SẮT VÀ HỢP CHẤT Câu 1. Fe có thể tan trong dung dịch chất nào sau đây? A. AlCl 3 . B. FeCl 3 . C. FeCl 2 . D. MgCl 2 . Câu 2. Nhận định nào sau đây sai? A. Sắt tan được trong dung dịch CuSO 4 . B. Sắt tan được trong dung dịch FeCl 3 . C. Sắt tan được trong dung dịch FeCl 2 . D. Đồng tan được trong dung dịch FeCl 3 . Câu 3. Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. FeO. B. Fe 2 O 3 . C. Fe(OH) 3 . D. Fe(NO 3 ) 3 . Câu 4. Để bảo quản dung dịch FeSO 4 trong phòng thí nghiệm, người ta ngâm vào dung dịch đó một đinh sắt đã làm sạch. Chọn cách giải thích đúng cho việc làm trên. A. Để Fe tác dụng hết với H 2 SO 4 dư khi điều chế FeSO 4 bằng phản ứng: Fe + H 2 SO 4 (loãng) → FeSO 4 + H 2 ↑ B. Để Fe tác dụng với các tạp chất trong dd, chẳng hạn với tạp chất là CuSO 4 : Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu↓ C. Để sắt tác dụng hết với O 2 hòa tan : 2Fe + O 2 → 2FeO D. Để sắt khử muối sắt(III) thành muối sắt(II): Fe + Fe 2 (SO 4 ) 3 → 3FeSO 4 Câu 5. Cho hai phương trình hóa học sau : Cu + 2FeCl 3 → 2FeCl 2 + CuCl 2 Fe + CuCl 2 → FeCl 2 + Cu Có thể rút ra kết luận nào sau đây ? A. Tính oxi hóa: Fe 3+ > Cu 2+ > Fe 2+ . B. Tính oxi hóa: Fe 2+ > Cu 2+ > Fe 3+ . C. Tính khử: Fe > Fe 2+ > Cu. D. Tính khử: Fe 2+ > Fe > Cu. Câu 6. Nhúng thanh sắt (đã đánh sạch) vào các dung dịch ở ba thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: nhúng vào dd CuSO 4 . Thí nghiệm 2: nhúng vào dd NaOH. Thí nghiệm 3: nhúng vào dd Fe 2 (SO 4 ) 3 . Giả sử rằng kim loại sinh ra (nếu có) đều bám vào thanh sắt thì nhận xét nào sau đây đúng ? A. TN1, TN2 không đổi, TN3 tăng. B. TN1, TN2 không đổi, TN3 giảm. C. TN1 tăng, TN2, TN3 không đổi. D. TN1 tăng, TN2 không đổi, TN3 giảm Câu 7. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa – khử ? A. Fe + HCl → FeCl 2 + H 2 ↑ B. FeS + 2HCl → FeCl 2 + H 2 S↑ C. 2FeCl 3 + Fe → 3FeCl 2 D. Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu↓ Câu 8. Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO 3 ) 2 , Fe(OH) 3 và FeCO 3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là A. Fe 3 O 4 . B. FeO. C. Fe. D. Fe 2 O 3 . Câu 9. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng ? A. Gang là hợp chất của Fe – C. B. Hàm lượng C trong gang nhiều hơn trong thép. C. Gang là hợp kim của Fe – C và một số nguyên tố khác. D. Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám. Câu 10. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để hòa tan hoàn toàn một mẫu gang? A. Dd HCl. B. Dd H 2 SO 4 loãng. C. Dd NaOH. D. Dd HNO 3 đặc, nóng. Câu 11. Quặng có hàm lượng sắt lớn nhất là A. Xiđêrit. B. Hemantit. C. Manhetit. D. Pirit. Câu 12. Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là chất nào sau đây? A. SiO 2 và C. B. MnO 2 và CaO. C. CaSiO 3 . D. MnSiO 3 . Câu 13. Cho 1,4 g kim loại X tác dụng với dd HCl thu được dd muối trong đó kim loại có số oxi hóa +2 và 0,56 lít khí H 2 (đktc). Kim loại X là A. Mg. B. Zn. C. Fe. D. Ni. Câu 14. Hòa tan 2,52 g một kim loại bằng dd H 2 SO 4 loãng, thu được 6,84 g muối sunfat. Hãy xác định kim loại đã dùng. A. Mg. B. Zn. C. Fe. D. Al Câu 15. Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dd HNO 3 loãng, dư thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là A. 11,2. B. 1,12. C. 0,56. D. 5,60. Câu 16. Cho 3,08 g Fe vào 150 ml dd AgNO 3 1M, lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 11,88. B. 16,20. C. 18,20. D. 17,96. Câu 17. Cho 2,88 gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl 3 . Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được bao nhiêu gam chất rắn? A. 6,72g. B. 4,48g. C. 3,36g. D. 2,24g. Câu 18. Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm : FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 thấy có 4,48 lít khí CO 2 (đktc) thoát ra. Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít. Câu 19. Khử hoàn toàn 46,4 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 cần 17,92 lít CO (đktc). Khối lượng sắt thu được tối đa là A. 33,6 gam. B. 36,3 gam. C. 26,4 gam. D. 24,6 gam. Câu 20. Khử hoàn toàn 0,1 mol Fe x O y bằng khí CO ở nhiệt độ cao thấy tạo ra 0,3 mol CO 2 . Công thức oxit sắt là A. FeO. B. Fe 3 O 4 . C. Fe 2 O 3 . D. không xác định được. Câu 21. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 bằng dung dịch HNO 3 đặc nóng thì thu được 4,48 lít NO 2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 145,2 gam muối khan. Giá trị của m là A. 15,8 gam B. 46,4 gam C. 35,7 gam D. 77,8 gam Câu 22. Nung 8,4 gam sắt trong không khí, sau phản ứng thu được m gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 . Hòa tan hoàn toàn m gam X vào dung dịch HNO 3 đặc nóng dư thì thu được 2,24 lít NO 2 (đkc). Giá trị của m là A. 11,2 gam B. 10,2 gam C. 7,2 gam D. 6,9 gam Câu 23. Nung m gam bột Fe trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO 3 dư, thoát ra 0,56 lit (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 2,62 B. 2,32 C. 2,52 D. 2,22 Câu 24. Cho m gam Fe vào dung dịch HNO 3 loãng. Sau phản ứng kết thúc thu được 2,24 lit (đktc) khí NO ( là sản phẩm khử duy nhất) và 2,4 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 5,6 B. 8 C. 10,8 D. 11,2 Câu 25. Cho 16,8 gam bột sắt tác dụng với 800 ml dung dịch HNO 3 1M (Phản ứng làm giải phóng khí NO duy nhất). Cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là A. 54 gam B. 48,4 gam C. 36 gam D. 45 gam