GVHD: Lê Minh Giáo án giảng dạy SVTH : Phan Trí Thức CHƯƠNG IX ĐỊA LÍ DỊCH VỤ BÀI 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức • Biết được cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ. • Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. • Biết được những đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới. 2. Kĩ năng • Biết đọc và phân tích, lược đồ về tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước trên thế giới. • Xác định được trên bản đồ các trung tâm dịch vụ lớn trên thế giới. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC • Một số hình ảnh về hoạt động dịch vụ ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. • Sơ đồ trong SGK (phóng to). • Hình 35.1 trong SGK (phóng to). III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra, đánh giá phần hoàn thiện bài thực hành của HS. 2. Bài mới Mở bài: Trong cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ có vai trò rất quan trọng. Lao động hoạt động trong ngành dịch vụ ngày càng nhiều hơn, đóng góp của ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ngày càng nhiều hơn… Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm của ngành dịch vụ. Hoạt động 1 CƠ CẤU VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC NGÀNH DỊCH VỤ 1 GVHD: Lê Minh Giáo án giảng dạy SVTH : Phan Trí Thức Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - CH: Em hãy cho biết cơ cấu của ngành dịch vụ gồm các nhóm ngành nào? - GV: Chuẩn kiến thức: + Dịch vụ kinh doanh gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp… + Dịch vụ tiêu dùng gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân… + Dịch vụ công gồm các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể… - CH: Ngành dịch vụ có vai trò quan trọng như thế nào? - GV: Chuẩn kiến thức và nhấn mạnh thêm: + Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển. Ví dụ: Khi ngành du lịch phát triển, nhu cầu đi lại, ăn uống tăng kích thích ngành CN thực phẩm, sản HS dựa vào nội dung mục I.1 SGK để trả lời. Nêu ví dụ cho từng nhóm ngành. HS dựa vào mục I.2 trong SGK, hoạt động nhóm thảo luận và đưa ra các ví dụ. I. CƠ CẤU VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC NGÀNH DỊCH VỤ 1. Cơ cấu Cơ cấu ngành rất phức tạp, với 3 nhóm: - Dịch vụ kinh doanh. - Dịch vụ tiêu dùng. - Dịch vụ công. 2. Vai trò - Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất. 2 GVHD: Lê Minh Giáo án giảng dạy SVTH : Phan Trí Thức xuất các loại phương tiện giao thông, CN xây dựng phát triển, đồng thời kích thích ngành NN phát triển cung cấp nguyên liệu cho ngành CN chế biến thực phẩm phát triển. + Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo việc làm cho người dân. Ví dụ: Ngày nay nhiều hệ thống siêu thị, nhà sách, chợ búa phát triển thì nhu cầu lao động phục vụ cho nó ngày càng nhiều, việc sử dụng lao động ở nông thôn có hiệu quả hơn. + Khái thác tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa…Ví dụ: Động Phong Nha ở Quảng Bình nếu không khai thác vào du lịch thì nó chỉ là ĐKTN, nhưng khi sử dụng vào du lịch nó mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Sử dụng thành tựu cách mạng KH- KT được thấy rõ nhất trong phương tiện giao thông. Sự phát triển KH-KT đã tạo ra các loại xe, máy bay, tàu - Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm. - Khái thác tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu khoa học kĩ thuật. 3 GVHD: Lê Minh Giáo án giảng dạy SVTH : Phan Trí Thức lửa hiện đại, chạy nhanh và đầy đủ tiện nghi hơn, phục vụ nhu cầu con người tốt hơn. - GV: Do vai trò quan trọng như vậy mà số người hoạt động trong ngành dịch vụ ngày càng tăng. Càng ở trình độ cao, số lao động trong ngành dịch vụ càng lớn. - HS nêu ví dụ: + Hoa Kì: trên 80% + Các nước Bắc Mĩ và Tây Âu: từ 50 – 79% + Các nước đang phát triển: trên dưới 30% + Việt Nam: 23% (năm 2003) Đặc điểm và xu hướng phát triển - Cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ tăng nhanh. - Các nước phát triển số người làm việc trong ngành dịch vụ cao hơn những nước đang phát triển. Hoạt động 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Nhóm 1 phân tích và tìm ví dụ cho ý 1,2. + Nhóm 2 phân tích và tìm ví dụ cho ý 3,4. + Nhóm 3 phân tích và tìm ví dụ cho ý 5,6. - GV chuẩn kiến thức và - Các nhóm dựa vào sơ đồ, các lược đồ, sự hiểu biết của mình để phân tích và tìm ví dụ minh họa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ. - Đại diện nhóm trình bày, GV chuẩn kiến thức. II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ. - Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ. - Quy mô cơ cấu dân số ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. 4 GVHD: Lê Minh Giáo án giảng dạy SVTH : Phan Trí Thức nhấn mạnh thêm: Ý 1:Khi trình độ phát triển, người ta làm việc chủ yếu là máy móc, năng suất lao động sẽ cao hơn lúc này số lao động dư thừa sẽ được bổ sung cho ngành dịch vụ mà nhu cầu xã hội ngày càng tăng. Điều này giải thích tại sao ở các nước phát triển tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ rất cao. Ý 2:Trung Quốc là nước có quy mô dân số lớn nhất thế giới nên nhịp độ phát triển ngành dịch vụ rất nhanh. Còn cơ cấu dân số: những nước có cơ cấu dân số già như Đức, Pháp…thì nhu cầu dịch vụ như chăm sóc người già rất phát triển. Còn ở Việt Nam, điển hình là TP.Hồ Chí Minh có cơ cấu dân số trẻ nên các dịch vụ cho giới trẻ rất phát triển như các shop áo thời trang, giày dép, bệnh viện nhi đồng, khu vui chơi giải trí rất nhiều. Ý 3:Ở đâu dân cư đông thì - Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng đến mạng lưới ngành dịch vụ. - Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ. - Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ. - Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, cơ sở hạ tầng du lịch ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ du lịch. 5 GVHD: Lê Minh Giáo án giảng dạy SVTH : Phan Trí Thức ở đó mạng lưới dịch vụ dày đặc. Ví dụ: Ở miền núi như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên dân cư thưa thớt nên hệ thống siêu thị, chợ búa, ngân hàng, khu vui chơi giải trí rất ít trong khi các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh các hệ thống dịch vụ này rất dày đặc và phát triển. Ý 4:Ở nước ta có nhiều lễ hội như Tết Nguyên Đán, dịch vụ buôn bán mứt, hạt dưa, hoa mai, dịch vụ đi tàu xe rất phát triển, ngày 8/3 dịch vụ tặng thiệp, hoa phát triển… Ý 5:Ví dụ, ngày xưa mức sống thấp, mỗi gia đình muốn có một chiếc xe máy, ti vi, máy lạnh, điện thoại rất khó khăn. Nhưng hiện nay khi thu nhập và mức sống cao các gia đình hầu như có đầy đủ các tiện nghi. Ý 6: Ở Quảng Ninh có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên rất đẹp cùng với sự đầu tư cơ sở hạ tầng 6 GVHD: Lê Minh Giáo án giảng dạy SVTH : Phan Trí Thức tốt nên du lịch ở đây phát triển mạnh. Ở Quảng Bình cũng có động Phong Nha rất đẹp nhưng do cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư tốt nên du lịch ở đây chưa xứng với tiềm năng vốn có của nó. Hoạt động 3 TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN THẾ GIỚI Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - CH: Nhận xét sự phân hóa về tỉ trọng của các ngành DV trong cơ cấu GDP của các nước trên thế giới qua hình H.35. - GV: Gợi ý: Nước có tỉ trọng ngành DV chiếm trên 70% thuộc nhóm nước nào? Dưới 50% thuộc nhóm nước nào? Việt Nam nằm trong nhóm nước nào? (dựa vào màu sắc ở bảng chú giải). - GV: Chuẩn kiến thức. Kể chuyện về các nước có các thành phố chuyên môn hóa một số loại dịch vụ - HS dựa vào hình 35 để nêu được sự phân hóa đó rất lớn. Có nước trên 70%, lại có nước chỉ dưới 30% (Ví dụ Niu Iooc, Luân Đôn và Tô-ki-ô, Lôt-An-giơ-let, Xao Pao-lô, Pari… là các trung tâm dịch vụ cực lớn về tiền tệ, viễn thông, sở hữu trí tuệ…). - Ví dụ các thành phố nổi tiếng về: + Dịch vụ kinh doanh. + Du lịch, giải trí. + Giáo dục, đào tạo. III. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN THẾ GIỚI - Các nước phát triển ngành dịch vụ có tỉ trọng cao trong GDP (trên 60%). - Các nước phát triển tỉ trọng ngành dịch vụ thường chỉ chiếm <50%. - Xuất hiện các thành phố khổng lồ chính là các trung tâm dịch vụ cực lớn. - Mỗi nước lại có các thành phố chuyên môn hóa về một số loại hình dịch vụ. - Hình thành các trung tâm giao dịch, thương mại trong các thành phố. 7 GVHD: Lê Minh Giáo án giảng dạy SVTH : Phan Trí Thức (Hollywood: thành phố điện ảnh nổi tiếng nhất thế giới. Macao: thành phố của dịch vụ du lịch và sòng bạc. TP Huế, Nha Trang chuyên môn hóa về du lịch…). IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Thế nào là ngành dịch vụ? Nêu sự phân loại và ý nghĩa của các ngành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống xã hội. 2. Trình bày tình hình phát triển của các ngành dịch vụ trên thế giới. 3. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ. 4. Dựa vào bảng số liệu: CÁC NƯỚC DẪN ĐẦU VỀ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2004 Nước Khách du lịch đến (triệu lượt người) Doanh thu (tỉ USD) Pháp 75,1 40,8 Tây Ban Nha 53,6 45,2 Hoa Kì 46,1 74,5 Trung Quốc 41,8 25,7 Anh 27,7 27,3 Mê-hi-cô 20,6 10,7 Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của các nước trên và rút ra nhận xét. V. PHỤ LỤC Ba thành phố hàng đầu thế giới là Niu Iooc, Luân Đôn và Tô-ki-ô, đại diện cho ba trung tâm kinh tế lớn nhất của thế giới là Bắc Mĩ, Tây Âu và Đông Á. Những thị trường chứng khoán quan trọng nhất thế giới đều hoạt động ở ba thành phố này. Đây cũng là những trung tâm lớn nhất về các dịch vụ tài chính và các dịch vụ có liên quan. 8 GVHD: Lê Minh Giáo án giảng dạy SVTH : Phan Trí Thức Các trung tâm dịch vụ lớn hàng thứ hai là Lốt Angiơlet, Sicagô, Oasintơn (Hoa Kì), Sao Paolô (Brazin), Brucxen (Bỉ), Fankfuôc (Đức), Pari (Pháp), Duyrich (Thụy Sĩ) và Xingapo. Như vậy là chỉ có 2 trong tổng số 9 trung tâm dịch vụ thuộc tầm cỡ này là ở các nước đang phát triển. nhiều tập đoàn công nghiệp và ngân hàng lớn trên thế giới đã đặt tổng hành dinh ở các trung tâm hàng thứ hai này chứ không ở Luân Đôn, Tô-ki-ô hay Niu Iooc. Các trung tâm dịch vụ lớn hàng thứ ba thế giới có 4 ở Bắc Mĩ là: Haoxtơn, Maiami, Xan Franxicô (Hoa Kì), Tôrontô (Canada); 7 ở Châu Á: Băng Cốc (Thái Lan), Mumbai (Ấn Độ), Hồng Kông (Trung Quốc), Manila (Philippin), Ooxxaca (Nhật Bản), Xơun (Hàn Quốc) và Đài Bắc (Đài Loan); 5 ở Tây Âu: Beclin (Đức), Mađrit (Tây Ban Nha), Milanô (Italia), Roottecđam (Hà Lan) và Viên (Áo); 4 ở Châu Mĩ Latinh là Buenos Aires ( Achentina), Caravat (Vênêxuêla), Mêhicô City (Mêhicô) và Riô Janêrô (Brazin); 1 ở Châu Phi là Johannexbơc (Nam Phi) và 1 ở Nam Thái Bình Dương là Xitni (Úc). Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Ngày….tháng….năm 2011 Sinh viên thực hiện (Ký tên) Lê Minh Phan Trí Thức 9 . Iooc. Các trung tâm dịch vụ lớn hàng thứ ba thế giới có 4 ở Bắc Mĩ là: Haoxtơn, Maiami, Xan Franxicô (Hoa Kì), Tôrontô (Canada); 7 ở Châu Á: Băng Cốc (Thái Lan), Mumbai (Ấn Độ), Hồng Kông (Trung. người) Doanh thu (tỉ USD) Pháp 75,1 40,8 Tây Ban Nha 53,6 45,2 Hoa Kì 46,1 74,5 Trung Quốc 41,8 25,7 Anh 27,7 27,3 Mê-hi-cô 20,6 10, 7 Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện lượng khách du lịch và doanh thu. diện cho ba trung tâm kinh tế lớn nhất của thế giới là Bắc Mĩ, Tây Âu và Đông Á. Những thị trường chứng khoán quan trọng nhất thế giới đều hoạt động ở ba thành phố này. Đây cũng là những trung tâm