1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BT AXIT-MUOI-BAZO

3 245 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 53 KB

Nội dung

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM – BÀI AXIT BAZƠ MUỐI CÂU 1: Chọn phát biểu đúng: A/ Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H + . B/ Dung dịch axit nào cũng dẫn điện được. C/ Axit là chất điện li. D/ A, B, C đều đúng. CÂU 2: Theo Bronsted thì: A/ Axit là chất nhường proton, bazơ là chất nhận proton. B/ Axit là chất nhận proton, bazơ là chất nhường proton. C/ Axit là chất trong phân tử có nguyên tử H, bazơ là chất trong phân tử có nhóm OH. D/ Axit là chất làm quì tím chuyển thành xanh. CÂU 3: Phản ứng trong đó H 2 O đóng vai trò là axit (theo Bronsted): A/ HCl + H 2 O H 3 O + + Cl - B/ CH 3 COOH + H 2 O H 3 O + + CH 3 COO - C/ NH 3 + H 2 O NH 4 + + OH - D/ A, B đều đúng. CÂU 4: Trong các axit sau có bao nhiêu axit một nấc: HCl, CH 3 COOH, H 3 PO 4 , HNO 3 , H 3 PO 2 , H 2 SO 4 . A/ 2 B/ 3 C/ 4 D/ 5 CÂU 5: Trong dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 loãng có chứa 0,6 mol SO 4 2- thì trong dung dịch có chứa: A/ 0,2 mol Al 2 (SO 4 ) 3 C/ 0,6 mol Al 2 (SO 4 ) 3 B/ 1,8 mol Al 2 (SO 4 ) 3 D/ 0.9 mol Al 2 (SO 4 ) 3 CÂU 6: Muối trung hòa là: A/ Hợp chất khi tan trong nước phân li thành cation kim loại (hoặc cation NH 4 + ) và anion gốc axit. B/ Muối mà anion gốc axit không còn hidro. C/ Muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H + D/ Muối mà anion gốc axit vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H + . CÂU 7: Nồng độ của ion H + trong dung dịch CH 3 COOH 0,1M là 0,0013M. Độ điện li α của CH 3 COOH là: A/ 1,35% B/ 1,32% C/ 1,3% D/ 1,6% CÂU 8: Khi pha loãng dung dịch một axit yếu, độ điện li α của nó tăng, ý kiến nào sau đây là đúng: A/ Hằng số phân li axit K a tăng C/ Hằng số phân li axit K a không đổi B/ Hằng số phân li axit K a giảm D/ Không xác định được CÂU 9: Cho dung dịch HNO 2 0,1M, biết hằng số phân li của axit bằng 5.10 -4 . Nồng độ của ion H + có giá trị nào sau đây(M): A/ 7.10 -3 B/ 7.10 -2 C/ 7,5.10 -3 D/ 7,07.10 -3 CÂU 10: Phát biểu đúng: A/ Giá trị K b của một bazơ phụ thuộc vào bản chất bazơ. B/ Giá trị K b của một bazơ phụ thuộc vào nhiệt độ. C/ Giá trị K b của một bazơ càng nhỏ, lực bazơ càng yếu. D/ A, B, C đều đúng. CÂU 11: Cho một dung dịch NH 3 0,1M (K b = 1,80.10 -5 )Nồng độ mol của ion trong dung dịch là: A/ 1,24.10 -3 M B/ 1,43.10 -3 M C/ 1,34.10 -3 M D/ 1,54.10 -3 M CÂU 12: Độ điện li α của một axit đơn chức trong dung dịch có nồng độ 0,2M bằng 0,15 (15%). Khối lượng ion H + trong 2 lítdung dịch là: A/ 6 gam B/ 0,6 gam C/ 0,06 gam D/ 60 gam CÂU 13: Hoà tan 3 gam CH 3 COOH vào nước được 250ml dung dịch A (biết độ điện li α = 0,8%). Nồng độ ion H + trong dung dịch A là: A/ 0,05M B/ 0,04M C/ 0,2M D/ 0,0016M CÂU 14: Trong một cốc nước chứa a mol Ca 2+ , b mol Mg 2+ , c mol Cl - , d mol HCO 3 - . Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là: A/ a + b = c + d B/ 3a + 3b = c + d C/ 2a + 2b – c = d D/ a + 2b = c + d CÂU 15: Chất điện li lưỡng tính là những chất trong dung dịch: A/ Có thể phản ứng như chất oxi hoá hoặc chất khử. B/ Có thể phản ứng như axit hoặc bazơ. C/ Có thể tan hoặc không tan. D/ Có thể là chất điện li mạnh. CÂU 16: Một dung dịch X có chứa 0,1 mol Ca 2+ , 0,2 mol Na + , 0,1 mol Cl - , x mol SO 4 2- . X bằng: A/ 0,1 B/ 0,2 C/ 0,15 D/ 0,3 CÂU 17: Dung dịch chứa 4 ion : Fe 3+ , Cu 2+ , Cl - , NO 3 - . Khi cơ cạn dung dịch ta sẽ thu được: A/ FeCl 3 và Cu(NO 3 ) 2 B/ FeCl 2 và Cu(NO 3 ) 2 C/ CuCl 2 và Fe(NO 3 ) 2 D/ A và C CÂU 18: Một dung dịch X được tạo ra bởi 200 ml dung dịch HCl 0,1M và 300 ml dung dịch HNO 3 0,2M . Nồng độ H + có trong dung dịch X là: A/ 0,16M B/ 0,02M C/ 0,06M D/ 0,05M CÂU 19: Một dung dịch X được tạo ra bởi 200 ml dung dịch HCl 0,1M và 300 ml dung dịch HNO 3 0,2M . Nồng độ Cl - có trong dung dịch X là: A/ 0,16M B/ 0,02M C/ 0,06M D/ 0,04M CÂU 20: Một dung dịch có chứa 2 cation Fe 2+ (0,1 mol), Al 3+ (0,2 mol) và 2 anion Cl - (x mol), SO 4 2- (y mol). Tính x và y, biết rằng khi cơ cạn dung dịch thu được 46,9gam chất rắn khan. A/ 0,2 và 0,3 B/ 0,2 và 0,5 C/ 0,3 và 0,4 D/ 0,3 và 0,5 Câu 21: Cho 100 ml dung dịch H 2 SO 4 1M vào 400 ml dung dịch H 2 SO 4 2M, nồng độ mol của dung dịch thu được là: A/ 1,8 M B/ 2,5 M C/ 3,6 M D/ 4,5 M Câu 22: Cho 20 ml dung dịch H 2 SO 4 2M vào BaCl 2 dư. Khồi lượng kết tủa bằng: A/ 9,32 g B/ 9,3 g C/ 9,28 g D/ 9,26 g Câu 23: Để trung hồ 20 ml dung dịch KOH cần dùng 10 ml dung dịch H 2 SO 4 2M. Nồng độ mol của dung dịch KOH là: A/ 1 M B/ 1,5 M C/ 1,7 M D/ 2 M Câu 24: Trộn dung dịch chứa 0,1 mol H 2 SO 4 vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH. Sau đó cho dung dịch sản phẩm bay hơi. Chấ rắn còn lại sau bay hơi là: A/ NaHSO 4 B/ Na 2 SO 4 C/ NaOH D/ NaHSO 4 và Na 2 SO 4 Câu 25: Dung dịch Natri clorua trong nước có mơi trường: A/ Axit B/ Kiềm C/ Muối D/ Trung tính. Câu 26: Dung dịch kali cacbonat làm quỳ tím chuyển sang màu: A/ Đỏ B/ Vàng C/ Xanh D/ Khơng màu. Câu 27: Khi cơ cạn 400 g dung dịch muối có nồng độ 20% thì khối lượng giảm: A/ 80 g B/ 120 g C/ 320 g D/ 380 g Câu 28: Theo thuyết Arêniut, kết luận nào sau đây là đúng: A/ Một hợp chất trong thành phần phân tử có H là axit. B/ Một hợp chất trong thành phần phân tử có OH là axit. C/ Một hợp chất có khả năng phân li ra H + trong nước là axit. D/ Một bazơ khơng nhất thiết phải có nhóm OH trong phân tử. Câu 29: Cho H 2 SO 4 đặc tác dụng đủ với 58,5 g NaCl và dẫn hết khí sinh ra vào 146 g H 2 O. Nồng độ phần trăm của axit thu được là: A/ 30 %. B/ 20 %. C/ 50 %. D/ 25 %. Câu 30: Trộn 20 ml dung dịch HCl 0,05 M với 20 ml dung dịch H 2 SO 4 0,075 M. pH của dung dịch thu được là: A/ 1 B/ 2 C/ 3 D/ 1,5 Câu 31: Một dung dịch có [OH - ] = 1,5.10 -5 M . Mơi trường của dung dịch này là : A. Axít B. Trung tính C. Kiềm D. Khơng xác định Câu 32: Dung dòch (X) có pH= 4, dung dòch (Y) có pH= 1, dung dòch (Z) có pH= 5. Sắp xếp theo chiều tăng dần tính axit: A. X,Y,Z B.Y,Z,X C.Y,X,Z D.Z,X,Y Câu 33:Theo Bronxtet : A. Axit là chất có khả năng tác dụng với kim loại giải phóng H 2 ; bazơ là chất có khả năng tác dụng với axit tạo ra muối và nước. B. Axit là chất có khả năng giải phóng H + khi tan trong nước; bazơ là chất có khả năng cung cấp ion OH - khi tan trong nước. C. Axit là chất có khả năng cho proton; bazơ là chất có khả năng nhận proton. D. Cả a, b, c đều đúng Câu 34: Cho phương trình ion thu gọn: 2H 3 O + + Mg(OH) 2 = Mg 2+ + 4H 2 O Phương trình phân tử ứng với phương trình ion trên là: A. 2HNO 3 + Mg(OH) 2 = Mg(NO 3 ) 2 + 2 H 2 O B. H 2 SO 4 + Mg(OH) 2 = MgSO 4 + 2H 2 O C. 2HCl + Mg(OH) 2 = MgCl 2 + 2H 2 O D. Câu a, b, c đều đúng. Câu 35: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ NH 3 có tính baz : A. 2NH 3 → N 2 + 3H 2 C- 2NH 3 + 3 O 2 → N 2 + 6 H 2 O B- NH 3 + HCl → NH 4 Cl D- 2 NH 3 + 3Cl 2 → 6HCl + N 2 Câu 36: Chọn câu trả lời sai trong các câu dưới đây: A. Giá trò [ H + ] tăng thì độ axít tăng B. Giá trò pH tăng thì độ axít tăng C. Dung dòch có pH < 7 : làm q tím hóa đỏ D. Dung dòch pH = 7 là trung tính Câu 37: Cho dung dịch chứa 4 ion : Fe 3+ , Cu 2+ , Cl - , NO 3 - . Khi cơ cạn dung dịch sẽ thu được muối gì: A. FeCl 3 , Cu(NO 3 ) 2 B. CuCl 2 , Fe(NO 3 ) 3 C. FeCl 3 , CuCl 2 D. A, B đúng. Câu 38: Trộn lẫn 60ml dung dòch HNO 3 0,05M với 40 ml dung dòch KOH 0,1 M thì thu được dung dòch có pH là: A. 2 B. 3,5 C.12 D. 11 Câu 39: Cho 0,2 mol NaOH vào dung dịch HCl dư . Khối lượng muối tạo thành là : A. 5,35 g B. 10,6 g C. 11,7 g D. 14,3 g Câu 40: Theo Bronsted , ion có tính lưỡng tính là : A. HCO 3 - B. Al 3+ C. NO 3 - D. Cả A và B

Ngày đăng: 04/05/2015, 00:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w