Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
1,1 MB
Nội dung
Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình văn hoá, xã hội kinh tế, an ninh quốc phòng. Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan của con người. Đất đai là tư liệu sản xuất không gì thay thế được, đặc biệt là đối với nông nghiệp. Đối với nước CHXHCN Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Để sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm cần có sự nghiên cứu khoa học, trải nghiệm thực tiễn nhằm đưa ra những chính sách phù hợp để phát huy hết tiềm năng đất đai trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Trong qỳa trỡnh quản lý và sử dụng đất đai từ năm 1945 đến nay, Nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật về lĩnh vực đất đai, đặc biệt là từ năm 1980 sau khi có quyết định số 201/CP ngày 01/07/1980 của Hội Đồng Chính Phủ đến Luật Đất đai 1988; Luật Đất đai năm 1993 được sửa đổi, bổ sung vào năm 1988, năm 2001 và Luật Đất đai năm 2003 đều quy định công tác điều tra khảo sát, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ được đặt lên hàng đầu trong qua trình quản lý và sử dụng đất đai. Tại khoản 1 Điều 19 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính phục vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai”.[3] Thanh Mai là một xã miền núi thuộc Huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn. Những năm gần bộ mặt kinh tế của xã có nhiều thay đổi, nhiều chương trình, dự án đang và sẽ được thực hiện trên địa bàn xó. Chớnh vì vậy để đảm bảo công tác 1 1 đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai thì việc đo đạc bản đồ địa chính là hết sức cần thiết, vỡ nú là nguồn tài liệu cơ sở cung cấp thông tin cho người quản lý, đồng thời là nguồn tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính mang tính pháp lý cao nhất. Do tầm quan trọng và nhu cầu thực tiễn đó, được sự phân công của Ban chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông lâm Thỏi Nguyờn. Em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 xã Thanh Mai – huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Thành lập được lưới khống chế đo vẽ. - Hoàn thành một tờ bản đồ dịa chớnh tỷ lệ 1:1000 của xã Thanh Mai 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Bản đồ được thành lập theo đúng quy trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2008. 1.4. YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ - Lưới thiết kế đạt được yêu cầu kỹ thuật bằng các đồ hình phù hợp với thực địa. - Trong quá trình đo phải đạt được độ chính xác theo quy phạm, số liệu đo phải trung thực. - Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, nhằm hiện đại hoá hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng thiết kế. 1.5. Ý NGHĨA CỦA CHUYÊN ĐỀ - í nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Khoá luận tốt nghiệp là một cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã học trong Nhà trường và áp dụng vào thực tế công việc, đáp ứng yêu cầu đào tạo kỹ sư ngành quản lý đất đai. - í nghĩa trong thực tiễn: Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử trong công tác thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai nhanh, đầy đủ và chính xác hơn. 2 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 2.1.1. Khái niệm về bản đồ địa chính Theo mục 13 điều 4 Luật Đất Đai 2003: “Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”. Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ thể hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, từng vùng đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan tới đất đai. Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước. Bản đồ địa chính được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm bảo cung cấp thông tin không gian của đất đai phục vụ công tác quản lý đất. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành khác ở chỗ, bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ là rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật thông tin về các thay đổi hợp pháp của đất đai, công tác cập nhật thông tin có thể thực hiện hàng ngày hoặc theo định kỳ. Với điều kiện khoa học công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin không gian được thể hiện toàn bộ trên giấy cùng với hệ thống kí hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta thông tin rõ ràng, trực quan dễ sử dụng. 3 3 Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu mó hoỏ. Cỏc thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ (x,y), còn thông tin thuộc tính sẽ được mó hoỏ. Bản đồ số địa chính được hình thành dựa trên hai yếu tố kỹ thuật là phần cứng của máy tính và phần mềm tiện ớch . Cỏc số liệu đo đạc thực địa hoặc các loại bản đồ giấy địa chính cũ cũng được số hoá, xử lý và quản lý trong máy tính theo nguyên tắc bản đồ số địa chính. 2.1.2. Nội dung của bản đồ địa chính * Yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường. Mỗi bộ bản đồ có thể là một hoặc nhiều tờ bản đồ ghép lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập cũng như trong quá trình sử dụng bản đồ và quản lý đất đai ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và các yếu tố phụ khác có liên quan. Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc đặc biệt. Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính cần quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng. Yếu tố đường: Đú là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua các điểm thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối, từ toạ độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng. Đối với đường gấp khúc cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó. Các đường cong có dạng hình học cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng. Tuy nhiên trên thực tế đo đạc nói chung và đo đạc địa chính nói riêng thường xác định đường cong bằng cách chia nhỏ đường cong tới mức các đoạn nhỏ của nó có thể coi là đoạn thẳng và nó được quản lý như một đường gấp khúc. Thửa đất: Là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh tồn tại ở thực địa có diện tích xác định, được giới hạn bởi một đường bao khép kín, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa 4 4 đất có thể có một hoặc một số loại đất. Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờ ruộng, tường xây, hàng rào hoặc đánh dấu bằng các dấu mốc theo quy ước của các chủ sử dụng đất. Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các điểm, góc thửa, chiều dài các cạnh thửa và diện tích của nó. Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia không ổn định, cú cỏc phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau, thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất. Loại thửa này gọi là thửa đất phụ hay đơn vị tính thuế. Lô đất: Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đất được giới hạn bởi các con đường kênh mương, sông ngòi. Đất đai được chia lô theo điều kiện địa lý khác nhau như cú cựng độ cao, độ dốc, theo điều kiện giao thông, thuỷ lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng. Khu đất, xứ đồng: Đú là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu. Thôn, bản, xóm, ấp: Đú là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự cố kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp Xã, phường, thị trấn: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình. * Nội dung của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính, vì vậy trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai. Điểm khống chế toạ độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế toạ độ và độ cao nhà nước các cấp, lưới toạ độ địa chính cơ sở, lưới toạ độ địa chính cấp 1, cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ cú chụn mốc để sử dụng lâu dài. Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0.1mm trên bản đồ. 5 5 Địa giới hành chính các cấp: Để thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xó, cỏc mốc giới hành chính, các điểm đặc trưng của địa giới. Khi đường địa giới hành chính cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì biểu thị đường địa giới cấp cao. Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu trữ trong các cơ quan quản lý nhà nước. Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính. Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc đường cong. Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa, điểm ngoặt, điểm đường cong của đường biên. Ngoài ra trên mỗi thửa đất còn thể hiện đầy đủ ba yếu tố: số thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng. Loại đất: Tiến hành phân loại đất và thể hiện năm loại đất chính là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng. Trên bản đồ địa chính cần phải phân loại đến từng thửa đất, từng loại đất chi tiết. Công trình xây dựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư đặc biệt là khu vực đô thị, trên từng thửa đất phải thể hiện chính xác ranh giới, các công trình xây dựng như nhà ở, nhà làm việc ranh giới các công trình xây dựng được xác định theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất vật liệu của công trình như nhà gạch, nhà bê tông, nhà nhiều tầng. Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh giới lãnh thổ sử dụng của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, doanh trại quân đội Hệ thống giao thông: Thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường trong làng, ngoài đồng, đường phố, ngõ phố Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới đường, các công trình cầu cống trên đường và các tính chất của đường. Giới hạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, đường có độ rộng nhỏ hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng. 6 6 Hệ thống thuỷ văn: Thể hiện hệ thống sụng, ngũi, kờnh, mương, ao hồ Đo vẽ theo mức nước tại thời điểm đo vẽ. Kênh mương có độ rộng lớn hơn 0.5mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, kênh mương có độ rộng nhỏ hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ một nét theo đường tim của nó và ghi chú độ rộng. Khi đo vẽ khu dân cư thì phải thể hiện chính xác hệ thống thoát nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và ghi chú dòng chảy. Địa vật quan trọng: Trên bản đồ địa chính thể hiện các địa vật quan trọng có ý nghĩa định hướng như cột cờ, ăngten Mốc giới quy hoạch: Trên bản đồ địa chính phải thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường cao thế, hành lang bảo vệ đê điều. Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng địa hình cú chờnh cao lớn phải thể hiện dáng đất bằng các đường đồng mức. 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Trong giai đoạn hiện nay và nhiều năm tiếp theo, bản đồ địa chính được thành lập bằng các phương pháp sau: + Thành lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa. + Thành lập bằng phương pháp đo vẽ ảnh chụp từ máy bay kết hợp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa. + Thành lập bằng phương pháp biên tập biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên bản đồ địa hình cùng tỷ lệ. Trong ba phương pháp thành lập bản địa chớnh trờn, quá trình thành lập bản đồ địa chính thường được thực hiện qua hai bước: Bước 1: Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc (Bản đồ địa chính cơ sở) Bước 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị hành chính cấp xã (gọi tắt là bản đồ địa chính). 2.2.1. Phương pháp toàn đạc Đây là phương pháp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa, là phương pháp cơ bản nhất để thành lập bản đồ địa chính. Phương pháp này sử dụng các loại máy kinh vĩ, thước dây và mia hoặc cỏc mỏy toàn đạc điện tử. 7 7 Phương pháp toàn đạc đòi hỏi các điểm khống chế phải rải đều trên toàn khu đo với mật độ điểm dày đặc. Tỷ lệ bản đồ càng lớn, địa vật che khuất càng nhiều thì phải tăng số lượng điểm khống chế. Rõ ràng mật độ điểm khống chế phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính cao hơn nhiều do với phương pháp đo ảnh. Phương pháp toàn đạc được ứng dụng để thành lập bản đồ địa chính ở những khu vực không lớn, có độ dốc dưới 6 0 hoặc những nơi không có ảnh hàng không, phương pháp này thoả mãn chỉ tiêu thành lập bản đị chính tỷ lệ 1:500 - 1/5.000. Việc đo đạc được tiến hành trực tiếp ngoài thực địa, số đo sẽ được xử lý bằng các phần mềm để vẽ bản đồ. Việc sử dụng các phần mềm đồ hoạ để sử lý số liệu đo trên thực địa thành lập số rất thuận tiện, cho độ chính xác khá cao đáp ứng được yêu cầu quản lý đất hiện nay. Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc. 8 8 Xây dựng phương án kỹ thuật đo đạc thành lập bản đồ địa Thành lập lưới toạ độ địa chính cơ sở Thành lập lưới toạ độ địa chính cấp 1,2 Lập lưới khống chế đo vẽ Đo vẽ chi tiết ngoài thực địa Biên vẽ bản đồ gốc địa chính Đánh số thửa, tính diện tích. Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất Ưu điểm: Phương pháp toàn đạc có thể đo trực tiếp đến từng điểm chi tiết trên đường biên thửa đất, đo nhanh, có thể đo cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, độ chính xác cao. Nhược điểm: Quá trình vẽ bản đồ thực hiện trong phòng dựa vào số liệu đo và bản vẽ sơ hoạ nên không thể quan sát trực tiếp ngoài thực địa dễ bỏ sót các chi tiết làm sai lệch các đối tượng cần thiết kế trên bản đồ, giá thành cao. 2.3. LƯỚI KHỐNG CHẾ TRẮC ĐỊA 2.3.1. Khái quát về hệ thống lưới khống chế trắc địa Một điểm bất kỳ trên mặt đất được xác định khi biết toạ độ và độ cao. Để đảm bảo độ chính xác vị trí điểm và giảm ảnh hưởng của sai số tích luỹ trong trắc địa, lập một hệ thống các điểm có mốc cố định ở thực địa, toạ độ và độ cao của chúng được tính xuất phát từ một điểm gốc được chọn làm điểm khởi tính. Hệ thống các điểm đó hợp thành lưới khống chế trắc địa. Lưới khống chế trắc địa có hai loại là lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế độ cao. Lưới khống chế mặt bằng xác định toạ độ mặt phẳng X,Y. Lưới khống chế độ cao xác định độ cao H. Lưới khống chế được xây dựng theo nguyên tắc từ tổng thể tới chi tiết, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp. Lưới khống chế là cơ sở để đo vẽ các bản đồ và cung cấp tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học. 2.3.2. Hệ thống lưới khống chế mặt bằng (Quy phạm năm 2008) 9 9 Lưới khống chế mặt bằng nhà nước Lưới địa chính Lưới khống chế đo vẽ Lưới khống chế mặt bằng nhà nước bao gồm: các điểm lưới mặt bằng nhà nước hạng I, II được xây dựng từ năm 1954 - 1990 các điểm GPS cấp 0 và các điểm địa chính cơ sở. Hiện nay hệ thống các điểm thuộc lưới khống chế mặt bằng nhà nước đã xây dựng xong hầu hết tại cả nước ta. 2.3.3. Lưới khống chế địa chính. Đường chuyền địa chính được xây dựng từ lưới trắc địa nhà nước các cấp hạng, đây là cơ sở để thực hiện bố trí các lưới đo vẽ phục vụ trực tiếp cho việc thành lập bản đồ địa chính. Tất cả các cấp hạng lưới trắc địa được xây dựng đều phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành, lưới địa chính được thiết kế phải được dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định trong phạm vi thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ: 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000; 1:10000; Theo quyết định số 08/2008/QĐ - BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cụ thể như sau: Bảng 2.1: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính STT Các yếu tố cơ bản của đường chuyền Chỉ tiêu kỹ thuật 1 Chiều dài đường chuyền không lớn hơn 8 km 2 Số cạnh không lớn hơn 15 3 Chiều dài từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút không lớn hơn 5 km 4 Chu vi vòng khép kín không lớn hơn 20 km 5 Chiều dài cạnh đường chuyền : - Lớn nhất - Nhỏ nhất - Trung bình 1400 m 200 m 600 m 6 Sai số trung phương đo góc không lớn hơn 5" 7 Sai số trung phương đo cạnh sau bình sai không lớn hơn Đối với cạnh dưới 400m không quá 1/ 50000 0,012m 8 Sai số giới hạn khép góc đường chuyền ( n là số góc trong đường chuyền hoặc số vòng khép ) 10" x n 9 Sai số khép giới hạn tương đối f s / [s] 1/ 15.000 (Nguồn: Quy phạm thành lập bản đồ địa chính 2008) 10 10 [...]... lưới đo vẽ bằng máy toàn đạc điện tử - Chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính - Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính theo phương pháp toạ độ cực bằng máy toàn dạc điện tử 3.4.3 Công tác nội nghiệp - Bình sai lưới đo vẽ bằng phần mềm LTD 21 22 - Thành lập và biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và phần mềm Famis - Kiểm tra đánh giá chất lượng bản đồ theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500; 1/1000;... Phảng có 2 điểm địa chính II được đo bằng công nghệ GPS - Tư liệu bản đồ: Bảng 4.4: Các loại bản đồ liên quan đến công tác đo vẽ STT Loại bản đồ Tỷ lệ 1 Bản đồ giải thửa 299 1/1000 2 Bản đồ Quy hoạch 1/10000 3 Bản đồ Địa hình 1/10000 4 Bản đồ ĐGHC 364/CP 1/5000 (Nguồn: Sở TN & MT Tỉnh Bắc Kạn) 26 27 4.2.2 Thành lập lưới mặt bằng đo vẽ 4.2.2.1 Khảo sát thực địa Qua công tác khảo sát thực địa chúng tôi... Trường - In và lưu trữ bản đồ Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 ĐIỀU TRA CƠ BẢN 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Thanh Mai nằm ở phía Tây Bắc của huyện Chợ Mới, cách trung tâm huyện 17km Diện tích của xã theo địa giới 364 là 2.950,0 ha Có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giỏp xã Mai Lạp – xã Thanh Vận Huyện Chợ Mới - Phớa Tõy giáp xã Lam Vỹ - huyện Định Hoá – Tỉnh Thỏi Nguyờn... Xã Thanh Mai – Huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn 3.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH - Địa điểm: Xã Thanh Mai – Huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn - Thời gian: Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 01/06/2011 3.3 NỘI DUNG 3.3.1 Điều tra cơ bản khu vực đo vẽ 3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý - Địa hình, địa mạo - Điều kiện khí hậu thuỷ văn 3.3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội - Dân số, lao động và việc làm - Cơ sở hạ... thành lập bản đồ địa chính Sau khi đo vẽ và tính toán bình sai chặt chẽ đường chuyền phục vụ đo vẽ chi tiết, đạt được sai số theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính chúng tôi tiến hành đo vẽ chi tiết mảnh bản đồ tại khu vực Thôn Khau Phảng Sử dụng máy toàn đạc điện tử SET - 3030 để đo vẽ chi tiết bản đồ, các bước tiến hành gồm có: - Thiết lập trạm máy (định tâm, cõn mỏy,…) - Chọn file dữ liệu đo và. .. 2.6.2 Giới thiệu về máy toàn đạc điện tử Cấu tạo máy toàn đạc điện tử là sự chép nối giữa ba khối chính là máy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT và bộ vi xử lý trung tâm CPU EDM CPU G ngph¶nx¹ ¬ DT Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử Khối EDM để cho khoảng cách nghiêng D từ điểm đặt máy đến điểm gương phản xạ (điểm chi tiết) Khối kinh vĩ số DT đo trị số ngang β và góc ứng V Bộ nhớ CPU... thực địa vào máy tính và tiến hành bình sai lưới đo vẽ bằng phần mềm LTD 3.3.2.3 Đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính gốc Đo các yếu tố cơ bản của thửa đất: Đo cạnh, đo góc thửa 3.3.2.4 Biên tập mảnh bản đồ trong hệ thống bản đồ địa chính Biên tập bằng phần mềm Microstation và Famis 3.3.2.5 Kiểm tra và nghiệm thu tài liệu Kiểm tra và nghiệm thu các loại tài liệu: Sổ đo, bản đồ địa chính, biên bản. .. cỏc lớp thông tin này * Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính 1 Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau 17 18 - Từ cơ sở dữ liệu trị đo Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa thẳng vào bản đồ địa chính 2 Quản lý các đối tượng bản đồ theo lớp chuẩn FAMIS cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính Việc phân lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ... có bảng chỉ dẫn, nội dung cụ thể được hiện lên Phần mềm này là phần mềm bình sai cả mạng lưới trong hệ thống HN 72 và VN - 2000 19 20 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Các bước thành lập bản đồ địa chính, sử dụng máy toàn đạc điện tử và các phần mềm LTD, Microstation, Famis - Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn Xã Thanh Mai – Huyện. .. Điều tra cơ bản - Sử dụng một số kỹ năng cơ bản của phương pháp điều tra nhanh nông thôn - Căn cứ vào yêu cầu của việc thành lập bản đồ địa chính, tiến hành thu thập tài liệu, bản đồ hiện có và đánh giá chất lượng sử dụng các loại tài liệu đó 3.4.2 Công tác ngoại nghiệp - Khảo sát thực địa kết hợp với bản đồ địa giới hành chính 364 Xác định ranh giới khu đo vẽ - Căn cứ vào các mốc địa chính Nhà nước . học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 xã Thanh Mai – huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn . 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Thành lập được lưới khống chế đo vẽ. - Hoàn thành. nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử trong công tác thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai nhanh, đầy đủ và chính xác hơn. 2 2 Phần. Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn Xã Thanh Mai – Huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn. 3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH - Địa điểm: Xã Thanh Mai – Huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn - Thời gian: Từ ngày 01/01/2011