ yếu của định luật phân ly là: A. Các cặp nhân tố di truyền(cặp alen) phân ly độc lập với nhau trong phát sinh giao tử. B. Khi bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân ly theo tỷ lệ kiểu hình 3:1. C. Khi bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 có sự phân tính theo tỷ lệ 9: 3 :3:1. D. Khi bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xá suất của các tính trạng hợp thành nó. Câu 50: Bệnh mù màu do gen lăn a, bệnh máu khó động do gen lặn b quy định. Cả 2 gen này cùng nằm trên NST X. Một cặp vợ chồng không biểu hiện hai bệnh này, họ sinh đứa con trai đầu lòng bị cả hai bệnh. Kiểu gen của bố mẹ là: A. X AB Y và X A X aB . B. X AB Y và X AB X ab . C. X Ab Y và X AB X ab . D. Trường hợp A hoặc B đúng. Trang 5/6 - Mã đề thi 209 HẾT Trang 6/6 - Mã đề thi 209 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN Sinh hoc Thời gian làm bài: phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Cho cây. lý. B. Đa bội hóa. C. sinh thái. D. Lai xa và đa bội hóa. Trang 3/6 - Mã đề thi 209 Câu 30: Trong các hiện tượng sau, thu c về thường biến là: A. Bố mẹ bình thường sinh con bạch tạng. B. Lợn có. giao tử. B. Khi bố mẹ thu n chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân ly theo tỷ lệ kiểu hình 3:1. C. Khi bố mẹ thu n chủng khác nhau

Ngày đăng: 14/05/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan