268 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU MỤC LỤC 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU .2 LỜI MỞ ĐẦU .3 2.3.6.3. Thực hiện chế độ bảo hiểm, chính sách xã hội 63 3.2.1. Giải pháp cho công tác phân tích công việc: .70 3.2.2. Giải pháp cho công tác tuyển dụng nhân sự 70 3.2.3. Giải pháp cho công tác bồi dưỡng đào tạo nhân sự 71 3.2.4.Giải pháp trong việc thực hiên chế độ đãi ngộ người lao động .72 SV: Đỗ Mạnh Hà Lớp: Quản lý Kinh tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU MỤC LỤC 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU .2 LỜI MỞ ĐẦU .3 Các chỉ tiêu 58 2006 .58 2007 .58 Tổng số lao động .58 105 .58 122 .58 2.3.6.3. Thực hiện chế độ bảo hiểm, chính sách xã hội 63 3.2.1. Giải pháp cho công tác phân tích công việc: .70 3.2.2. Giải pháp cho công tác tuyển dụng nhân sự 70 3.2.3. Giải pháp cho công tác bồi dưỡng đào tạo nhân sự 71 3.2.4.Giải pháp trong việc thực hiên chế độ đãi ngộ người lao động .72 SV: Đỗ Mạnh Hà Lớp: Quản lý Kinh tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế quản lý hiện nay điều có ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh là mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một phương thức quản lý mới vừa phù hợp với đặc điểm của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống công tác quản lý. Ngày nay khi nền kinh tế phát triển với xu hướng quốc tế hóa, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không chỉ còn nằm trong phạm vi một quốc gia mà đã mở rộng ra toàn cầu. Cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và khai thác một cách có hiệu quả mọi nguồn lực sẵn có. Nguồn nhân lực cũng là một trong những nguồn lực quan trọng của tổ chức. Một công ty có nguồn tài chính dồi dào, có máy móc kỹ thuật hiện đại đến đâu cũng trở lên vô nghĩa nếu không biết quản trị nhân sự. Chính các phương thức quản trị sẽ quyết định bầu không khí lao động trong tổ chức căng thẳng hay vui vẻ thoải mái. Đồng thời thực hiện tốt hiệu quả công tác này sẽ góp phần to lớn vào việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần và phúc lợi của người lao động, tạo động lực lôi cuốn và động viên người lao động hăng hái trên mặt trận sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, quản trị nhân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Con người là nguồn lực đóng vai trò quan trọng nhất, là nguồn tài nguyên và là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn như vậy, là một sinh viên khoa khoa học quản lý, kết hợp lý luận đã nghiên cứu về công tác quản lý nguồn nhân lực cùng với quá trình thực tập tại Công ty TNHH Tài Tâm, em đã chọn đề tài: SV: Đỗ Mạnh Hà Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp "Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm" Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập gồm 3 chương: Chương I: Lý luận cơ bản về quản lý nguồn nhân lực Chương II: Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH Tài Tâm Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH Tài Tâm Do kiến thức và trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc! Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo và cán bộ nhân viên của công ty TNHH Tài Tâm trong thời gian thực tập tại quý công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Văn Hiển. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Đỗ Mạnh Hà Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC 1.1. NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC 1.1.1. Nguồn nhân lực a. Khái niệm: Nhân lực được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao động của con người - một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Có rất nhiều khái niệm về nguồn nhân lực nhưng ta có thể xem xét khái niệm nguồn nhân lực trên hai góc độ sau: - Nguồn nhân lực xã hội: Có rất nhiều khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực xã hội, nhưng ta có thể hiểu nguồn nhân lực xã hội là dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. - Nguồn nhân lực doanh nghiệp: Là lực lượng lao động của doanh nghiệp, là số người có trong danh sách của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trả lương. Có rầt nhiều cách phân loại nguồn nhân lực doanh nghiệp khác nhau: + Theo cơ cấu: Nguồn nhân lực doanh nghiệp chia làm hai loại là viên chức quản lý và công nhân. + Theo thời gian làm việc: Nguồn nhân lực doanh nghiệp được chia thành ba loại là lao động hợp đồng dài hạn, lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động thời vụ. b. Các yếu tố cơ bản của nguồn nhân lực: - Số lượng nhân lực: Là tổng số người được tổ chức thuê mướn, được trả công và được nghi vào trong danh sách nhân sự của tổ chức. SV: Đỗ Mạnh Hà Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Cơ cấu nhân lực: Có thể chia nguồn nhân lưc theo cơ cấu về tuổi, cơ cấu về trình độ học vấn, cơ cấu về giới… - Chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các yếu tố như: sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật. c. Vai trò của nguồn nhân lực trong tổ chức Nói đến vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển là nói đến vai trò của con người trong sự phát triển. Vai trò của con người đối với sự phát triển thể hiện ở hai mặt: Thứ nhất, con người với tư cách là người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ . Thứ hai, với tư cách là người lao động, tạo ra tất cả các sản phẩm đó bằng lao động và khả năng sáng tạo của mình. Với tư cách là người sản xuất con người có vai trò quyết định đối với sự phát triển. Tất cả các kho tàng vật chất và văn hoá đã có và còn tiếp tục được sáng tạo thêm làm phong phú sản phẩm lao động của con người, đều là kết quả hoạt động lao động của con người. Trong bất kỳ một trình độ văn minh nào, lao động của con người cũng đóng vai trò quyết định. 1.1.2. Khái niệm và vai trò của quản lý nguồn nhân lực. a.Khái niệm Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình tuyển mộ, lựa chọn, duy trì, phát triển và tạo mọi điều kiện có lợi cho nguồn nhân lực trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra của tổ chức đó b. Vai trò của quản lý nguồn nhân lực. Yếu tố giúp ta nhận biết được một xí nghiệp hoạt động tốt hay không, thành công hay không thành công chính là lực lượng nhân sự của nó - những con người cụ thể với trình độ chuyên môn kỹ thuật và khả năng sáng tạo của mình. Mọi thứ còn lại như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ SV: Đỗ Mạnh Hà Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng, quản lý nhân lực có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Trong doanh nghiệp quản lý nguồn nhân lực thuộc chức năng chính của nhà quản trị. Các nhà quản trị có vai trò đề ra các, đường lối, chủ trương, chính sách có tính chất định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp, do đó nhà quản trị phải là người biết nhìn xa trông rộng, có trình độ chuyên môn cao. Người thực hiện các đường lối chính sách mà nhà quản trị đề ra là các nhân viên thừa hành, kết quả công việc hoàn thành tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhân viên, vì vậy có thể nói rằng: “mọi quá trình quản lý suy cho cùng cũng là quản lý con người”. Quản lý nguồn nhân lực góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động. Đó là một vấn đề chung của xã hội, mọi hoạt động kinh tế nói chung đều đi đến một mục đích sớm hay muộn là làm sao cho người lao động hưởng thành quả do họ làm ra. Quản lý nhân lực có vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu, chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lại quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý nguồn nhân lực gắn liền với mọi tổ chức. Bất kỳ một cơ quan tổ chức nào cũng cần phải có bộ phận nhân sự. Quản lý nhân sự là một thành tố quan trọng của chức năng quản lý, nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong mọi tổ chức. Quản lý nhân sự hiện diện ở khắp các phòng ban, bất cứ cấp quản lý nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có quản lý nhân sự. Cung cách quản lý nhân sự tạo ra bầu không khí văn hoá cho một doanh nghiệp . Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp . SV: Đỗ Mạnh Hà Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Trong vai trò dịch vụ, phòng quản lý nhân sự tổ chức việc tuyển dụng, đào tạo, tiền lương, phúc lợi và thực thi các chính sách khác đối với người lao động trong doanh nghiệp. Đối với những việc có thể và cần giao cho cấp quản lý tự thực hiện (theo quy định phân cấp quản lý), phòng quản lý nhân sự góp ý kiến và tạo điều kiện để làm đúng quy định với hiệu quả cao. Phòng quản lý nhân sự thống nhất quản lý hồ sơ nhân sự, quản lý quỹ lương, bảo hiểm y tế xã hội, khen thưởng và kỷ luật, an toàn lao động. - Trong vai trò kiểm tra, phòng quản lý nhân sự theo dõi việc thực hiện các thể chế về nhân sự, kịp thời phát hiện những sai sót báo cáo giám đốc, xử lý trách nhiệm, giải quyết các khiếu nại và tranh chấp về lao động. Qua kiểm tra, giúp giám đốc nắm thực trạng đội ngũ để có phương hướng, biện pháp chấn chỉnh, phát triển nguồn nhân lực và kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật pháp và chính sách chung liên quan đến người lao động. - Trong vai trò thể chế, phòng quản lý nhân sự nghiên cứu nắm vững các chính sách và chế độ chung của Nhà nước liên quan đến con người, đồng thời xây dựng các quy định hợp thức của riêng doanh nghiệp (điều lệ, quy chế, tiêu chuẩn, định mức .). Chuẩn bị các văn bản để giám đốc quyết dịnh và truyền đạt tới các cấp quản lý để thi hành, bao gồm chiến lược phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch thực hiện và các quyết định đơn nhất để xử lý từng vấn đề. - Trong vai trò tư vấn, phòng quản lý nhân sự chỉ dẫn cho các cấp quản lý vận dụng thể chế để xử lý cụ thể từng tình huống về nhân sự. Sự chỉ dẫn đó mang tính nghiệp vụ (phải tuân thủ), đồng thời là những lời khuyên đối với cấp quản lý bên dưới. Khi cần can thiệp để ngăn chặn việc làm sai trái, phải sử dụng quyền hạn của giám đốc (điều khiển theo trực tuyến). SV: Đỗ Mạnh Hà Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC 1.2.1. Lập chiến lược nguồn nhân lực: 1.2.1.1. Khái niệm về chiến lợc nguồn nhân lực. Lập chiến lược nguồn nhân lực là một quá trình thiết lập hoặc lựa chọn chiến lược nguồn nhân lực và các chương trình hoặc các nguồn lực để thực hiện chiến lược đã đề ra. Chiến lược nguồn nhân lực là một kế hoạch tổng thể được tổ chức ,lựa chọn và theo đuổi để đảm bảo thu hút và sử dụng con người có hiệu quả, nhằm hoàn thành sứ mệnh của tổ chức. 1.2.1.2. Vai trò của lập chiến lược nguồn nhân lực: Lập chiến lược nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực của một tổ chức, thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây: - Lập chiến lược nguồn nhân lực giúp tổ chức phát triển mục tiêu chiến lược. Để thực hiện một mục tiêu chiến lược nào đó, tổ chức sẽ theo đuổi một chiến lược nguồn nhân lực nhất định để thuê, sa thải, đào tạo, khen thưởng, động viên nhân lực trong tổ chức. -Lập chiến lược nguồn nhân lực khuyến khích các hành vi quản lý mang tính chủ động đón đầu hơn là bị động phản ứng. Lập chiến lược nguồn nhân lực buộc những người quản lý phải nhìn về phía trước, dự đoán tổ chức sẽ phát triển đến đâu và họ phải sử dụng nguồn nhân lực như thế nào nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra của tổ chức. - Lập chiến lược nguồn nhân lực giúp tổ chức kiểm tra có tính phê phán và quyết định xem các hoạt động, các chương trình trong tổ chức có nên tiếp tục hay không? Tuy vậy, điều này chỉ có thể đạt được khi lập chiến lược là một quá trình liên tục linh hoạt hơn là một thủ tục cứng nhắc. - Lập chiến lược nguồn nhân lực giúp xác định được các cơ hội và các SV: Đỗ Mạnh Hà Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hạn chế của nguồn nhân lực; khoảng cách giữa hoàn cảnh hiện tại và viễn cảnh tương lai về nguồn nhân lực của tổ chức. - Lập chiến lược nguồn nhân lực khuyến khích sự tham gia của những nhà quản lý trực tuyến. Giống như tất cả các hoạt động quản lý khác, lập chiến lược nguồn nhân lực sẽ ít có giá trị trừ khi các nhà quản lý trực tuyến liên quan một cách tích cực vào quá trình này. - Lập chiến lược nguồn nhân lực tốt có sự liên quan đến mọi cấp trong tổ chức có thể giúp tổ chức tạo ra triển vọng tốt đẹp, tăng trưởng nhanh, uy tín cao và tăng cường hợp tác với các tổ chức khác. 1.2.2. Tuyển mộ nhân lực 1.2.2.1. Khái niệm và tầm quan trọng của tuyển mộ nhân lực: a. Khái niệm Tuyển mộ nhân viên là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm. b. Tầm quan trọng Mọi tổ chức phải có đủ khả năng để thu hút đủ số lượng và chất lượng lao động nhằm đạt được các mục tiêu của mình. Quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tuyển chọn. Trong thực tế sẽ có người lao động có trình độ cao nhưng họ không được tuyển chọn và họ không biết các thông tin tuyển mộ, hoặc không có cơ hội nộp đơn xin việc.Thông thường chất lượng của qúa trình tuyển chọn sẽ không đạt được như các yêu cầu mong muốn hay hiệu quả thấp nếu như số người nộp đơn xin việc bằng hoặc thấp hơn số nhu cầu cần tuyển chọn. Công tác tuyển mộ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức. Tuyển mộ không chỉ ảnh hưởng đến việc tuyển chọn, mà còn ảnh hưởng đến các chức năng khác của quá trình quản lý nguồn nhân lực như: Đánh giá tình hình thực hiện công SV: Đỗ Mạnh Hà Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 10 [...]... Hà Lớp: Quản lý Kinh tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 35 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TAC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TÀI TÂM 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty * Lịch sử hình thành: Công ty TNHH Tài Tâm là một trong những công ty tư vấn bất động sản đầu tiên tại Hà Nôi, được thành lập năm 1996, và đã nhanh chóng trở thành công ty hàng đầu... giá về năng lực, phẩm chất của các nhân viên -Đánh giá mức độ hoàn thiện công việc SV: Đỗ Mạnh Hà Lớp: Quản lý Kinh tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 30 • Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc -Phương pháp so sánh từng cặp: các nhân viên được so sánh với nhau từng đôi một về: Khối lượng công việc hoàn thành, thái độ nghiêm túc trong công việc, về chất lượng công việc… -Phương pháp cho điểm:... tạo theo tiêu chuẩn đề ra 1.2.5.5 Phát triển nguồn nhân lực a Khái niệm Phát triển nguồn nhân lực là hoạt động nhằm nâng cao năng lực trình độ của nhân viên, chuẩn bị cho công nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phat triển b Quá trình phát triển nguồn nhân lực: Được biểu thị bằng sơ đồ sau Sơ đồ 1.4: Quá trình phát triển nguồn nhân lực Định hướng Phân tích Phát triển Giai đoạn... đánh giá đó với người lao động - Đánh giá thực hiện công việc giúp cho người quản lý đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn như đào tạo và phát triển, thù lao, thăng tiến, kỷ luật… - Đánh giá thực hiện công việc còn giúp cho bộ phận quản lý nguồn nhân lực và lãnh đạo cao cấp có thể đánh giá được thắng lợi của các hoạt động chức năng về nguồn nhân lực như tuyển mộ, tuyển chọn, định hướng, thăng tiến,... hiện tại - Phát triển nguồn nhân lực: Bao gồm các hoạt động nhằm chuẩn bị cho công nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển 1.2.5.2 Mục tiêu và vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có, và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công. .. Thuê tuyển nhân công tạm thời cũng là một giải pháp giải quyết vấn đề khiếm dụng nhân công trong các giai đoạn biến thiên theo mùa, hoặc biến thiên đột xuất, ngẫu nhiên 1.2.3 Tuyển chọn nhân lực 1.2.3.1 Khái niệm và tầm quan trọng của tuyển chọn nhân lực a Khái niệm Quá trình tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau, dựa vào các yêu cầu của công việc để tìm... của quản lý nguồn nhân lực Phòng nhân SV: Đỗ Mạnh Hà Lớp: Quản lý Kinh tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13 lực có chức năng quảng cáo và thông báo tuyển người, sàng lọc người xin việc Là cơ quan tham mưu cho cấp lãnh đạo trong tổ chức về việc hoạch định các chính sách tuyển mộ như: Xác định nhu cầu tuyển mộ, xác định địa chỉ tuyển mộ, kinh phí tuyển mộ các mục tiêu tuyển mộ cụ thể Phòng nhân lực. .. kinh nghiệm, năm 2006 Công ty TNHH Tài Tâm bắt đầu tham gia đầu tư trực tiếp các dự án khu đô thị mới, văn phòng cho thuê, các khu thương mại tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các đô thị khác và đã đạt được một số thành tựu đáng kể Công ty TNHH Tài Tâm có trụ sở đặt tại Hà Nội, văn phòng chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và dự định sẽ thành lập thêm các văn phòng đại diện tại các tỉnh thành khác... này là phân tích trình độ, năng lực, kỹ năng, kiến thức của nhân lực trong tổ chức nhằm xác định những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân nhân lực Giai đoạn định hướng: Giai đoạn này tập trung vào việc giúp nhân lực xác định kiểu nghề nghiệp mà nhân lực trong tổ chức mong muốn và các bước mà họ cần thực hiện để đạt được mục tiêu nghề nghiệp SV: Đỗ Mạnh Hà Lớp: Quản lý Kinh tế 46A Chuyên đề thực tập... nhân về phía người lao động SV: Đỗ Mạnh Hà Lớp: Quản lý Kinh tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 22 - Hưu trí: Là sự chia tay của người lao động cao tuổi với tổ chức theo quy định về tuổi về hưu của pháp luật 1.2.5 Đào tạo và phát triển ngưồn nhân lực 1.2.5.1 Các khái niệm - Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng của một cá nhân đối với công . I: Lý luận cơ bản về quản lý nguồn nhân lực Chương II: Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH Tài Tâm Chương III: Một số giải pháp. Hà Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp " ;Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm"