1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Bảo vệ tài nguyên rừng tại VQG Tam Đảo

31 1,9K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Đánh giá được thực trạng quản lý, bảo vệ rừng trong những năm vừa qua tại VQG Tam Đảo Chỉ ra thuận lợi, khó khăn trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại VQG TamĐảo.Trên cơ sở những biện pháp quản lí,bảo vệ rừng đã có sẵn tại địa phương đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí, bảo vệ và phát triển rừng.

MỞ ĐẦU Rừng là tài nguyên quý giá và có thể tái tạo được của nước ta. Rừng có vai trò to lớn đối với con người không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới như cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy, điều hoà nước, chống xói mòn, rửa trôi Bảo vệ môi trường, là nơi cư trú của động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm. Mất rừng gây ra hậu quả nghiêm trọng, những diện tích đất trống đồi núi trọc tăng, là nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, mất diện tích canh tác, mất đi sự đa dạng sinh học. Mặc dù diện tích rừng trồng cũng tăng trong những năm gần đây, song rừng trồng thường có cấu trúc không ổn định, vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ kém. Vai trò của rừng là rất to lớn, thế nhưng trong những năm vừa qua diện tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có 11 triệu ha rừng bị phá huỷ, riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương hàng năm có 1,8 triệu ha rừng bị phá huỷ, tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt đới. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Năm 1943 độ che phủ của rừng là 43%, đến năm 1993 chỉ còn 26%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng là do chiến tranh, khai thác bừa bãi, đốt nương làm rẫy.Vì vậy trong những năm qua đã có nhiều các chương trình, dự án nhằm hỗ trợ và giúp đỡ người dân trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Rừng đối với đời sống chúng ta có vai trò to lớn như vậy, nhưng với sự phụ thuộc quá mức của người dân vào rừng nhất là dân số ngày càng tăng gây nên một sức ép làm tàn phá nguồn tài nguyên này ngày một lớn, một số nơi rừng đã không còn khả năng để tự phục hồi. Bên cạnh vấn đề rừng bị tàn phá thì một nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra là làm như thế nào để khôi phục được nguồn tài nguyên rừng đồng thời làm giàu thêm những giá trị của rừng. Muốn vậy chúng ta cần có những giải pháp tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Từ những vấn đề thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý và bảo vệ rừng ở VQG Tam Đảo” nhằm góp một phần nhỏ vào công tác lâm nghiệp xã hội tại địa phương và để rừng xanh ngày một phát triển. •Tính cấp thiết của chuyên đề thực tập đối với sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: -Trong học tập và nghiên cứu khoa học: Thông qua việc nghiên cứu đề tài giúp củng cố và nâng cao kiến thức thực tế cho bản thân để áp dụng những gì đã học được đưa vào thực tiễn. Qua đề tài cũng nâng cao được năng lực nhận biết tiếp cận thông tin từ cộng đồng. Để sau này làm việc sẽ phát huy được hết khả năng của mình và những kiến thức đã học tập, rèn luyện. -Trong thực tế : Thông qua đề tài giúp cho mọi người hiểu thêm phần nào tầm quan trọng của rừng và công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thu thập nhiều hình ảnh,thông tin sát thực về hiện trạng của VQG Tam Đảo nhằm đề xuất được những ý kiến và biện pháp hợp lí,có hiệu quả để nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và quản lý rừng. • Mục tiêu của chuyên đề thực tập: -Đánh giá được thực trạng quản lý, bảo vệ rừng trong những năm vừa qua tại VQG Tam Đảo - Chỉ ra thuận lợi, khó khăn trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại VQG TamĐảo.Trên cơ sở những biện pháp quản lí,bảo vệ rừng đã có sẵn tại địa phương đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí, bảo vệ và phát triển rừng. • Các nội dung thực hiện của chuyên đề thực tập : Chuyên đề thực tập có 2 phần lớn: Thứ nhất là Nghiên cứu về hiện trạng của VQG Tam Đảo. Thứ hai là đề xuất biện pháp quản lý và bảo vệ rừng ở VQG Tam Đảo Phần 1. Lộ trình, điểm khảo sát và các nội dung thực tập : • Bản đồ thể hiện các tuyến hành trình và các điểm khảo sát -Các tuyến hành trình: 7h00:Bắt đầu từ sân trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Lộ trình: (66.5km) Theo đường Hồ Tùng Mậu rẽ lên Phạm Văn Đồng rồi qua cầu Thăng Long đi thẳng sang thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, rẽ vào đường 28 đi thêm 25km nữa là lên đến Tam Đảo. 8h45: Đến thị trấn Tam Đảo. Vườn quốc gia Tam Đảo là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trọn trên dãy núi Tam Đảo, một dãy núi lớn dài trên 80 km, rộng 10–15 km chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Vườn trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Tam Đảo), Thái Nguyên(huyện Đại Từ) và Tuyên Quang (huyện Sơn Dương), cách Hà Nội khoảng 75 km về phía Bắc. Dãy núi Tam Đảo có trên 20 đỉnh cao từ 1000 m trở lên so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc 1592 m. Tọa độ địa lý của Vườn quốc gia Tam Đảo: 21°21'-21°42' vĩ Bắc và 105°23'-105°44' kinh Đông. Địa giới hành chính của VQG được giới hạn như sau: +Phía Bắc là đường quôc lộ 13A từ Thái Nguyên đi Tuyên Quang qua đèo Khế. +Phía Đông – Bắc bởi đường ô tô giáp chân núi từ xã Quân Chu đến gặp quốc lộ 13A tại xã Phú Xuyên huyện Đại Từ. +Phía Nam bởi ranh giới các huyện Tam Đảo,Mê Linh thuộc Vĩnh Phúc ;Phổ Yên,Đại Từ thuộc Thái Nguyên. +Phía Tây-Nam bởi đường ô tô phía trái sông Phó Đáy nối từ đường 13A tại xã Kháng Nhật ,qua mỏ thiếc Sơn Dương,dọc theo chân Tam Đảo gặp sông Bà Hanh tại xã Mỹ Khê bên hồ Đại Lải. -Các điểm khảo sát: Ngày thứ 1: + Tháp truyền hình: cao 93 m trên đỉnh Thiên Nhị với độ cao 1.375 m. Ðường đi lên tuy vất vả nhưng lãng mạn, nên thơ. Dọc đường lên là hoa phong lan, hoa cúc quỳ và các loài hoa dại không tên khác nở đầy lối đi, tỏa hương thơm lạ, mầu sắc rực rỡ Ở nơi đây nhiều loại bướm đủ mầu rập rờn trên hoa lá, đậu, bay theo du khách như các sứ giả đón khách ghé thăm. Lên tới đỉnh, phóng tầm mắt ra bốn phía là mênh mông trời, đất, gió, mây Đường lên tháp truyền hình Ngày thứ 2: + Nhà thờ cổ Tam Đảo: Được xây dựng vào năm 1937, giáo xứ nơi đây đã xây dựng ngôi thánh đường hiện nay theo lối kiến trúc Pháp với chiều dài 26m, rộng 11m. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” đã làm cho toàn bộ những ngôi biệt thự tại Tam Đảo bị phá hủy hoàn toàn, nhà thờ là công trình kiến trúc duy nhất được bảo toàn. Đây là một điểm tham quan khá lý thú, đứng trên nhà thờ cổ bạn cũng có thể nhìn thấy toàn cảnh thiên nhiên Tam đảo rất mộng mơ. Ta có thể chụp ảnh lưu niệm với bạn bè và người thân của mình. Rất nhiều cặp tình nhân chọn nơi này làm nơi chụp ảnh cưới cho mình. Nhà thờ đá cổ Tam Đảo + Thác Bạc: Từ trung tâm thị trấn Tam Đảo, rẽ phải theo lối mòn, hút xuống thung lũng sâu, thác Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao 50 m ào ào tuôn nước, thả vào gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn xưa Nước trong và mát lạ thường, đôi chân trần của du khách cứ thoải mái đùa nghịch với nước. Thanh niên nam nữ tụ hội quây quần dưới thác, còn các bậc trung niên cũng không thể cưỡng nổi sức hút của thác Bạc. Con đường lên xuống thác không quá dài nhưng cheo leo với những bậc đá dựng đứng. Du khách mặc dù mệt nhoài nhưng vẫn tươi cười đắc ý vì vừa chinh phục được đoạn đường gian khổ. THÁC BẠC Phần 2. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa : • Trong quá trình thực địa ,ta cần biết một số kĩ năng cơ bản để tiếp cận thông tin mà quan trong hơn cả là kĩ năng chụp ảnh và ghi chép -Phương pháp và chú ý khi chụp ảnh vùng rừng núi: + Sử dụng chân máy để lấy sáng lâu hơn giúp bức ảnh sắc nét và màu sắc rõ hơn. +Thường xuyên chụp ảnh tại cùng một địa điểm sẽ thu được những kết quả mỹ mãn hơn. + Hiểu biết các điểm khác thường của khu vực bạn chụp ảnh, chẳng hạn như: thời tiết bất thường, thú hoang, côn trùng gây hại và nấm độc, thực vật nguy hiểm… +Quan sát qua ống kính máy ảnh để quan sát đúng hình ảnh 2 chiều qua khung ảnh. Xem hình ảnh qua ống kính: chi tiết nào thể hiện, chi tiết nào thiếu. Những gì nhìn thấy qua ống kính khác với những gì bạn nhìn thấy. +Ghi nhớ rằng hình ảnh quan sát qua ống kính mới chính là bức ảnh của sau này, không phải những gì nhìn thấy. +Đưa vào khung hình những gì mình thấy thú vị và loại bỏ những gì không đáng. Một số máy ảnh và ống kính cho phép người chụp có thể lấy cận các vật thể nhỏ. Càng gần càng tốt là thường là cách tốt nhất khi chụp cảnh thiên nhiên. +Nếu chủ thể có bố cục dọc, hãy xoay máy lại cho tương thích. +Thử các góc nhìn mới lạ và tập trung vào tiêu điểm. +Dùng các động từ để hình dung về các bức ảnh sẽ chụp, chứ không chỉ là các danh từ gọi tên chủ thể.Người cầm máy nên hòa nhập vào sự việc và dự đoán những gì sắp xảy ra tiếp theo và chờ đợi nắm bắt ngay những khoảnh khắc ấy. Chẳng hạn như một chú ong hút mật, gió thổi qua cánh đồng… +Chọn đúng độ phơi sang, giữ chắc tay máy, sử dụng chế độ chụp tay - Phương pháp ghi chép khi tiếp nhận thông tin từ giáo viên,hướng dẫn viên: +Phương pháp cornell. +Phương pháp lập bảng. +Phương pháp ghi theo dàn ý. +Phương pháp lập bản đồ. +Phương pháp chép nguyên câu. *Lưu ý khi ghi chép: -Ghi ngày tháng. -Viết rõ ràng. -Không viết tất cả những gì giáo viên,hướng dẫn viên nói,chỉ ghi những ý chính. -Ghi chép ngắn gọn bằng cách ghi cụm từ thay vì câu hoàn chỉnh.Sử dụng cách viết tắt và kí hiệu riêng. -Dùng từ ngữ riêng nhưng không thay đổi nghĩa. -Một số nội dung cần ghi chính xác:Công thức,định nghĩa,sự kiện cụ thể (địa điểm,năm,tên người……) -Nếu nghe không kịp thì ghi từ khóa và để trống rồi bổ sung sau. Phần 3. Giới thiệu khái quát đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, KTXH các khu vực nghiên cứu •Về địa hình: Vườn quốc gia Tam Đảo là vùng núi cao nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo. Đây là dãy núi có trên 20 đỉnh cao từ 1.000m trở lên so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Nord 1.592m. Địa hình ở đây có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu, dày bởi nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính. Núi Tam Đảo từ xưa đã được che phủ bởi một lớp thảm thực vật dày đặc, nhiều tầng và đa dạng về loài, đa dạng về quần xã sinh học và hệ sinh thái. Các yếu tố chính đã góp phần tạo nên sự đa dạng này là đất đai, khí hậu •Về yếu tố đất đai, đã điều tra được 4 loại đất chính gồm: - Đất Feralit mùn vàng, phát triển trên đá Macma axit, loại đất này xuất hiện ở độ cao từ 700 m trở lên, có diện tích là 8968ha, chiếm 24,31% diện tích của Vườn. - Đất Feralit mùn vàng đỏ phân bố trên núi thấp, phát triển trên đá Macma kết tinh, loại đất này có diện tích 9292ha, chiếm 25,19% diện tích và xuất hiện ở độ cao từ 400m ( 700m. - Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá khác nhau, loại đất này thường thấy ở độ cao từ 100 ( 400m, có diện tích là 17606ha, chiếm 47,33% diện tích Vườn. - Đất dốc tụ và phù sa, loại đất này ở độ cao từ 100m trở xuống, thường thấy ở ven chân núi, thung lũng hẹp, ven sông suối lớn, có diện tích là 1017ha, chiếm 2,76% diện tích Vườn. Do có sự khác nhau về đất đai và khí hậu giữa các vùng cộng với sự tác động của con người đã tạo ra các hoàn cảnh lập địa khác nhau. Đây là nguyên nhân chính để tạo ra sự đa dạng về các hệ sinh thái rừng, các quần xã sinh học và đa dạng về loài của rừng Tam Đảo. •Về thực vật Theo kết quả điều tra cho thấy ở Tam Đảo có 8 loại rừng và thực bì khác nhau, mà mỗi kiểu rừng đó thường đại diện cho một loại hình lập địa và tương ứng có một tổ thành loài cây nhất định như: - Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu rừng này bao phủ phần lớn dãy núi Tam Đảo và phân bố ở độ cao dưới 800m, với nhiều tầng tán và những loài cây có giá trị kinh tế như: Chò chỉ (Shorea chinensis), giổi (Michelia SP), re (Cinamomum Ital), trường mật (Pavviesia annamensis) … - Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này phân bố từ độ cao 800m trở lên và trong quần hệ thực vật của kiểu rừng này không còn các loài thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae). Thực vật ở đây gồm các loài trong họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ chè (Theaceae), họ mộc lan (Magroliaceae), họ sau sau (Hamamelidocene) … Từ độ cao 1000m trở lên xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như: Thông nàng (Dacrycarpus imbrricatus), pơ mu (Fokieria hodginsii), thông tre (Podocarpus neriifolicy), kim giao (Nageia fleuryi) … Dưới tán kiểu rừng này thường có các loài như: Vầu đắng, sặt gai, Các loài cây bụi thuộc họ cà phê (Rubiaceae), đơn nem (Myrsiraceae), họ thầu dầu (Euphorbiaceae) … [...]... quản lý và bảo vệ rừng: Những năm gần đây , tình trạng phá rừng xảy ra ngày một nhiều với các hành vi, thủ đoạn tinh vi làm nghèo tài nguyên rừng Viêc quản lý và bả vệ rừng là việc cấp bách cần phải giải quyết ngay - Các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng ở VQG Tam Đảo: Để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, VQG Tam Đảo đã triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau: (+) Đề nghị... án quản lý bảo vệ rừng, xác định những khu vực trọng điểm hay bị xâm hại tài nguyên rừng và xảy ra lửa rừng để xây dựng các trạm kiểm lâm nhằm thực hiện việc quản lý bảo vệ rừng tại chỗ Đến nay VQG Tam Đảo đã xây dựng được 16 trạm kiểm lâm, trong đó trên địa bàn Vĩnh Phúc có 16 trạm kiểm lâm, Thái Nguyên có 6 trạm và Tuyên Quang có 4 trạm (+) Tổ chức xây dựng lực lượng kiểm lâm: VQG Tam Đảo đã đối... lút đi lấy trộm gỗ trong rừng VQG Tam Đảo Nhờ thực hiện tốt công tác quản lý và tuyên truyền tới người dân mà số vụ vi phạm lâm luật ở VQG Tam Đảo năm sau giảm hơn năm trước (+) Tích cực thực hiện việc phòng chống lửa rừng: Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác bảo vệ rừng, vì nếu để xảy ra lửa rừng thì tài nguyên rừng, môi trường sống sẽ bị huỷ diệt Đặc biệt VQG Tam Đảo, trên địa bàn tỉnh Vĩnh... tài nguyên rừng; giúp các ngành chức năng chăm sóc và bảo vệ rừng ngày càng có hiệu quả Di dân ra khỏi Vườn quốc gia Tam Đảo là một chủ trương lớn, phức tạp và đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao Làm được việc này nói lên sự nỗ lực của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, Tổng cục Lâm nghiệp và Ban quản lý Vườn quốc gia Tam Đảo trong việc bảo tồn và phát triển giá trị bền vững từ rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng. .. quốc gia Tam Đảo còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ và chăm sóc rừng, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm Để tạo thuận lợi cho công tác bảo vệ rừng, nhằm đưa dân ra khỏi Vườn quốc gia Tam Đảo, mới đây UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp ngành lâm nghiệp di chuyển các hộ gia đình tại các xã Đạo Trù, Đại Đình, Tam Quan thuộc huyện Tam Đảo đến nơi... phục vụ công tác và vũ khí được bảo quản tốt hơn, không có trường hợp mất mát nào xảy ra trong 5 năm qua ở VQG Tam Đảo (+) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, tiết kiệm củi đun là việc làm cần thiết và đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước VQG Tam Đảo đã kết hợp tốt việc tuyên truyền với việc xã hội hội công tác bảo vệ rừng và tổ chức hội nghị với các... phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản - Nghị định số 48/2007/NĐ-CP Về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng - Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng - Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng ,bảo vệ rừng và quản lý lâm sản - Nghị định số... Tam Đảo 2 Theo ông Tung, người Pháp đã mở đường từ Tam Đảo 1 đến Tam đảo 2 được 5-6km nhưng sau giải phóng (1945) thì không thực hiện được nữa, nhưng đường đi bộ nối 2 khu dài khoảng 10km vẫn có -Sân golf Tam Đảo gây ô nhiễm môi trường: T ừ khi sân golf Tam Đảo của Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo đi vào hoạt động đến nay, người dân xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo luôn phải sống trong cảnh nguồn nước bị ô nhiễm... kiểm lâm, VQG Tam Đảo đã xây dựng quy chế quy định về việc quản lý bảo vệ rừng, có quy định cụ thể mức độ xử lý đối với từng hành vi gây ra thiệt hại tài nguyên rừng cũng như để xảy ra hỏng, mất các trang thiết bị phục vụ công tác mà không có lý do chính đáng Kết quả thực hiện quy định này là kỷ luật lao động của cán bộ, kiểm lâm được nghiêm túc hơn, trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng của... truyền và huy động được mọi thành phần, đối tượng cả trong và ngoài nước tham gia bảo vệ và phát triển rừng, từ đó làm thay đổi nhận thức của người dân, giúp họ có ý thức bảo vệ rừng để rừng phục vụ lại chính họ và cộng đồng xã hội Cần ghi nhận là từ khi rừng cấm Tam Đảo được chuyển thành Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tam Đảo (1996) đến nay, chính quyền các cấp, các địa phương đã không ngừng đầu tư cho . MỞ ĐẦU Rừng là tài nguyên quý giá và có thể tái tạo được của nước ta. Rừng có vai trò to lớn đối

Ngày đăng: 13/04/2015, 09:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w