Khái niệm hoạt động huy động vốn.Huy động vốn có thể được xem là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớm nhất trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn sơ khai của hoạt động ngân hàng, những nghiệp vụ này chỉ đơn thuần là hoạt động cất giữ các tài sản có giá nhắm mục đích đảm bảo an toàn, và lúc này, người phải trả phí là người gửi tiền chứ không phải là các ngân hàng, các khoản tiền chỉ được xem đơn thuần là vật được kí gửi chứ hoàn toàn không đóng vai trò là nguồn vốn đối với các ngân hàng thương mại, tiền lúc này không được xem là tiền tệ theo đúng nghĩa của nó, vì không có khả năng luân chuyển, khong sinh ra được lợi nhuận. Khi nhu cầu tín dụng gia tăng, nghiệp vụ ngân hàng phát triển, vị thế đó bị đảo ngược, ngân hàng là người phải trả phí (lãi suất – giá cả của tín dụng), và nguồn tiền được kí gửi thay đổi vai trò của nó, trở thành nguồn vốn khả dụng và lớn nhất của các ngân hàng thương mại hiện nay1. Chính vì vậy, trái ngược với quá khứ, ngân hàng là người phải đi nài nỉ khách hàng gửi tiền. Nếu trước đây, ngân hàng là người bị động trong quan hệ này thì hiện nay, hầu hết tất cả các ngân hàng đều có các chính sách, phương thức để lôi kéo nguồn tiền gửi này và chính vì vậy các phương thức huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng, phong phú và đa dạng hơn. Có thể nói, hiện nay, hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức quan trọng và liên quan đến sự sống còn của các ngân hàng thương mại.Xuất hiện khá lâu đời và không ngừng phát triển, thay đổi cùng với sự phát triển của các ngân hàng thương mại, nội hàm của khái niệm hoạt động huy động vốn đã có những thay đổi rất đáng kể, cả về quy mô và các hình thức thể hiện. Hơn nữa, gần như không tìm được một định nghĩa hoàn thiện về hoạt động này cũng như không có được sự thống nhất hoàn toàn giữa các quan điểm. Đặc biệt, là sự khác biệt trong cách hiểu khi đề cập vấn đề này dưới các khía cạnh khác nhau. Phổ biến nhất là việc sử dụng thuật ngữ này trong các khía cạnh không chuyên, đặc biệt là ngôn ngữ thường nhật của xã hội và báo chí. Khía niệm huy động vốn được sử dụng ở đây đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại có thể nói là hẹp và không rõ rang nhất, trong nhiều trường hợp có sự không thống nhất trong nội hàm của bản thân khái niệm. Nhưng nhìn chung, phổ biến nhất, khái niệm này được dùng chủ yếu đề cập đến một hoạt động đặc trưng nhất của các ngân hàng thương mại, đó là nhận tiền gửi và dưới các hình thức cơ bản nhất, cụ thể là nhận tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi có và không có kì hạn khác.Một cách không chính thức, dưới khía cạnh kinh tế cũng có khá nhiều cách tiếp cận với riêng khái niệm này, tuy cũng khá tương đồng nhau và phạm vi thường rộng hơn khái niệm được đề cập ở trên nhưng nội hàm của chúng thường không đồng nhất. Cách tiếp cận thông thường nhất hiện nay trong các nghiên cứu của các chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng là tiếp cận khái niệm huy động vốn từ nguồn gốc của các nguồn vốn. Chẳng hạn, nguồn vốn được chia thành vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay, vốn tiếp nhận, vốn khác. Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại lúc này bao gồm cả việc khởi tạo nguồn vốn ban đầu cho sự hình thành vốn điều lệ và cả việc tạo lập nguồn vốn cấp 2 (một bộ phận của nguồn vốn tự có) của ngân hàng thương mại.2
Trang 1Khái niệm hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn có thể được xem là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớm nhất trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Trong giai đoạn sơ khai của hoạt động ngân hàng, những nghiệp vụ này chỉ đơn thuần là hoạt động cất giữ các tài sản có giá nhắm mục đích đảm bảo an toàn, và lúc này, người phải trả phí là người gửi tiền chứ không phải là các ngân hàng, các khoản tiền chỉ được xem đơn thuần là vật được kí gửi chứ hoàn toàn không đóng vai trò là nguồn vốn đối với các ngân hàng thương mại, tiền lúc này không được xem là tiền tệ theo đúng nghĩa của nó, vì không có khả năng luân
chuyển, khong sinh ra được lợi nhuận Khi nhu cầu tín dụng gia tăng, nghiệp vụ ngân hàng phát triển, vị thế đó bị đảo ngược, ngân hàng là người phải trả phí (lãi suất – giá cả của tín dụng), và nguồn tiền được kí gửi thay đổi vai trò của nó, trở thành nguồn vốn khả dụng và lớn nhất của các ngân hàng thương mại hiện nay[1] Chính vì vậy, trái ngược với quá khứ, ngân hàng là người phải đi nài nỉ khách hàng gửi tiền Nếu trước đây, ngân hàng
là người bị động trong quan hệ này thì hiện nay, hầu hết tất cả các ngân hàng đều có các chính sách, phương thức để lôi kéo nguồn tiền gửi này và chính vì vậy các phương thức huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng, phong phú và đa dạng hơn Có thể nói, hiện nay, hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức quan trọng và liên quan đến sự sống còn của các ngân hàng thương mại
Xuất hiện khá lâu đời và không ngừng phát triển, thay đổi cùng với sự phát triển của các ngân hàng thương mại, nội hàm của khái niệm hoạt động huy động vốn đã có những thay đổi rất đáng kể, cả về quy mô và các hình thức thể hiện Hơn nữa, gần như không tìm được một định nghĩa hoàn thiện về hoạt động này cũng như không có được sự thống nhất hoàn toàn giữa các quan điểm Đặc biệt, là sự khác biệt trong cách hiểu khi đề cập vấn đề này dưới các khía cạnh khác nhau
Phổ biến nhất là việc sử dụng thuật ngữ này trong các khía cạnh không chuyên, đặc biệt
là ngôn ngữ thường nhật của xã hội và báo chí Khía niệm huy động vốn được sử dụng ở đây đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại có thể nói là hẹp và không rõ rang nhất, trong nhiều trường hợp có sự không thống nhất trong nội hàm của bản thân khái niệm Nhưng nhìn chung, phổ biến nhất, khái niệm này được dùng chủ yếu đề cập đến một hoạt động đặc trưng nhất của các ngân hàng thương mại, đó là nhận tiền gửi và dưới các hình thức cơ bản nhất, cụ thể là nhận tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi có và không có kì hạn khác
Một cách không chính thức, dưới khía cạnh kinh tế cũng có khá nhiều cách tiếp cận với riêng khái niệm này, tuy cũng khá tương đồng nhau và phạm vi thường rộng hơn khái niệm được đề cập ở trên nhưng nội hàm của chúng thường không đồng nhất Cách tiếp cận thông thường nhất hiện nay trong các nghiên cứu của các chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng là tiếp cận khái niệm huy động vốn từ nguồn gốc của các nguồn vốn Chẳng hạn, nguồn vốn được chia thành vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay, vốn tiếp nhận, vốn khác Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại lúc này bao gồm cả việc khởi tạo nguồn vốn ban đầu cho sự hình thành vốn điều lệ và cả việc tạo lập nguồn vốn cấp 2 (một bộ phận của nguồn vốn tự có) của ngân hàng thương mại.[2]
Trang 2Tuy nhiên, khi nhắc đến nghiệp vụ huy động vốn của các ngân hàng thương mại, một số tài liệu chuyên ngành đôi lúc cũng có cách tiếp cận hẹp hơn Chẳng hạn, trong một số giáo tài liệu giảng dạy của các trường khối kinh tế tài chính khi đề cập đến các hình thức của ngiệp vụ huy động vốn thường chỉ bao gồm: Hình thức tiền gửi thanh toán, hình thức tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, các hình thức tiền gửi đặc biệt khác[3] Có thể xem đây là một cách tiếp cận thiên về tính kinh tế và mang nặng tính nghiệp vụ nhưng thiết nghĩ đôi lúc có khả năng gây tâm lí thiên lệch đối với các chủ thể tiếp nhận Vẫn biết rằng khi tiếp cận từ khía cạnh này, quan điểm của nhà nghiên cứu đang cố nhấn mạnh tính lợi nhuận trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Có nghĩa rằng, nếu loại trừ các hình thức khác (ví dụ như các khoản vay trong thị trường liên ngân hàng) trong việc đảm bảo nguonf vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại, vô hình chung đã bỏ qua một trong những kênh quan trọng nhất trong việc đảm bảo sự hoạt động bình thường, an toàn của các ngân hàng.[4]
Với vai trò là một đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành khoa học pháp lí, đối với vấn đề này, tác giả chủ động tiếp cận dưới khía cạnh pháp lí Trong các giáo trình Luật Ngân hàng cũng như các văn bản luật hiện nay đều chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về vấn đề này nhưng thông qua các quy định của pháp luật cũng cho ta phần nào hình dung mọt cách chính xác nhất nội hàm của khái niệm này Cụ thể, tại chương 3 mục 1 Luật các Tổ chức tín dụng quy định 4 hình thức của hoạt động huy động vốn:
1 Nhận tiền gửi
2 Phát hành giấy tờ có giá
3 Vay vốn giữa các tổ chức tín dụng
4 Vay vốn của ngân hàng nhà nước
Theo triết học Mác Lê – nin, khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ảnh những đặc tính bản chất của sự vật, chính vì vậy, nó là “điểm nút”, là nền tang của hoạt động tư duy Hiểu rõ, xác định chính xác khái niệm rất quan trọng Vì thế, trước khi
đi vào các vấn đề cụ thể, tác giả sẽ thử xác định tính hợp lí trong việc xác định nội hàm của khái niệm hoạt động huy động vốn dưới các hình thức được liệt kê trên, có so sánh với các quan điểm được đề cập ở trên
Thông thường để xác định một hoạt động nào đó có thuộc một nội hàm khái niệm được xác định trước hay không thì về cơ bản hoạt động đó phải thể hiện đầy đủ các thuộc tính được thể hiện trong khái niệm đó Cụ thể, trong trường hợp này muốn xác định một hoạt động nào đó có nên được xem là một hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại hay không trước tiên cần xác định được các thuộc tính cơ bản nhất của khái niệm và chúng sẽ được xem như là các tiêu chí để trên đó làm căn cứ cho việc xác định hoạt động
đó Rõ rang việc liệt kê một loạt các hành vi không thể nói lên bản chất của hoạt động đó, tuy nhiên, đối với một văn bản pháp lí thì đây lại là cách thể hiện tương đối tiện dụng và không gây tranh cãi Tuy nhiên, yếu điểm của phương pháp này là mang tính khiêng cưỡng và dễ dàng bị lạc hậu khi cơ sở hạ tầng có những thay đổi Nếu có thể đưa ra một khái niệm thể hiện chính xác bản chất của hiện tượng rõ rang tính bền vững của quy định
sẽ lâu dài hơn Dù phát sinh những nghiệp vụ hiện đại hơn thì nó vẵn luôn thể hiện đúng bản chất của hoạt động đó
Trang 3Đối với khái niệm này, tác giả tiếp cận dưới các khía cạnh sau:
Thứ nhất, về mặt chủ thể:
Vấn đề này đã được xác định khá cụ thể ngay trong tên của khái niệm, ở đây hành động này đựơc giới hạn ở các chủ thể là các ngân hàng thương mại Tuy khá rõ rang nhưng cũng tồn tại khá nhiều những mâu thuẩn Nếu căn cứ vào mặt chủ thể thực hiện hành vi,
rõ rang hành vi này chỉ có thể được xác định khi có sự tồn tại của một ngân hàng thương mại Vậy căn cứ vào khía cạnh này ta có thể khẳng định hoạt động huy động vốn nhằm tạo lập nguồn vốn điều lệ trong giai đoạn hình thành ngân hàng thương mại không thuộc nội hàm khái niệm này Tuy nhiên, xét ở khía cạnh này, không thể loại trừ tất cả các hoạt động liên quan đến việc tạo lập nguồn vốn tự có của các ngân hàng, vì như đã được trình bày ở trên, nguồn vốn này cấu thành từ rất nhiều thành phần và có thể được hình thành qua nhiều giai đoạn, những nguồn vốn được tạo lập sau khi hình thành ngân hàng thương mại (chẳng hạn nguồn vốn cấp 2) thì không thể bị loại trừ
Thứ hai, về đối tượng chiụ tác động:
Vấn đề này không có quá nhiều sự tranh cãi, đó chính là nguồn vốn – tiền tệ, bởi vì đó chính là công cụ hoạt động, là “hàng hóa”, là “phương tiện” kinh doanh của ngân hàng thương mại, cũng giống như máy móc đối với các công xưởng Tuy nhiên, vấn đề ở đây chính là trước đến nay chưa từng sự phân định trong thành phần các nguồn vốn này với mục đích xây dựng một khái niệm hoàn thiện về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Như đã được nhắc đến nhiều lần như ở trên, ngân hàng đầu tiên vẫn là một doanh nghiệp, nhưng là một doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh là tiền tệ Cũng giống như mọi doanh nghiệp thông thường khác, nó luôn có một nguồn vốn thuộc sở hứu tự thân nó làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh của mình Đây là nguồn vốn của doanh nghiệp, đối với ngân hàng là nguồn vốn tự có, nó là nguồn vốn theo đúng nghĩa của nó đối với hoạt động của một doanh nghiệp và khi này, thuật ngữ nguồn vốn đồng nghĩa với tài sản của doanh nghiệp Tuy nhiên thuật ngữ nguồn vốn được để cập ở đây đối với các ngân hàng thương mại trong trường hợp này nên được hiểu dưới một khía cạnh hoàn toàn khác, nó không pahir là nguonf vốn mà chủ doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, nếu nguồn vốn như được nói ở trên nguồn tiền mà chủ doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư vào kinh doanh thì nguồn vốn của ngân hàng ở đây là “hàng hóa” của ngân hàng thương mại, ngân hàng như một người cung ứng dịch
vụ, cụ thể hơn, nó giống như một đại lí, lấy “hàng hóa” – tức nguồn tiền từ nơi này (nơi thừa tiền) để cung ứng cho nơi có nhu cầu Tuy không có một sự hoạch toán rõ rang giữa nguồn vốn của tự có và nguồn vốn này trong hoạt động của các ngân hàng thương mại nhưng trên thực tế có thể nhận thấy vai trò đó được thể hiện khá rõ rang Nguồn vốn tự
có của ngân hàng chỉ chiếm 5% - 10% nguồn vốn của ngân hàng thương mại và chủ yếu dùng vào việc mua tài sản cố định làm cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lập các quỹ dự trữ và vai trò chính yếu của nó là như vật làm tin, tạo lập niềm tin cho sự tồn tại bền vững của nó Việc thuật ngữ nguồn vốn được sử dụng cho cả hai loại nguồn vốn (vốn của doanh nghiệp nói chung và vốn – như một hàng hóa của ngân hàng) vì người ta căn
cứ vào vai trò của nó đối với cả nền kinh tế nói chung, vốn hay tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư và quan trọng nhất là vì nó cùng là tiền tệ mà không quan tâm nhiều đến
Trang 4vai trò thực sự của nó đối với các chủ thể sử dụng nó (một hệ quy chiếu mới) Tóm lại, Khái niệm nguồn vốn được đề cập trong nội hàm khái niệm này là theo nghĩa thứ hai, tức như là một “hàng hóa” của riêng các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng Lúc này, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại có thể được hình dung một cách dễ hiểu hơn là hoạt động “tìm kiếm các nguồn hàng” cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình
Việc khẳng định lại khái niệm sẽ cho ta thấy rõ vì sao huy động vốn lại được xem như một loại nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, cũng giống như các laoij hình kinh doanh khác cũng có những nghiệp vụ riêng của mình phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh Hiểu rõ khái niệm nguồn vốn trong hoạt động huy động vốn giúp ta tiến thêm một bước trong việc xác định khái niệm, bản chất của hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại Có thể khẳng định, một hoạt động chỉ có thể được xem là hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại khi nhằm mục đích thu hút, tìm kiếm, gia tăng
nguồn vốn không thuộc sở hứu của ngân hàng Chính vì vậy, căn cứ vào tiêu chí này, các
nổ lực gia tăng nguồn vốn tự có không thuộc nhóm hành vi huy động vốn của các ngân hàng thương mại được đề cập trong phạm vi đề tài này
Thứ ba, về khía cạnh khách thể của hành vi, một cách trực tiếp hơn, đó chính là mục
đích, cái mà chủ thể thực hiện hành vi muốn đạt được Mục đích chính của kinh doanh là lợi nhuận, vai trò của nguồn vốn ngân hàng – tư bản cũng là lợi nhuận Vì vậy, loại hình doanh nghiệp đặc biệt này – các ngân hàng thương mại cũng hoạt động vì mục tiêu chính
là lợi nhuận, và chính vì vậy, các hoạt động “tìm kiếm nguồn hàng”, cụ thể là hoạt động huy động vốn cũng xuất phát vì mục tiêu lợi nhuận, đây vẫn luôn là mục tiêu tiên quyết Tuy nhiên, không những chụi rang buộc bởi các quy định của pháp luật, rang buộc ở bản thân vai trò mà nó nắm giữ, mà còn vì sự tốn tại của chính nó, khác biệt với các laoij hình doanh nghiệp khác, hoạt động của nó còn hướng đến mục tiêu quan trọng không kém chính là sự an toàn, cụ thể ở đây là đảm bảo khả năng thanh toán, đây là yêu cầu sống còn đối với sự tồn tại của các ngân hàng thương mại và cả các đối tượng khác hoạt động trong cùng lĩnh vực Chính vì vậy, theo quan điểm của tác giả, xuất phát từ đặc tính của các ngân hàng thương mại, hoạt động huy động vốn cũng đồng thời hướng đến cả 2 mục tiêu trên Như được đề cập ở trên, một số quan điểm, đặc biệt thuộc chuyên ngành kinh
tế, khi đề cập đến nghiệp vụ huy động vốn chỉ đề cập đến các nghiệp vụ mà mang lại hiệu quả kinh tế còn các hoạt động huy động vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo tỉ lệ an toàn tín dụng của các ngân hàng thường không đuocj đè cập Thiết nghĩ, các nghiệp vụ huy động vốn này (vay trên thị trường liên ngân hàng, vay ngân hàng trung ương,…) tuy không trực tiếp mang lại lợi nhuận nhưng thực sự nó cũng đảm bảo nguồn tiền tahnh toán cho các ngân hàng, đảm bảo cho sự hoạt động bình thường và thông suốt của nó Đối với các nguồn vốn này, trong một giới hạn nhất định về thòi gian, nó không mang lại nguồn thu, thậm chí đôi khi còn âm lợi nhuận nhưng đó là yêu cầu thiết yếu và
là đặc trưng của loại hình hoạt động này Về đặc tính, nguồn tiền này cũng được các ngân hnagf sử dụng như một công cụ, một hàng hóa phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình Sự khác biệt về chủ thể (cho vay) và vai trò mang tính tức thời của nó không làm thay đổi bản chất của một nguồn vốn tín dụng
Trang 5Căn cứ vào tiêu chí này, có thể khẳng định việc xếp các hoạt động huy động vốn khá đặc trưng như: vay vốn của ngân hàng nhà nước[5], vay vốn của các tổ chức tín dụng khác vào nhóm các hoat động huy động vốn của tổ chức tín dụng là hợp lí
Thông quan một số những phân tích trên tác giả chỉ cố xây dựng một số các tiêu chí nhằm xác định một hoạt động có được xem là hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại hay không Các tiêu chí này được xây dựng dụa trên bản chất của hoạt động, hoàn toàn không căn cứ trên những thể hiện cụ thể của hành vi Chính vì vậy, với sự phát triển của thị trường tài chính ngày càng đa dạng và phong phú như hiện nay, dù các hình thức thể hiện nó đa dạng, thay đổi nhanh chóng đến mức nào, vẫn có thể vận dụng làm căn cứ để xác định
Có thể tạm thời đưa ra định nghĩa như sau: “Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại là hoạt động mà trong đó các ngân hàng này tìm kiếm nguồn vốn khả dụng
từ các chủ thể khác nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường, hiệu quả của bản thân nó theo đúng các quy định pháp luật”.
[1] Các nguồn tiền kí gửi hay còn gọi là các tài sản nọ của ngân hàng thương mại là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Các ngân hàng trên thế giới tài sản nợ chiếm khoản từ 90% - 95% trên tổng số nguồn vốn của các ngân hàng, đối với các ngân hàng thương mại việt nam, ti lệ này thấp hơn
[2] Nguồn vốn cấp 2 được hình thành thông qua các thành phần như:
• 50% giá trị tăng thêm của tài sản cố định
• 40% giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu
tư, góp vốn)
• Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành
có kì hạn ban đầu, thời hạn còn lại trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tối thiểu là 5 năm;
• Các công cụ khác thỏa mãn điều kiện có kì hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm;
• Dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tổng tài sản có rủi ro
[3] Khoa kế toán – tài chính – ngân hàng, đại học mở thành phố hồ chí minh, đề cương hướng dẫn nghiệp vụ ngân hàng thương mại
[4] Tác giả đề cập đến nguồn vốn từ trên thị trường liên ngân hàng (dù đây chỉ là nguồn vốn mang tính cứu cánh hổ trợ cho các ngân hàng khi gặp những khó khăn vì thiếu tiền mặt thanh toán tạm thưoif trong một giai đoạn rất ngắn) vì trên thực tế, các ngân hàng muốn đảm bảo được sự ổn định của nguồn vốn này (tức sẽ vay được bất cứ khi nào ngân hàng cần đến – dĩ nhiên là với một lãi suất hợp lí) thì luôn phải có một sự chú trọng thích đáng Trước đây, điều kiện để có thể tiếp cận nguồn vốn này nhanh chóng, thuân lợi thường dựa trên mối quan hệ giao hảo giữa các ngân hàng trong những khoản thời gian nhất định, tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng khi muốn đảm bảo được sự
ổn định của nguồn vốn này cũng như muốn xây dựng một môi trường tài chính an toàn
Trang 6hơn thường kí kết trước các hợp đồng tín dụng tương lai rang buộc đối tác hoặc bản thân mình sẽ cung cấp một nguồn vốn tức thời cho một ngân hàng khi được yêu cầu và với lĩa suất tương thích nào đó Chính vì vậy, theo quan điểm của tác giả, đảm bảo sự ổn định của nguồn vốn này cũng quan trọng không kém và muốn có sự đảm bảo đó cần có sự đầu
tư dài hạn và hợp lí
[5] Vào năm … sẽ đổi tên thành ngân hàng trung ương