1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sang kien kinh nghiem

36 74 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 174,5 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non phát triển thể chất ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và công nghệ cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin cao, có khả năng tự lựa chọn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Trách nhiệm này đặt trên vai ngành giáo dục mầm non đòi hỏi ngành phải có những nội dung, chương trình phù hợp, đổi mới phương pháp dạy và học một cách tích cực. Giáo dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứng với xã hội mà còn đào tạo ra những con người đủ phẩm chất và trí tuệ, thể lực để đón đầu sự phát triển của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan

Bài tập nghiên cứu khoa học SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN HIỆP HÒA TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Tìm hiểu một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với tác phẩm văn học ở trong trường mầm non Họ tên giáo sinh: Nguyễn Thị Mai Lớp: K3A (07) – Hiệp Hòa. TTSP tại Trường Mầm non Đồng Tân Thời gian: Ngày 03/03/2015 đến ngày 02/05/2015 Bắc Giang, tháng 5 năm 2015 Giáo sinh: Chu Thị Chín Lớp mầm non Hiệp Hòa 1 Bài tập nghiên cứu khoa học LỜI NÓI ĐẦU Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi , nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bữa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của các cháu. Bởi trẻ em là những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Cả cuộc đời Bác muốn giành tình cảm yêu thương, chăm sóc cho trẻ thơ với mong muốn thế hệ trẻ có sức khẻo tốt để học tập để trở thành nhân tài của đất nước. Bác nói: “Trẻ thơ như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên. Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nhất là tuổi mầm non. Mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những tiếng du dịu ngọt của ông bà, cha mẹ, ngay từ lúc chào đời những tiếng du êm dịu của bà, của mẹ lại cất lên “Cháu ơi cháu ở với bà” hoặc “con cò lặn lội bờ sông”… đã tan biến vào hồn ta và cùng ta lớn dậy. Lớn lên chút nữa ta lại được bay bổng trong thế giới cổ tích như được vui chơi những trò chơi gắn với những câu ca dao, đồng dao “chi chi chành chành” hay “Nu na nu nống”. Làm quen với văn học là bước đầu hình thành cho trẻ những hành vi văn hóa, phẩm chất đạo đực cao đẹp của người Việt Nam, nó giúp trẻ có một số thói quen về chuẩn mực và mẫu hành vi đơn giản, biết phân biệt cái thiện và điều ác. Văn học làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ, giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách thuận lợi. Đặc biệt là sự giao tiếp của trẻ với bản thân và những người xung quanh, với gia đình và xã hội. Chính vì lẽ đó, việc tổ chức cho trẻ mầm non làm quen với các tác phẩm văn học là hết sức quan trọng và cần thiết, bởi vì: Thông qua văn học giúp cho trẻ nhận biết được thế giới xung quanh, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với thiên nhiên và cuộc Giáo sinh: Chu Thị Chín Lớp mầm non Hiệp Hòa 2 Bài tập nghiên cứu khoa học sống xung quanh, thông qua đó mà trẻ tích lũy được những kinh nghiệm sống. Nhận thức được tầm quan trọng của văn học đối với trẻ thơ tôi manh dạn chọn đề tài: Tìm hiểu một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với tác phẩm văn học ở trong trường mầm non. Từ đó đề xuất phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non hiện nay. Với mục đích giúp trẻ cảm nhận ngôn ngữ, nghệ thuật của thơ, truyện và biết thể hiện nó bằng chính ngôn ngữ, hành động của mình. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I.Lý do chọn đề tài: 1.Cơ sở lý luận: Văn học là một môn học rất quan trọng đối với trẻ Mầm non, nó có khả năng phát triển ngôn ngữ một cách hữu hiệu nhất, diễn đạt ngắn gọn, biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ không những thế mà việc dậy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông qua nội dung các tác phẩm có rút ra bài học giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ. Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dậy trẻ làm quen với văn học là môn học không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dậy trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non. Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của cô giáo hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi cho trẻ sự dung động, hứng thú đối với văn học, có ấn Giáo sinh: Chu Thị Chín Lớp mầm non Hiệp Hòa 3 Bài tập nghiên cứu khoa học tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cẩm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như: đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch. Cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu truyện theo tưởng tượng của mình góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diễn tả, biểu đạt, truyền đạt trong những hình thức đa dạng độc đáo. Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mội hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được, cũng nói về những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học, khu phố…Qua tác phẩm văn học trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn, tình cô cháu…trẻ cũng dần nhận ra có một xã hội ràng buộc con người với nhau trong lịch sử đấu tranh cách mạng, trong tình làng nghĩa xóm. Văn học có thể đề cập đến những lực lượng siêu nhiên như thần linh, ông bụt, cô tiên, phù thủy, quỷ sứ và cả những phép màu còn tồn đọng trong tâm thức dân tộc. Đây cũng là đối tượng miêu tả của văn học làm nên sự phong phú, hấp dẫn của đời sống tinh thần. Nhờ được nghe, tiếp xúc với một số lượng văn học, có những hiểu biết sơ đẳng về văn học, đó là khả năng mô tả về cuộc sống xung quanh phong phú hấp dẫn bằng những dạng thức khác nhau. Bước đầu trẻ sẽ nhận biết được sự khác nhau về nội dung và hình thức giữa các thể loại thơ, truyện. Không những giúp trẻ cảm nhận được cái đặc sắc của cách diễn đạt hình tượng, nhà sư phạm cần giúp trẻ phân biệt được hình tượng nghệ thuật với hiện thực,hình thành một số khái niệm văn học như: Thơ, truyện, nhân vật, hình ảnh…giúp trẻ trao đổi những điều đã được nghe và bộc lộ những suy nghĩ của mình về tác phẩm, nhằm phát triển đời sống tinh thần của trẻ. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận biết được các mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái, tình huống và nhân vật, giữa lời kể, lời thuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật. Giữa không khí, âm sắc, giọng điệu chung của tác phẩm văn học và hành động văn học.Chưa yêu cầu trẻ phải nhớ hết mối Giáo sinh: Chu Thị Chín Lớp mầm non Hiệp Hòa 4 Bài tập nghiên cứu khoa học quan hệ phức tạp và chưa đòi hỏi trẻ phân biệt quan hệ chính, phụ trong truyện mà chỉ nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt truyện trong các mối liên quan đến nhân vật trung tâm của tác phẩm. Với truyện kể, ta hãy giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường (khẩu ngữ) và ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Qua tác phẩm văn học, trẻ quen dần tính chất nhiều ý nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn hóa, dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đặt. Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ hứng thú “ đọc sách” kỹ năng đọc và kể tác phẩm. Sức mạnh của tác phẩm văn học rất là to lớn. Trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật đọc và kể truyện văn học, cô giáo ở trường mầm non sẽ hướng trẻ vào những vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc. Cần phải dạy trẻ biết lắng mình với tác phẩm văn học, hòa vào cõi mộng mơ, trau dồi thói quen đón nhận được các hòa âm tinh tế thoáng qua, bất chợt đến từ các nguồn sống khác, nghĩa là dạy trẻ tập trung rung động, cái rung động của mình chứ không phải của người khác. Tác phẩm văn học thể hiện hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Bằng sức mạnh của tính hình tượng, sự biểu cảm của ngôn ngữ, những hình tượng con người, con vật, bức tranh thiên nhiên được vẽ lên bằng ngôn ngữ đã tác động mạnh mẽ đến trẻ em. Ấn tượng trẻ thu nhận từ tác phẩm văn học khi nghe đọc, kể tác phẩm vào trình độ phát triển nhận thức thẩm mĩ của trẻ vào khả năng cảm nhận văn học trong sự thống nhất giữa hình thức nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Chúng ta đều nhận thấy rằng, trẻ mẫu giáo có khả năng cảm nhận nghệ thuật trong thể hoàn chỉnh, Giáo sinh: Chu Thị Chín Lớp mầm non Hiệp Hòa 5 Bài tập nghiên cứu khoa học thống nhất giữa nội dung và hình thức tác phẩm bằng cách nghe người lớn đọc và kể tác phẩm. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhà sư phạm cần hướng trẻ đến vẻ đẹp mang “bản chất người” của hình tượng văn học. Vẻ đẹp của tính người trong cá nhân đơn nhất ở văn học trẻ em có thể nhận ra từ cách cư xử tế nhị, nhân hậu giũa đồng loại (Bác gấu đen và hai chú Thỏ) trong sự thành thực đối với bản thân và người khác, trong cử chỉ biết ơn…cần dạy trẻ nghệ thuật tự đặt mình vào chỗ đứng và tình thế của người khác như hiểu được sự cực nhọc của mẹ, nỗi ưu tư của cha, hiểu sự cô đơn nghèo khó của bạn bè, nỗi bất hạnh của con người, rồi tận tình làm nhẹ vơi đi gánh nặng đó. Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt từng ngày trong cư xử mang “tính người” ấy sẽ nảy sinh ra hành động cao thượng, nhân ái vì con người. Làm quen với tác phẩm văn học còn bao hàm công việc cô giáo tổ chức để trẻ hứng thú bước vào hoạt động văn học một cách tự nhiên như đọc thơ diễn cảm, kể lại truyện một cách sáng tạo, hóa thân vào các vai diễn trong trò chơi đóng kịch…. để trẻ trở thành một cách chủ thể hoạt động văn học nghệ thuật một cách tích cực sáng tạo. Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tuy mới chỉ là như vậy nhưng nó là việc làm cao cả, có ý nghĩa lớn trong việc hình thành ở trẻ những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của con người, đặc biệt là tình yêu đối với ngôn ngữ nghệ thuật bản chất giàu xúc cảm và tình cảm là nét tâm lý nổi bật của trẻ thơ khiến trẻ nhanh chóng bộc lộ cảm xúc, tình cảm khi nghe đọc và nhận thấy sự thể hiện của cô giáo. Khả năng tự chủ, tự vệ của trẻ rất mong manh cho nên những hình tượng nghệ thuật tác động đến trẻ vô cùng mạnh mẽ, tính rễ xúc cảm có thể làm nên một cảnh tượng thương tâm nào đó. Hay mọi hành động của nhân vật, hình ảnh, tiếng nói có tính hài hước đều gây được tính hứng khởi. Chẳng hạn khi cô cho trẻ làm quen với truyện “Tấm cám” những chi tiết thể hiện tiếng khóc của tấm trong tác phẩm đều gây cho trẻ cảm xúc mạnh mẽ. Đó là tiếng khóc “nức nở” khi bị cám lừa chút sạch giỏ cá, tôm. Là tiếng “òa” lên khóc khi bống , người bạn thân thiết khi bị mẹ con cám làm thịt, là tiếng òa khóc “tức tưởi” lúc nhặt thóc với gạo, là nỗi tủi thân, tủi phận “tấm bưng mặt khóc”. Giáo sinh: Chu Thị Chín Lớp mầm non Hiệp Hòa 6 Bài tập nghiên cứu khoa học Trẻ thể hiện nỗi lo lắng, thương tâm với nhân vật. Khi cô kể đến đoạn tấm thử hài, được về cung làm hoàng hậu trẻ vui mừng, thốt lên phấn khởi… Tiếp nhận của trẻ là tiếp nhận ngây thơ, triệt để. Trong tiếp nhận văn học trẻ thường vận dụng kinh nghiệm trực tiếp và nguyên hợp, không phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Trẻ em không đòi hỏi lí lẽ mà đòi hỏi sự hợp lí về tình cảm trong khuôn khổ hạn hẹp của mình. Cho nên giáo viên khi giải thích cho trẻ cần nhất quán và tạo dựng niềm tin. Với niềm tin ngây thơ trẻ em có tôn giáo của mình. Chúng luôn đứng về cái thiện, chia sẻ, bênh vực những nhân vật tốt, dũng cảm và cao cả, những nhân vật nhỏ bé, yếu ớt cần được bảo vệ. Chẳng hạn, khi cô giáo tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch tác phẩm “Chú dê đen” trẻ rất thích nhân vật chú dê đen và hứng thú ghi nhớ. Đó là bởi trẻ tiếp nhận ngây thơ, không phân biệt thế giới nghệ thuật trong tcá phẩm và hiện thực đời sống. Tiếp nhận văn học của trẻ em ít bị ràng buộc bởi lí trí và chứa đựng tưởng tượng mạnh mẽ. Ở trẻ em , tưởng tượng về cái có thật. Do vậy trẻ em rất dẽ bị cuốn hút bởi những hình tượng hoang đường, kỳ vĩ, tác động mạnh vào trí tưởng tượng của các em như: Hình tượng cậu bé làng gióng vươn vai bỗng lớn thành một tráng sỹ, những chi tiết về sự hoaá thân kỳ diệu của nhân vật, cô tấm, phép màu kỳ lạ của “Quả bầu tiên”….Như vậy, trí tưởng tượng phát triển sớm ở trẻ mẫu giáo là một thứ của trời cho có tính chất tự nhiên, là tiền đề để cô giáo thực hiện tốt hoạt động đọc và kể tác phẩm. 2.Cơ sở thực tiễn: Trường Mầm non Tân An là một trường nông thôn, với trình độ dân trí còn thấp, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, việc đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động còn hạn chế, đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị phục vụ cho môn học còn chưa đáp ứng đối với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay. Vì vậy đứng trước khó khăn trên, bằng vốn hiếu biết của mình tôi luôn tự học hỏi kinh nghiệm để tìm ra những sáng kiến hay để khắc phục những khó khăn đó. II. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài trên tôi cần phải đi giải quyết các nhiệm vụ sau: Giáo sinh: Chu Thị Chín Lớp mầm non Hiệp Hòa 7 Bài tập nghiên cứu khoa học - Tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non. - Đề xuất các biện pháp giúp trẻ làm quen với môn làm quen với tác phẩm văn học. III.Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu: 1.Đối tượng nghiên cứu: - Nội dung chương trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học - Thực trạng của việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 2. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu nội dung chương trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường Mầm non. - Tìm hiểu việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường Mầm non Tân An và một số các trường Mầm non khác thuộc huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang. 3. Phương pháp nghiên cứu: Trước hết phải nhận định tình hình chung của đối tượng nghiên cứu sau đó đọc – phân tích – tổng hợp tài liệu tham khảo, xây dựng kế hoạch giảng dậy cụ thể và đưa ra các phương pháp giáo dục phù hợp. - Một số biện pháp: Để giải quyết nhiệm vụ trên tôi đã sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (nghiên cứu tài liệu): Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập tài liệu lý luận giaỉ quyết nhiệm vụ thứ nhất của đề tài. Ví dụ như: Phương pháp làm quen văn học, giáo dục học mầm non… + Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập tài liệu tthực tiễn giải quyết nhiệm vụ thứ 2 của đề tài, quan sát trẻ mẫu giáo khi tham gia hoạt động vui chơi, trò chơi dân gian. Quan sát trẻ mẫu giáo và cô giáo khi tổ chức hoạt động làm quen văn học ở trường mầm non Tân An. Giáo sinh: Chu Thị Chín Lớp mầm non Hiệp Hòa 8 Bài tập nghiên cứu khoa học + Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập tài liệu thực tiễn để giải quyết nhiệm vụ thứ 2 của đề tài. Tôi sử dụng hệ thống các câu hỏi điều tra giáo viên mầm non trường mầm non Tân An. +Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với trẻ để thu thập thông tin về tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen văn học tại trường + Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng phương pháp này nhằm để kiểm tra biết được kết quả thử nghiệm trên trẻ có tốt hơn không và tốt hơn là bao nhiêu. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON HIÊN NAY I.Thực trạng: Hiện nay, Tôi đang là giáo sinh thực tập tại trường Mầm non Tân An. Đội ngũ giáo viên: Tổng số cán bộ giáo viên: 16 đồng chí Trong đó: Ban giám hiệu 03 đồng chí Ban giám hiệu là những đồng chí có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý tốt dầy dặn kinh nghiệm, luôn quan tâm sát sao đến phong trào của nhà trường và đời sống của giáo viên Giáo viên: Tổng số 13 đồng chí Ngoài ra còn có: 01 nhân viên kế toán Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trẻ - khỏe – nhiệt tình. Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn có lòng yêu nghề mến trẻ, có trình độ sư Giáo sinh: Chu Thị Chín Lớp mầm non Hiệp Hòa 9 Bài tập nghiên cứu khoa học phạm chuyên môn vững vàng, năng động, linh hoạt trong giảng dạy, có nhiều giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh, chiến sỹ thi đua, nhiều năm liền trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp huyện luôn có lòng yêu nghề mến trẻ. Trường có tổng 200 học sinh, với 8 nhóm lớp. Nhà trường luôn xây dựng kế hoạch cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học theo đúng chủ đề của chương trình giáo dục Mầm non mới. Số tiết học/ tuần/ trẻ là: 1 tiết/ 1 tuần. Chương trình làm quen với văn học là một trong những nội dung nằm trong chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo từ 3 đến 6 tuổi. Chương trình “làm quen với văn học” được phân chia theo 3 độ tuổi: -Độ tuổi từ 3 đến 4. -Độ tuổi từ 4 đến 5. -Độ tuổi từ 5 đến 6. Chương trình “ Làm quen với văn học” ở mẫu giáo đã được đưa vào nhiều thể loại: ca dao, đồng dao, truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện ngắn hiện đại, thơ. Số lượng các tác phẩm văn học dân gian được tuyển chọn vào chương trình với một tỷ lệ thích hợp, nhằm dẫn dắt các em trở về với đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tonh thần của cha ông và trở về với cuội nguồn của dân tộc. Một số tác phẩm văn học nước ngoài được dịch, được biên soạn lại cũng có trong chương trình. Với những tác phẩm ấy, trẻ em ngay từ nhỏ đã có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các nước trên thế giới. Nội dung chương trình “Làm quen với văn học” ở độ tuổi mẫu giáo đa dạng, phong phú hơn nhiều so với chương trình của nhà trẻ. Ở độ tuổi này các em được tiếp xúc với những tác Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thánh Gióng), về những sinh hoạt của chính các em ở trường và ở nhà (Ai ngoan hơn, Giúp mẹ), có những tác phẩm truyền đến các em những tri thức khoa học như Cô Mây, Chú Đỗ Con. Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc rất sớm. Ngay từ tuổi ấu thơ các em được làm quen với giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết của lời hát ru. Lớn hơn Giáo sinh: Chu Thị Chín Lớp mầm non Hiệp Hòa 10 . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN HIỆP HÒA TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Tìm hiểu một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với tác phẩm văn học. Hiệp Hòa 2 Bài tập nghiên cứu khoa học sống xung quanh, thông qua đó mà trẻ tích lũy được những kinh nghiệm sống. Nhận thức được tầm quan trọng của văn học đối với trẻ thơ tôi manh dạn chọn đề. khởi… Tiếp nhận của trẻ là tiếp nhận ngây thơ, triệt để. Trong tiếp nhận văn học trẻ thường vận dụng kinh nghiệm trực tiếp và nguyên hợp, không phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Trẻ em không đòi hỏi

Ngày đăng: 08/05/2015, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w