hoc van lop 1- UC,UT

5 410 0
hoc van lop 1- UC,UT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường: Đại học Thủ Dầu Một Lớp: GDTHK.9C Nhóm: Lê Thị Thương – Hà Thị Anh Thơ Môn: Học vần Ngày dạy: Thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 1 Bài 78: UC, ƯC Tiết 1 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: • Giúp học sinh biết cấu tạo vần uc, ưc. • Học sinh đọc và viết được uc, ưc, cần trục, lực sĩ. 2. Kỹ năng: • Học sinh tìm được các tiếng có chứa vần uc, ưc. • Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong SGK. 3. Thái độ: • Phát triển lời nói tự nhiên theo tranh vẽ trong SGK với chủ đề: “Ai thức dậy sớm nhất”. II.Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: • Sách Tiếng Việt 1, tập 1. • Tranh minh họa trong sách giáo khoa phóng to. • Bộ ghép chữ học vần Tiếng Việt của GV. 2. Học sinh: • Sách Tiếng Việt 1, tập 1. • Bộ ghép chữ học vần Tiếng Việt của HS. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định lớp: • Gv kiểm tra sĩ số lớp và cho HS bắt một bài hát. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: • Gọi 2 HS lên bảng viết từ: mắc áo, quả gấc… • Gọi hs dưới lớp nhận xét bạn viết đúng chưa. • Giáo viên nhận xét và cho điểm. • Cho 1 dãy bàn đứng lên đọc 2 từ ứng dụng, câu ứng dụng và phần luyện nói của bài 77. • Cho hs nhận xét. • 2 HS lên bảng viết: mắc áo, quả gấc. • Hs nhận xét. • Hs lắng nghe. • Hs đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng và phần luyện nói của bài 77. • Hs nhận xét. • Giáo viên nhận xét và cho điểm. 3.Dạy-học bài mới: 3.1/ Giới thiệu bài: • Bài học trước chúng ta đã học vần ăc, âc. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em 1 vần mới đó là vần uc, ưc. Bài học hôm nay của chúng ta có tên là: Uc, Ưc. 3.2/ Dạy vần: a/ Uc: • Cho học sinh quan sát giáo viên viết trên bảng vần uc. • Giáo viên hỏi: - Em nào cho cô biết vần uc được tạo bởi những âm nào? - Gv đưa ra nhận xét. * Đánh vần: - Gv đánh vần mẫu cho cả lớp nghe: u-cờ-uc. - Cho hs đánh vần lại theo cá nhân (2 hs). - Gv gọi 1 bàn đứng lên đánh vần lần lượt từng em bắt đầu từ trái qua phải. - Sau phần đọc của hs nào thì gv chú ý chỉnh sửa cho hs đó (nếu sai). - Gv cho cả lớp đánh vần đồng thanh vần uc. - Gv đọc trơn vần uc 1 lần. Gọi 2 hs đọc lại. - Gv cho 1 bàn lần lượt đứng lên đọc trơn lại, bắt đầu từ trái qua phải. - Cho cả lớp đọc trơn lại 1 lần nữa. - Các em chú ý lên bảng quan sát bức tranh cô đang treo. -Gv hỏi: - Em nào cho cô biết trong tranh vẽ gì? - Vậy em nào biết trong từ “cần • Hs lắng nghe. • Hs lắng nghe. Nhắc lại tựa bài. • Hs quan sát giáo viên viết. • Hs trả lời: vần uc được tạo bởi âm u và âm c, âm u đứng trước am c đứng sau. • Hs nghe. • Hs nghe. • Hs đánh vần. • Bàn đứng lên đánh vần từ trái qua phải. • Hs nghe và sửa sai. • Cả lớp đánh vần đồng thanh. • 2 hs đọc lại. • 1 bàn đọc lại. • Cả lớp đọc đồng thanh lại. • Hs quan sát tranh. • Hs trả lời: tranh vẽ cái “cần trục”. • Hs trả lời: tiếng “trục”. trục” có tiếng nào chứa vần uc? - Gv cho hs ghép tiếng “trục” bằng bộ chữ học vần Tiếng Việt. - Gv đánh vần mẫu và cho hs đánh vần theo tay mình chỉ: u-cờ- uc-trờ-uc-truc-nặng-trục. - Gv dán từ khóa “cần trục” lên bảng và gọi 2 hs đọc: uc-truc-cần- trục. - Gọi 2 bàn đọc trơn nối tiếp nhau. - Gv chỉnh sửa lỗi phát âm cho hs (nếu có), nhận xét khen ngợi những HS phát âm đúng. - Cho cả lớp đọc đồng thanh. - Gv cho hs lấy bộ chữ học vần Tiếng Việt và ghép từ “cần trục”. - Hs nào ghép xong thì giơ lên. - Gv lấy bài và cho hs khác nhận xét. - Gv nhận xét, khen ngợi những hs ghép nhanh và ghép đúng. */ Viết chữ: + Vần uc, cần trục: - Gv cho hs quan sát bảng mẫu vần uc. - Gv viết lại vần uc cho hs quan sát mẫu. Chữ u được viết bởi 2 nét: nét hất và nét móc ngược. - Chú ý chữ c viết liền với nét cuối của chữ u. - Gv hướng dẫn hs viết vần uc trên không trung bằng ngón trỏ. - Gv cho hs viết vần uc trên bảng con. Gv đi hướng dẫn chỉnh sửa cho hs. - Gv cầm bảng của hs và cho 1 bạn khác nhận xét bài viết của bạn đã đúng chưa, đẹp chưa sau đó gv nhận xét. Khen ngợi hs viết đúng viết đẹp. Chỉnh sửa cho hs viết chưa đúng, chưa đẹp. - Gv cho hs quan sát cách viết từ “cần trục”. - Gv vừa viết vừa hướng dẫn: các em chú ý khi viết tiếng “cần” phải • Hs ghép. • Hs nghe gv đánh vần và đánh vần cả lớp theo tay gv. • 2 hs đọc. • Hs đọc theo bàn. • Hs sửa sai. • Cả lớp đọc đồng thanh. • Hs ghép chữ. • Hs giơ bài lên. • Hs nhận xét. • Hs lắng nghe. • Hs quan sát. • Hs quan sát cách viết. • Hs viết trên không trung bằng ngón trỏ vần uc. • Hs viết lên bảng. • Hs nhận xét, lắng nghe. • Hs quan sát. • Hs lắng nghe. viết các chữ liền mạch với nhau. - Khoảng cách giữa các chữ viết cách nhau nửa ô vuông con, chữ này viết xong ta sẽ viết tiếp chữ khác. Tiếng “trục” cách viết tương tự như tiếng “cần”. Chú ý khi viết từ “cần trục” khoảng cách giữa các tiếng là 1 con chữ o. - Gv cho hs viết từ “cần trục” trên bảng con. Gv đi hướng dẫn chỉnh sửa cho hs. - Gv cầm bảng của hs và cho 1 bạn khác nhận xét bài viết của bạn đã đúng chưa, đẹp chưa sau đó gv nhận xét. Khen ngợi hs viết đúng viết đẹp. Chỉnh sửa cho hs viết chưa đúng, chưa đẹp. b/ Ưc: - Thực hiện quy trình tương tự như vần uc, từ “cần trục”. - Chú ý cho hs hiểu cấu tạo của vần ưc, gồm chữ ư và chữ c. So sánh vần uc với ưc: vần uc do 2 vần u và c tạo nên, vần ưc cũng do 2 vần là ư và c tạo nên, cách viết tương tự nhau chỉ khác là chữ u không có nét râu, còn chữ ư thì có thêm nét râu. Chú ý hs cách nối giữa các con chữ, viết dấu thanh. */Đọc tiếng, từ ứng dụng: - Gv đọc mẫu các từ ứng dụng. - Gv gọi hs đọc các từ ứng dụng trong sách giáo khoa. - Gv hỏi hs em nào biết “cúc vạn thọ”, “máy xúc” là gì?. - Nếu hs không trả lời được thì gv giải thích: + Cúc vạn thọ: loài hoa cúc có hoa màu sẫm, lá xẻ sâu thành thùy nhỏ, mùi hôi, trồng làm cảnh. + Máy xúc: máy để đào, xúc đất. - Nếu hs trả lời được thì gv nhận xét và nhắc lại. - Gv đọc mẫu các từ ứng dụng. - Gv gọi hs đọc các từ ứng dụng • Hs lắng nghe và thực hiện. • Hs viết. • Hs nhận xét và lắng nghe. • Hs nghe. • Hs đọc. • Hs trả lời. • Gv giải thích, lắng nghe. • Hs nghe. • Hs nghe. • Hs đọc. trong sách giáo khoa. - Gv hỏi hs em nào biết “lọ mực”, “nóng nực” là gì?. - Nếu hs không trả lời được thì gv giải thích: + lọ mực: là lọ nhỏ dùng để đựng mực. + nóng nực: là khi thời tiết trở nên nắng làm các em cảm thấy nóng và dể bị đổ mồ hôi. - Gv tổ chức cho hs đọc các từ ứng dụng theo hình thức cá nhân từ 1-2 em. - Cho hs đọc theo tổ lần lượt từng em. Cho hs đọc đồng thanh cả lớp. Tiết 1 kết thúc. • Hs trả lời. • Hs đọc. • Từng tổ đọc. • Cả lớp đọc đồng thanh. . thấy nóng và dể bị đổ mồ hôi. - Gv tổ chức cho hs đọc các từ ứng dụng theo hình thức cá nhân từ 1-2 em. - Cho hs đọc theo tổ lần lượt từng em. Cho hs đọc đồng thanh cả lớp. Tiết 1 kết thúc. •

Ngày đăng: 09/05/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan