PHƯƠNG PHÁP VẼ BIỂU ĐỒ *Bước 1: Đọc yêu cầu đề bài, xác định dạng biểu đồ cần vẽ - Nếu bài tâp có yêu cầu vẽ biểu đồ cơ cấu thì các dạng biểu đồ cần vẽ là: biểu đồ cột chồng, biểu đồ miền, biểu đồ hình tròn Nếu số liệu là 3 năm trở xuống, học sinh nên vẽ dạng biểu đồ hình tròn (hoặc biểu đồ cột chồng), còn số liệu từ 3 năm trở lên thì nên vẽ dạng biểu đồ miền. - Nếu bài tập yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện giá trị, tốc độ…thì dạng biểu đồ cần vẽ có dạng đường biểu diễn (đồ thị), biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột đơn gộp nhóm, biểu đồ thanh ngang… * Bước 2: Xử lý số liệu (Nếu có) Đây là dạng bài tập mà người ta thường đưa ra số liệu mang giá trị tuyệt đối (Nghìn tỷ đồng, triệu con…)-áp dụng cho biểu đồ cơ cấu. Đối với loại bài tập này bắt buộc học sinh phải chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Để tính được giá trị tương đối học sinh cần quan tâm đến tổng các giá trị tuyệt đối (Tổng = 100%) Trong trường hợp có những bài người ta cho tổng của các yếu tố, song khi học sinh cộng các yếu tố lại thì thấy vẫn thiếu (ít hơn) vì vậy khi lập bảng xử lý số liệu học sinh phải thêm cột các yếu tố khác(bảng số liệu khuyết) * Bước 3: Dựng khung biểu đồ - Chia tỷ lệ chiều cao, chiều rộng của các trục , bán kính đường tròn… + Đối với biểu đồ cơ cấu Nếu là biểu đồ hình tròn (vẽ từ số liệu tuyệt đối đã xử lý sang số liệu tương đối) thì học sinh phải tính bán kính theo công thức: R 2 =R 1 1 2 S S R 2 là bán kính biểu đồ 2 R 1 là bán kính biểu đồ 1 (thường được quy ước theo giá trị tuyệt đối nhỏ nhất) S 1 là giá trị tuyệt đối của đường tròn 1 (biểu đồ biểu đồ 1 theo quy ước) S 2 là giá trị tuyệt đối của đường tròn 2 Nếu là biểu đồ cột chồng, biểu đồ miền thì tỷ lệ trục tung thường lấy là 10cm cho 100% (1mm = 1%) từ đó học sinh dùng thước để vẽ. Chiều dài trục hoành phụ thuộc vào số năm, hoặc số các yếu tố cần vẽ (độ rộng của cột trong biểu đồ cột chồng nên lấy là 1cm, song nếu quá nhiều cột thì có thể thu hẹp độ rộng của cột, hoặc độ rộng khoảng cách giữa các năm) Nếu là biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột đơn gộp nhóm, biểu đồ đường…(vẽ theo giá trị tuyệt đối) thì học sinh cần chú ý việc chia tỷ lệ trên trục tung. Các em nên căn cứ vào số liệu cao nhất để xác định chiều cao của trục cho hài hòa, cân xứng với chiều dài của trục hoành. Tốt hơn hết là học sinh dựng độ dài của trục theo tỷ lệ thước. cuối cùng là hoàn thiện các số liệu trên các trục, tên biểu đồ…(tên biểu đồ nên đưa lên trên). * Bước 4: Vẽ biểu đồ theo số liệu Lưu ý cho học sinh phải vẽ lần lượt từng yếu tố - Nếu là biểu đồ hình tròn thì vẽ lần lượt các yếu tố theo chiều quay của kim đồng hồ - Nếu là biểu đồ miền thì vẽ từng yếu tố từ dưới lêm và lần lượt qua các năm Cuối cùng là chú giải: chỉ sử dụng một chú giải cho tất cả các biểu đồ có chung yếu tố. . thức: R 2 =R 1 1 2 S S R 2 là bán kính biểu đồ 2 R 1 là bán kính biểu đồ 1 (thường được quy ước theo giá trị tuyệt đối nhỏ nhất) S 1 là giá trị tuyệt đối của đường tròn 1 (biểu đồ biểu đồ 1 theo. lấy là 10 cm cho 10 0% (1mm = 1% ) từ đó học sinh dùng thước để vẽ. Chiều dài trục hoành phụ thuộc vào số năm, hoặc số các yếu tố cần vẽ (độ rộng của cột trong biểu đồ cột chồng nên lấy là 1cm,. PHƯƠNG PHÁP VẼ BIỂU ĐỒ *Bước 1: Đọc yêu cầu đề bài, xác định dạng biểu đồ cần vẽ - Nếu bài tâp có yêu cầu vẽ biểu đồ cơ cấu thì