1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đáp án đề thi thử lần 1

5 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 239 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT TAM NÔNG ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ,CAO ĐẲNG NĂM 2011 Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C (Đáp án- thang điểm có 05 trang) PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu Ý Nội dung Điểm I Ảnh hưởng của Biển Đông, vấn đề việc làm 2,00 1 Ảnh hưởng của Biển Đông đối với các điều kiện tự nhiên của nước ta. 1,00 1.1- Biển Đông ảnh hưởng đến khí hậu nước ta -Biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm dồi dào làm cho độ ẩm tương đối trên 80%. -Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô vào mùa đông; làm dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè. -Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa nhiều. 0.25 1.2- Biển Đông ảnh hưởng đến địa hình -Tạo nên địa hình ven biển rất đa dạng, đặc trưng địa hình vùng biển nhiệt đới ẩm với tác động của quá trình xâm thực-bồi tụ diễn ra mạnh mẽ. -Phổ biến là các dạng địa hình: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đảo ven bờ và những rạn san hô… 0,25 1.3- Biển Đông ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven biển nước ta -Biển Đông mang lại lượng mưa lớn cho nước ta, đó là điều kiện thuận lợi cho rừng phát triển xanh tốt quanh năm. -Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 450.000 ha, lớn thứ 2 trên thế giới. Ngoài ra còn có hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên đảo… 0,25 1.4- Thiên tai của Biển Đông - Hàng năm có 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có từ 5-6 cơn bão đổ trực tiếp vào nước ta. Ngoài ra còn có sóng lừng, lũ lụt gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển, nhất là ở Trung Bộ. - Sạt lở bờ biển. - Hiện tượng cát bay lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung… 0,25 2 Vấn đề việc làm đang được cả nước quan tâm 1,00 - Dân số hoạt dộng kinh tế ở nước ta chiếm 51,2% tổng số dân (42,53 triệu người), Tỉ lệ tăng lao động là 2,3% nên mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu lao động mới. 0,25 - Năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 2,1%, còn thiếu việc làm là 8,1%. 0,25 - Thất nghiệp ở thành thị cao: 5,3%, thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%. Ở nông thôn, thất nghiệp là 1,1%, thiếu việc làm là 9,3%. 0,25 - Hàng năm, nước ta có trên 1 triệu lao động cần phải giải quyết việc làm. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn chậm phát triển, cơ cấu lao động còn nhiều bất cập, phân bố lao động không đồng đều giữa các vùng 0,25 II Vấn đề sản xuất lương thực, thực phẩm 3,00 1 Vai trò của ngành sản xuất lương thực trong nền kinh tế nước ta 0,5 - Đảm bảo lương thực cho nhân dân, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và làm nguồn hàng xuất khẩu, tăng thu nhập 0,25 1 -Góp phần sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên (đất, khí hậu, nước, nguồn lao động ) -Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, chuyển nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ. -Thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Chính phủ sau đổi mới đến nay… đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. 0,25 2 Những thuận lợi và khó khăn để phát triển nông nghiệp 1,25 II 2.1-Thuận lợi: a-Điều kiện tự nhiên -Đất trồng: Diện tích cây lương thực năm 2005 là 8,7 triệu ha, phân bố tập trung ở các đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các đồng bằng Duyên hải miền Trung, diện tích này còn khả năng mở rộng -Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi phát triển quanh năm, năng suất cao. Ngoài ra, Bắc Bộ và những vùng núi cao trong cả nước có mùa đông lạnh tạo điều kiện cho đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp. 0,25 -Nguồn nước trên mặt và nước ngầm dồi dào tạo điều kiện cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi đảm bảo tưới tiêu nước cho cây trồng -Sinh vật: Nước ta có trên 500.000 ha đồng cỏ, phân bó tập trung trên các cao nguyên ở TD & MNBB, Tây Nguyên là cơ sở để chăn nuôi gia súc lớn tập trung. Tập đoàn cây trồng vật nuôi phong phú… -Có vùng biển rộng, nhiều ngư trường lớn, nguồn lợi thủy hải sản phong phú…cùng với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 0,25 b-Điều kiện kinh tế- xã hội: -Dân cư và nguồn lao động: Dân số đông tạo nên nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn; truyền thống kinh nghiệm… -Cơ sở vật chất- kỹ thuật: Đã hình thành và phát triển hệ thống thủy lợi, cung cấp phân bón, nghiên cứu giống cây trồng và gia súc có năng suất cao, dịch vụ nông nghiệp phát triển mạnh. 0,25 -Đường lối chính sách: Việc coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu cùng với các chính sách khuyến nông… -Thị trường trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng… 0,25 2.2-Khó khăn: -Thiên nhiên nhiệt đới kém ổn định, thiên tai thường xuyên xảy ra( hạn hán, sâu bệnh…) -Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp còn chưa phát triển rộng khắp. -Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng đủ tưới tiêu cho toàn bộ diện tích cây lương thực, công nghệ sau thu hoạch còn nhiều hạn chế. -Thị trường thiếu ổn định, thói quen sản xuất manh mún, nhỏ lẻ kìm hãm sự phát triển… 0,25 3 Những thành tựu của SXLT ở nước ta 0,75 -Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh: 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3 triệu ha (2005). -Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi cho phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương: diện tích lúa đông xuân được mở rộng, lúa hè thu được đưa vào trồng đại trà, hàng trăm nghìn ha lúa mùa được chuyển sang vụ hà thu, nhất là ở ĐBSCL. -Năng suất tăng mạnh đạt 4,9 tấn/ha/năm. Nhiều hợp tác xã đạt 80- 90 tạ/ha… 0,25 -Sản lượng lương thực quy thóc tăng nhanh: 14,4 triệu tấn (1980) lên 39,5 0,25 2 triệu tấn, trong đó lúa là 36,0 triệu tấn (2005). -Bình quân lương thực đạt trên 470 kg/người/năm. Việt Nam xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (4-5 triệu tấn/năm). -Diện tích và sản lượng hoa màu cũng tăng nhanh … -Tỉnh có diện tích và sản lượng lương thực lớn nhất… -Cả nước hình thành 2 vùng trọng điểm sản xuất lương thực là ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước, chiếm trên 50% diện tích, 50% sản lượng lúa cả nước; ĐBSH là vùng trọng điểm lớn thứ 2. 0,25 III Bài tập 3,00 1 1-Tính số dân của Đồng bằng sông Hồng 0,50 Số dân của Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995- 2009 (Đơn vị: nghìn người) Năm Tiêu chí 1995 1999 2000 2005 2009 Số dân 17.081,0 17.879,1 18.053,0 18.974,7 19.624,3 0,5 2 Vẽ biểu đồ Tốc độ tăng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thự c đầu người của Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995- 2009 (Đơn vị: %) Năm Tiêu chí 1995 1999 2000 2005 2009 Số dân 100,0 104,7 105,7 111,1 114,9 Sản lượng lương thực 100,0 125,8 129,2 123,7 130,2 Bình quân lương thự c đầu người 100,0 120,2 122,2 111,3 113,2 2,00 3 Tốc độ tăng trưởng các tiêu chí dân số và lương thực ĐBSH thời kì 1995- 2009 104,7 105,7 111,1 114,9 125,8 129,2 123,7 130,2 122,2 111,3 113,2 0 50 100 150 1995 1999 2000 2005 2009 (Năm) (%) Số dân 120,2 25 75 125 Sản lượng lương thực Bình quân lương thực đầu người *Yêu cầu: -Biểu đồ đường(các loại khác không cho điểm) -Chính xác về đơn vị, khoảng cách năm -Có chú giải và tên biểu đồ -Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ (Bảng tính 0,50; vẽ 1,50) 3 Nhận xét và giải thích 0,50 a-Nhận xét: Cả số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người của Đồng bằng sông Hồng đều tăng. Cụ thể: -Sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh nhất (DC) -Tiếp đến là số dân (DC) -Tốc độ tăng chậm nhất và có xu hướng giảm là bình quân lương thực đầu người (DC) b-Giải thích : -Sản lượng lương thực tăng là do ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất, thay đổi cơ cấu mùa vụ, tăng hệ số sử dụng đất. -Dân số tăng nhanh là tỉ lệ gia tăng tự nhiên vẫn ở mức cao và gia tăng cơ học lớn. -Mặc dù sản lượng lương thực tăng nhưng do sức ép về dân số nên bình quân lương thực trên đầu người có xu hướng giảm. 0,25 0,25 PH ẦN RI ÊNG IVa Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta 2,00 1-Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu ngành: -Khát quát một nền kinh tế phát triển không chỉ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà còn phải có cơ cấu kinh tế hợp lí. - Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng khu vực II, giảm tỷ trong khu vực I. Khu vực III chiếm tỷ trọng cao nhưng chưa ổn định. Năm 2005, lần lượt các khu vực I, II, III có tỷ trọng là: 21,0%; 41,0%; 38,0%. 0,25 0,25 - Xu hướng chuyển dịch là tích cực, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên sự chuyển dịch đó vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. 0,25 - Trong từng ngành có sự chuyển dịch riêng. +Khu vực I: giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 83,4% năm 1990 xuống còn 71% năm 2005 , tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản từ 8,7% lên 24,8%. +Trong nông nghiệp: tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 79,3% năm 1990 xuống còn 73,5% năm 2005, ngành chăn nuôi tăng từ 17,9% năm 1990 lên 24,7% năm 2005. trong ngành trồng trọt giảm cây lương thực, tăng cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. 0,25 0,25 +Khu vực II: công nghiệp chế biến có tỷ trọng tăng từ 79,9% năm 1996 lên 83,2% năm 2005, công nghiệp khai thác có tỷ trọng giảm từ 13,9% xuống còn 11,2% năm 2005. Đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường, nhất là các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và có sức cạnh tranh. 0,25 +Khu vực III: tăng nhanh các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và các dịch vụ mới, nhiều loại hình dịch vụ mới được phát triển. 0,25 2-Giải thích. -Đường lối đổi mới đúng đắn, phù hợp với xu hướng chuyển dịch của khu vực và thế giới. -Nhu cầu của thị trường thế giới thay đổi và tăng nhanh. -Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế chuyển từ nước nông nghiệp sang công nghiệp. 0,25 4 IVb Hiện trạng sử dụng đất ở đồng bằng 2,00 -Đặc điểm chung: +Đất phù sa là chủ yếu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trông cây hàng năm. +Diện tích lúa và cây lương thực chiếm khoảng ¾ diện tích đất nông nghiệp. 0,25 -Đồng bằng sông Hồng: +Đặc điểm đất: bình quân đất nông nghiệp thấp nhất cả nước, khả năng mở rộng diện tích hạn chế. +Sử dụng: Thâm canh ở mức cao, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính; sản xuất cây thực phẩm hàng hóa; tận dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản. 0,25 0,25 -Đồng bằng sông Cửu Long: +Đặc điểm đất: bình quân đất nông nghiệp lớn gấp 3 lần Đồng bằng sông Hồng; có nhiều khả năng mở rộng diện tích, diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn. +Sử dụng: Phần lớn mới cấy một vụ; cải tạo đất ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau; cải tạo đất mới bồi ở cửa sông, ven biển để nuôi trồng thủy sản. 0,25 0,25 -Đồng bằng Duyên hải miền Trung: +Đặc điểm: Gồm các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, cát xâm lấn ở phía Bắc và hạn chế ở phía Nam. +Sử dụng: Giải quyết khâu thủy lợi đề nâng cao hệ số sử dụng đất, thay đổi cơ cấu cây trồng, trồng rừng phòng hộ để chống sự di dời của cát. 0,25 0,25 -Các đồng bằng giữa núi như: Điện Biên, Nghĩa Lộ…đất đai màu mỡ thuận lợi trồng lúa nhằm cung cấp lương thực tại chỗ 0,25 T ổng Câu I + II + III + ( câu IVa hoặc câu IVb) = 10,00 Nếu thí sinh làm bài không theo dàn ý như trong đáp án, nhưng đủ ý và chính xác thì vẫn được điểm tối đa theo thang điểm đã quy định 5 . và lương thực ĐBSH thời kì 19 95- 2009 10 4,7 10 5,7 11 1 ,1 114 ,9 12 5,8 12 9,2 12 3,7 13 0,2 12 2,2 11 1,3 11 3,2 0 50 10 0 15 0 19 95 19 99 2000 2005 2009 (Năm) (%) Số dân 12 0,2 25 75 12 5 Sản lượng lương thực Bình. 19 99 2000 2005 2009 Số dân 10 0,0 10 4,7 10 5,7 11 1 ,1 114 ,9 Sản lượng lương thực 10 0,0 12 5,8 12 9,2 12 3,7 13 0,2 Bình quân lương thự c đầu người 10 0,0 12 0,2 12 2,2 11 1,3 11 3,2 2,00 3 Tốc độ tăng trưởng. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT TAM NÔNG ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ,CAO ĐẲNG NĂM 2 011 Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C (Đáp án- thang điểm có 05 trang) PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ

Ngày đăng: 01/05/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w