tai lieu anh van 3

10 200 0
tai lieu anh van 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Autumn - Mùa lá vàng rơi Mùa xuân có lẽ là mùa đẹp nhất trong năm, it’s quite mild outside và cây cối lại đâm chồi nảy lộc nên mùa xuân nổi tiếng là mùa lễ hội và mùa cưới. Thường thì vào mùa này, it’s not too sunny, the sky is clear most of the time và trời thỉnh thoảng có mưa, nhưng chỉ là drizzling mà thôi. Linh rất thích ra ngoài để tận hưởng fresh air, ngắm flowers in blossom và feel the breeze in my hair and on my face. Mùa hè là mùa mà các bạn học sinh trông mong nhất. Kỳ nghỉ hè dù ngắn dù dài thì đối với các bạn cũng là một khoảng thời gian thư giãn và thoải mái nhất trong năm - mùa của thể thao, của vui chơi và mùa của “tắm biển”. Thường thì mọi người cũng quen với cái nóng oi ả của mùa hè Việt Nam, nhưng do biến đổi về khí hậu mà trong một vài năm trở lại đây, chúng ta hay gặp phải những heat-waves với cái nóng kỷ lục cũng như doanh số bán air-conditioner cao kỷ lục. Linh và mấy chị bạn thì lúc nào cũng đội mũ rộng vành kín mít, wear sun-glasses, trừ những lúc xuống biển ra thì còn lại đều mặc áo chống nắng, trước khi xuống biển 30 phút nhất định phải bôi sunscreen để tránh sunburn. Anh John và mấy anh bạn kia thì lại mình trần từ sáng đến tối, tắm biển đá bóng không coi cái nắng vào đâu với lý do là tanned nó mới đẹpMùa hè mọi người phải chú ý hơn một chút, đi ngoài trời nắng lâu hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao thì cần uống đủ nước và đội mũ, mặc quần áo dày chống nắng để đề phòng heat stroke, đặc biệt trong những ngàyboiling hot. Ngoài ra, mùa hè tuy nắng là thế nhưng ngay cả trong những ngày mà cái thermometer chỉ muốn nổ tung ra thì bất chợt trời vẫn có thể rain cats and dogs ngay được. Vì vậy chúng ta cần có thói quen nghe weather forecast để có sự chuẩn bị kịp thời. Trong bốn mùa có lẽ Linh thích nhất là mùa thu, đặc biệt là mùa thu Hà Nội với cool breeze, falling leaves và thỉnh thoảng một chút chilly. Mùa thu không phải là mùa lễ hội nhưng cũng không vì thế mà nhàm chán. Việt Nam chúng ta thì có Mid-Autumn Festival (hay còn gọi là Full- Moon Festival), phương Tây thì có Halloween. Mùa này trên thế giới còn là mùa du lịch rất nhộn nhịp vì tại thời điểm này trong năm rất nhiều vùng đang trong tình trạng thời tiết rất dễ chịu, cảnh vật và cây cối đang trong thời kỳ quá độ chuyển mùa từ nóng sang mùa lạnh nên cùng nhau tạo thành một bức tranh nhiều màu hết sức độc đáo.Mùa thu chỉ có một điều mà Linh không thích, vì hay có flood, storm và hurricane… làm cho miền Trung của chúng ta không năm nào được yên.Mùa nào cũng đẹp nhưng riêng mùa đông thường bị gán cho cái tiếng xấu nhất có lẽ bởi sự lạnh giá của nó. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mùa đông không freezing cold, cũng không có snow, không phải gánh chịu những snowstorm, blizzard, avalanche… Vào mùa này, sáng sớm và tối muộn it’s a bit foggy, thỉnh thoảng Linh nhớ vẫn có những hails rơi lộp bộp trên mái nhà. Mùa đông nói chung được biết đến với màu trắng của tuyết, với môn thể thao skiing, và đặc biệt với anh chàng snowman béo tròn trước sân nhà mỗi dịp Giáng Sinh. Thời tiết thường rất lạnh, nhiệt độ có những nơi xuống minus forty Celsius degrees, mặt đường rất trơn vì icy hoặc thậm chí tuyết rơi chắn kín mọi ngả đường và người dân phải nhờ đến những snow trucks để giải phóng mặt đường và có thể đi lại bình thường. All about love Trong tình yêu, mọi sự thường bắt đầu rất bất ngờ, có những trường hợp là love at first sight, có những trường hợp thì tưởng rằng sẽ là best friends forever nhưng đột nhiên một ngày đẹp trời , họ mới bắt đầu have feelings for each other. Cũng có những người mà suốt cuộc đời long for that special someone và cuối cùng vẫn một mình nhưng lại có những người chỉ muốn fool around và tìm kiếm những one night stand. Tình yêu thật đẹp và ngọt ngào. Mỉa mai thay, một số người lại thấy tình yêu ngọt ngào và mãnh liệt hơn nữa khi đó là forbidden love Trong tình yêu, thường thì các bạn nam hay là người chủ động make a move trước, tuy nhiên cũng không ngoại trừ trường hợp tiến triển có được là nhờ các bạn nữ đã take the chance Khi một bạn nam thấy interested in một bạn nữ và bạn nữ đó cũng thấy into him thì rất có thể họ sẽ make a cute couple rồi sau đó là engage và sau đó nữa sẽ get married. Đó là trường hợp suôn sẻ chứ nếu gặp phải love triangle thì chả thể nói trước được gì. Có nhiều cách để kết thúc một tình yêu “hậu hôn nhân”, có thể họ sẽ sống happily ever after, cũng có thể người chồng hoặc người vợ have an affair và họ sẽ split up, divorce Cùng John và Linh vui “Mid-Autumn Festival” Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch (Lunar Calendar) hàng năm, thường được nhắc đến với tên gọi Mid-Autumn Festival, Full-Moon Festival. Có nơi còn gọi là Lantern Festival hay Mooncake Festival, nổi tiếng với Moon cake John rất thích Tết Trung thu ở Việt Nam, thích được xem Dragon Dance, Lion Dance, thích được xem Chú Cuội và The Moon Lady (Chị Hằng). Vui nhất là các bạn nhỏ, tung tăng khắp nơi với nào là mask, lantern… sự tích về Chú Cuội và the banyan tree (cây đa) nữa đấy. Rằng ngày xửa ngày xưa, Chú Cuội may mắn có cây đa thần, lá cây có thể cải tử hoàn sinh. Một ngày nọ, vợ Cuội accidentally urinated on the sacred banyan tree (vô tình đi tiểu vào gốc cây đa thần), cây thần nổi giận liền bay lên trời, kéo theo cả Chú Cuội, cuối cùng cả người cả cây bay lên tận cung trăng. Anh còn nghe nói đến Jade Rabbit (Hare) Jade Rabbit (thỏ ngọc) là sự tích của Trung Hoa, không phải của Việt Nam anh John ạ! Hồi nhỏ, Linh cũng từng đi theo một đoàn Lion Dance, đi quanh phố, đến gõ cửa từng nhà để biểu diễn như là một lời chúc may mắn và thịnh vượng. Nhà nào chủ nhà cũng cho một ít lucky money, vừa là để cám ơn, vừa như một lời chúc lại cho mọi người. Tối Trung Thu, mời anh John đến nhà Linh cùng enjoy some Mooncakes, cùng watch and admire the Moon (ngắm trăng, thưởng trăng) với bố mẹ Linh nhé Để tránh bị ngắt lời khi nói tiếng Anh Trong giao tiếp, khi nói chúng ta thường có những đoạn ngắt (pause). Những đoạn ngắt này có thể khách quan xảy ra khi chúng ta cần thời gian để nghĩ hay để chắc chắn một vấn đề gì đó khi nói. Hoặc những đoạn ngắt này đóng một vai trò ngăn cách các phần giữa câu, thể hiện các dấu “” (trích dẫn nguyên văn), dấu phẩy “,”…Khi quãng thời gian để suy nghĩ, để nhớ lại một thông tin gì đó hay để chắc chắn lại một vấn đề gì đó trở nên hơi dài một chút, người nghe sẽ dễ hiểu lầm là chúng ta đã dừng nói. Để tránh tình trạng này, chúng ta cần “ra hiệu” bằng các “tiếng động” không có trong ngôn ngữ như “ehm” hay các cụm từ như “you know”… Chúng ta cũng ra hiệu bằng cách giữ nguyên ngữ điệu (vì cuối câu ngữ điệu thường đi lên hoặc xuống) và kéo dài giọng ra một chút xíu. Chú ý các đoạn ngắt và các “công cụ” ra hiệu rằng chúng ta vẫn chưa dừng lại trong đoạn ghi âm sau:(A: Ehm:::, I don’t know, I think it’s a bit ehm::: well, like the music you get in supermarkets or in ehm::: in hotel lifts and places like that. B: Yeah, I know what you mean, but ehm::: I mean, if we have something stronger like ehm::: well, you know, blues::: or modern Jazz or whatever, well, somebody’ll hate it.) Như đã đề cập ở trên, một trong số những lý do của các đoạn ngắt là khi chúng ta muốn trích dẫn lời người khác hoặc một câu nói nổi tiếng. Để trích dẫn, chúng ta sử dụng một ngữ điệu cao hơn ngữ điệu bình thường và cố gắng hết sức có thể tái hiện lại giọng điệu gốc của những gì được trích dẫn ra. Trong cùng một câu có thể không chỉ có một phần trích dẫn mà có thể có trích dẫn nhiều lần. Mỗi phần trích dẫn và phần lời nói của chúng ta sẽ ngăn cách bằng một đoạn ngắt ngắn và cũng được phân biệt bởi ngữ điệu. (I said to Terry, I said, “Can you open the door for me?” and he said, “Open it yourself!” Can you believe it!) Lưu ý rằng trích dẫn có thể là lời nói của người khác, một câu nói nổi tiếng hoặc cũng có thể là ý nghĩ của chính người đang nói hay những gì được viết trong sách hay tài liệu nào đó. (Question one was “What’s the capital of Australia?” “This is easy”, I thought, so I wrote “Sydney”. Then when I got home I looked in a book. “Australia” it said, “Capital: Canberra”. “Oh no”, I thought, “Failed again!”) “I’m fine, thank you! And you?” Với các câu hỏi dùng làm câu chào, có thể không cần thiết trả lời, trong trường hợp trả lời thì chúng ta có thể trả lời về tình trạng bản thân hay đưa ra các thông tin mà chúng ta thấy người nghe có thể quan tâm chứ đừng chỉ “I’m fine, thank you”. Hello Linh! Hello John, how are you? I’m fine, thank you! And you? I’m fine, too. Thank you! Hello Linh! Hello John, how’ve you been? Can’t complain (không có gì phải phàn nàn)! Morning! How are you? Morning! A bit busy lately (dạo này hơi bận). lại câu hỏi “How are you”, thay vì “I’m fine” một cách chung chung thì chúng ta còn có thể trả lời cụ thể hơn một chút. có thể nói “I’m in the middle of so many things” khi chúng ta đang có rất nhiều việc còn dang dở phải làm. Hay có thể trả lời “I’m so hot, what happened to the air conditioner in here?”… Nhưng cũng cần phải chú ý đến đối tượng và tình huống để có những áp dụng phù hợp. Ví dụ như đối tượng đang hội thoại là người đã quen biết hay mới gặp mặt, ngữ cảnh là thân mật hay trang trọng thì đều có những cách nói hello - goodbye khác nhau. Trong những tình huống trang trọng thì Linh thấy tốt nhất nên sử dụng những câu chào hỏi điển hình như: “Good morning/afternoon/evening” hay là “How do you do”. Những câu này thì người đối diện chỉ cần lập lại một lần nữa là coi như đã chào hỏi nhau xong. Khi kết thúc cuộc nói chuyện với những tình huống trang trọng hoặc những người mình mới gặp lần đầu thì sử dụng “It was a pleasure seeing you”, “Hope to see you again” Đối với những tình huống thân mật thì các phương án để chào hỏi và tạm biệt đa dạng hơn rất nhiều. Hey, long time no see! Long time no see, so how’ve you been? I’m OK, but I think I’m getting a cold or some thing. Later! Bye Hello there, how you doing (or How are you doing)? Hi, great actually! Thanks See you Bye bye Morning! Morning, how are you? Still alive and kicking (“vẫn sống và vẫn đá” - có nghĩa là vẫn tràn đầy năng lượng và vẫn năng động)! Gotta go, talk to you later. Take care! Thực ra thì tất cả các câu hỏi dùng làm câu chào này không nhất thiết yêu cầu người đối diện phải trả lời, nó chỉ đơn giản là một câu chào, có thể trả lời, có thể không. Chính vì vậy các câu này có thể dịch chung chung là “Dạo này sao rồi”, muốn dịch sát nghĩa và phù hợp văn cảnh hơn thì cần phải xét đến câu trả lời của người đối diện. Các câu hỏi thường đều hỏi xem tình trạng người đối diện gần đây như thế nào hay có gì mới, có gì đáng chú ý không. Có thể không cần thiết trả lời, trong trường hợp trả lời thì chúng ta có thể trả lời về tình trạng bản thân hay đưa ra các thông tin mà chúng ta thấy người nghe có thể quan tâm chứ đừng chỉ “I’m fine, thank you”. một số câu hỏi có thể dùng làm lời chào: - How’s everything? - How’s it going? - What’s up? - What’s happening? - How are things? - How’s your life? Trong trường hợp chúng ta muốn trả lời thì các câu trả lời có thể là: - Not much (không có gì nhiều, không có gì đáng chú ý). - Nothing much (không có gì nhiều, không có gì đáng chú ý). - Pretty well (khá ổn). Hoặc có thể nói về bản thân như: - I’m going to be a father (vợ đang mang bầu). - I’m going to be a mother, as you can see (bụng bầu dễ nhìn thấy). - Just been back from a 3-week business trip to England (mới trở về sau chuyến công tác 3 tuần đến Anh quốc). - Guess who my father just made partner at his law firm (đoán xem ai mới được bố tớ cho làm cộng sự ở công ty luật của ông ấy)? Linh’s going to the school Hi, John! Sorry, didn’t see you. I’m going to the school. Are you going somewhere? I can see the way you dress, is that someone special? Bí mật chưa thể bật mí! Mà Linh “going to the school”hay là “going to school” thế? I’m picking up my nephew after school. Of course I know the difference between them. Are you kidding me? But there’s a slight possibility that you are the one doesn’t know that. Prove it! This time, I’ll be the judge. One, two, three, go! Đối với các trường hợp đặc biệt này, khi không sử dụng “the” thì ta hiểu là đề cập đến mục đích sử dụng chính của đồ vật/địa điểm (primary purpose). Còn có sử dụng “the”, ta hiểu là đề cập đến mục đích khác của đồ vật/địa điểm đó. Ex: - Bed - cái giường, mục đích sử dụng chính là gì? Tất nhiên là để nằm ngủ rồi, tuy nhiên cũng có một số người sử dụng cái giường để thay cho bàn học nữa (John hồi trước cũng thế đấy, thói quen rất xấu) nhưng đó đều là những mục đích… không chính. Vậy: “Talk to you tomorrow! It’s 10h30 already; it’s time to go to bed.” - không sử dụng “the” vì “đi ngủ” chính là mục đích sử dụng chính của cái giường. “I left the key under my pillow. Could you please go to the bed to get it for me!” - sử dụng “the” vì đi đến cái giường không phải để ngủ mà chỉ để lấy cái chìa khóa. - School - mục đích mà mọi người đến trường thường là để “đi học”, vậy với những ai đến trường không với mục đích “đi học” thì đều có sử dụng “the” trước “school”: “He often goes to school by bus.” thì “he” ở đây được hiểu là còn đang đi học và thường đi học bằng xe buýt. “She’s not a very good pupil so that her mother has to go to the school at least twice a month.” có sử dụng “the” vì mẹ bạn ấy đến trường là do cô giáo mời tới để nói chuyện. Một số trường hợp nữa cũng tương tự như vậy: Church, University… Now I can give you a 9. Chỉ 9 thôi à? Mối tình đầu của John Chắc hẳn từ “taste” đã không còn xa lạ với những người sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên chúng ta hãy cùng trải nghiệm những cách dùng khác nhau với ý nghĩa khác nhau của từ “taste” hay những thành ngữ với từ “taste” qua câu chuyện về mối tình đầu của John nhé. She’s a woman of taste (có khiếu thẩm mỹ) she has a very special taste for fashion (đặc biệt thích thời trang). It tasted like pure seawater for crying out loud (Vị của nó cứ như là nước biển nguyên chất vậy). Cô ấy bảo anh “Could you taste it for me?” (Anh nếm nó cho em nhé). Anh thấy đã hơi mặn rồi những vì muốn động viên cô ấy, anh bảo là “It’s perfect!” (Hoàn hảo). “There’s something wrong, I think it’s not salty enough” (Có gì đó không ổn, em nghĩ chưa đủ mặn) She had her first taste of a free life with new friends and new opportunities (Cô ấy đã có sự nếm trải đầu tiên về…). I think she has expensive taste not only in fashion but also in men! (thích thời trang đắt tiền và cả những người đàn ông giàu có). Anh tự nhủ rằng “every man to his taste” (mỗi người đều có sở thích, mong muốn riêng) và cố gắng vượt qua. That was the first time I had tasted the bitter of love (trải nghiệm vị đắng của tình yêu). She got the taste of her own medicine (nếm phải chính thuốc của mình - gậy ông đập lưng ông). Một số chú ý khi giao tiếp bằng tiếng Anh Để bày tỏ sự quan tâm tới câu chuyện cũng như ngầm thông báo rằng “tôi vẫn đang nghe đây”, cuối mỗi đoạn, khi người nói dừng lại, người nghe nên hưởng ứng bằng cách phát ra các âm thanh “uh huh”, “mmm”… hoặc các câu cảm thán “oh no!”, “really?”, “oh my god!”, “is it for real?”… hay phụ họa bằng cách đặt những câu hỏi gợi ý hoặc yêu cầu cung cấp thêm thông tin như “and?”, “so what happened?”, “what did you do?”, “what do you mean?”… (điều này được thể hiện rõ qua đoạn ghi âm phía dưới) Lưu ý rằng ngoài các câu cảm thán, “sự phụ họa” thường được nói với một tông thấp (biểu thị rằng “tôi chỉ phụ họa thôi”) chứ không lên giọng (lên giọng ở đây sẽ có hàm ý rằng “tôi đang muốn nói thêm”, tham khảo đoạn ghi âm phía dưới). Về phần người nói. khi tường thuật, lại thường sử dụng 2 từ “well” và “anyway”. “Well” thường được sử dụng với hàm ý rằng “tôi đang trả lời câu hỏi của anh” (chứ không phải đang tiếp tục câu chuyện của tôi). Cũng có khi, người nghe không đặt câu hỏi nhưng người nói cảm thấy cần cung cấp thêm thông tin về một vấn đề hay chi tiết nào đó để người nghe có thể hiểu rõ câu chuyện hơn (trong đoạn ghi âm, người nói đã sử dụng “you know, my identity card” để làm rõ thêm về “my ID card”). Sau khi phản hồi các câu hỏi của người nghe hay cung cấp thêm các “thông tin nền” như trên, người nói cần “ra hiệu” rằng tôi đang trở lại với câu chuyện của tôi bằng cách dùng “anyway”. (A: I nearly got arrested, you know , the other day. B: You what… arrested? What do you mean? A: Well , I’m doing this project on graffiti , you know , at college, and ehm … so I have to take lots of photos of graffiti and… B: Uh huh A: So anyway , I saw this train with some amazing graffiti on the side, so I went there to ehm … take a photo of it. The thing is, it was a bit far from the platform… B: So what happened ? A: Well , I walked along next to the lines, and then these two ehm … station police came along and said I shouldn’t be there, so ehm … they took me to the office, and then they asked for my ID card, you know , my identity card… B: Mmm? A: Well , I didn’t have it. I left it at home that day. B: Oh no ! A: Yeah, so anyway , then they didn’t know what to do with me, so ehm… I said, “Look, I’ll leave my camera here and I go home to get my ID card”. In the end, they agreed, so I did that, and they ehm …had a look at my ID number, and then just let me go…). Ngữ điệu trong tiếng Anh Trước tiên, mời các bạn nghe 1 đoạn ghi âm. Trong đoạn ghi âm này có 3 nhân vật (đánh số 1, 2, 3) đang nói “cám ơn”, các bạn hãy thử nghe xem thái độ của mỗi nhân vật này như thế nào nhé: Người thứ nhất là một người soát vé. Sau mỗi lần thu vé của khách, anh ta đều nói “cám ơn”. Đây là một thói quen mang tính chất lặp đi lặp lại theo yêu cầu của công việc, chỉ là một hành động giữ phép lịch sự chứ không còn thực sự để biểu lộ “sự biết ơn” nữa. Điều này thể hiện rất rõ trong giọng nói đều đều và đôi lần lên giọng ở cuối câu một cách gượng ép của anh ta. Người thứ 2 biểu lộ rằng mình thực sự biết ơn (vì chị ta để quên túi và được người ta đuổi theo để trả) với việc lên giọng và nhấn mạnh vào các từ mang ý nghĩa “cám ơn”. Người thứ 3 nói “cám ơn” với ý nghĩa đối lập hoàn toàn. Chị ta đang biểu lộ sự tức giận vì bị một xe ô tô chạy qua làm nước bắn hết lên áo choàng. Chúng ta có thể hiểu được điều này qua giọng điệu tức giận của chị ta với Thank you very much được nói với giọng đều, không lên không xuống (điều này sẽ được làm rõ hơn ở phần sau). Chúng ta sử dụng rất nhiều tính từ khi đưa ra ý kiến, quan điểm về các sự vật, sự việc. Một số trong đó là các tính từ rất mạnh mang tính biểu cảm cao như: brilliant, wonderful, excellent, fantastic, awful, disgusting… chúng ta cần lên giọng khi sử dụng những tính từ rất mạnh này. Một số từ khác ở mức độ bình thường như: nice, OK, good, fun, pretty… chúng ta không cần lên giọng. Các bạn có thể thấy rõ điều này qua đoạn ghi âm dưới đây: Liz: So, how was your trip? Claire: Oh, it was quite nice. Paul: What do you mean, nice? It was brilliant! Liz: Good hotel? Claire: Quite pleasant, yes. Paul: Pleasant? It was excellent! Superb! Liz: How about the food? Claire: It was OK. Paul: OK? It was absolutely delicious! Liz: And the scenery? Claire: Quite pretty. Paul: It was amazing! Beautiful! Như đã nói ở trên, khi sử dụng những tính từ mạnh, chúng ta thường lên giọng (lên giọng và hơi xuống một chút ở cuối từ). Nếu sử dụng những tính từ mạnh với một giọng điệu đều đều, người nói thường muốn biểu đạt nghĩa ngược lại của từ đó. Người thứ 3 trong đoạn ghi âm đầu tiên cũng sử dụng nghĩa đối nghịch khi nói. Chính vì vậy, khi sử dụng những tính từ mạnh, chúng ta hãy lên giọng, biểu cảm cao hơn để tránh người nghe có thể hiểu nhầm rằng chúng ta đang mỉa mai hoặc không thực sự cảm thấy như những gì chúng ta đang nói. Các bạn có thể tham khảo đoạn ghi âm dưới đây: 1: We’ve won a holiday for two in Jamaica! Brilliant! (lên giọng, thực sự thích thú) 2: Our flight has been canceled! Brilliant! (không lên giọng, biểu lộ sự thất vọng, bực bội) Nguồn gốc tên các ngày trong tuần Theo John được biết thì một tuần chia ra làm 7 ngày vì theo người châu Âu cổ, Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, có 7 hành tinh quay xung quanh là Mặt Trời, Mặt Trăng và 5 ngôi sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Thời đó loài người cũng chỉ mới biết đến 7 kim loại vàng, bạc, đồng, sắt, chì, kẽm và thủy ngân. - Ngày Chủ Nhật – Sunday chính là ngày của Mặt Trời “Day of the Sun”, và cũng tương ứng với “gold” – thứ kim lại quý giá nhất. - Ngày thứ Hai sẽ ứng với nguyên tố bạc, và nó cũng tượng trưng cho Mặt Trăng vì trong tiếng Đức, thứ Hai là Montag, nghĩa là ngày Mặt Trăng. - thứ Ba là ngày của sao Hỏa và nguyên tố sắt, mà sao Hỏa với vũ khí (sắt) đều tượng trưng cho chiến tranh nên Tuesday được lấy theo tên của thần Tiw (Týr) là thần chiến tranh, thường gọi là “Tiw’s Day”. - Wednesday là ngày của sao Thủy và nguyên tố thủy ngân, bắt nguồn từ tên vị thần Woden (hay Wodan, còn gọi là Odin). - thứ Năm – Thursday là nguồn gốc từ chữ “thunor” có nghĩa là sấm, nó tượng trưng cho sao Mộc và nguyên tố kẽm. Cũng có người nói rằng thứ Năm bắt nguồn từ vị thần Thor – Thor’s day đấy -Thứ Sáu là ngày của kim loại đồng và sao Kim, tượng trưng cho tình yêu nên Friday được lấy từ tên vị thần tình yêu và sắc đẹp – Freya (Frige, Fria). - thứ Bảy – Saturday lại được cho là không tốt lắm khi nó tượng trưng cho thứ kim loại độc hại là chì và ngôi sao mang lại những điều không may – sao Thổ, phát âm là Saturn. “First come first served” : Trâu chậm uống nước đục Ví dụ như: “The pot calling kettle black” - nghĩa đen có thể hiểu là “Nồi chê ấm là đen” - cũng giống như câu “Lươn ngắn chê trạch dài Mình đang thắc mắc không biết dùng giới từ in hay on hay at trước weekend, và khi đó, có cần mạo từ "the” trước weekend không? Có chia trường hợp weekend và weekends? 1. Giới từ được sử dụng ở đây có thể là on và at chứ John không nghĩ là in. Người Anh hay dùng at và người Mỹ hay dùng on. 2. Mạo từ the được dùng trước weekend nếu weekend đó được xác định (đúng theo quy tắc của mạo từ the): - I went to visit the Johnsons at the weekend (last weekend) – Cuối tuần (trước) tôi đã tới thăm nhà Johnson. - I'm going to take a trip to Halong Bay at the weekend (next weekend) – Cuối tuần (này) tôi sẽ làm một chuyến tới Vịnh Hạ Long. 3. Weekend - số ít - dùng để nói về 1 weekend nào đó. Weekends - số nhiều - dùng để nói về nhiều weekend (các weekend nói chung) Tuy nhiên, có thể dùng weekend (số ít) để nói về weekend nói chung, giống trường hợp Bear loves honey (gấu thích mật - gấu số ít, nói về gấu nói chung) hoặc Man vs. wild (Con người chống lại tự nhiên hoang dã - người số ít, nói về con người nói chung): Khi nói về làm việc, người ta cũng nói: I never/always work weekends thay cho I never/always work at/on weekends. Lễ hội Halloween Halloween (or Hallowe'en) is an annual holiday, celebrated on October 31. It is a mix of ancient practices and religious rituals of different cultures that blended together over time to create the holiday we know todayHalloween is known with trick-or-treating, costume parties, carving jack-o'-lanterns, bonfires, apple bobbing, visiting haunted attractions, telling ghost stories or other frightening tales, and watching horror films…Trick-or- treating is a custom for children. They “march” from house to house, dressing like a ghost (Casper), a witch… or even a cute animal such as a cat, a dog… and asking "trick or treat?". The “treat” is usually candy or sometimes, money. The "trick" is a threat to perform mischief on the homeowners or their property if no treat is given.Jack-o’- lanterns (formally known as Jack o’ the lantern) are monstrous-face carved pumpkins with lights inside. There are variations on the legend of Jack-o’-lantern and one of them is that stingy Jack (liked to play tricks on everyone) once tricked the Devil into climbing up an apple tree and then placed crosses around the trunk. He made the Devil promise not to take his soul when he died so that he would remove the crosses and let the Devil down. When Jack died, he was refused to enter Heaven because he was too mean and cruel but he couldn’t enter Hell either because the Devil had promised not to take his soul. The Devil tossed him a coal from the flames of hell that’d never burn out to light his way wandering. He put it inside a hollowed out Turnip (his favorite food that he carried around all the time) and became known as "Jack of the Lantern", or “Jack-o'-Lantern”. When the tradition of carving Jack-o’-lantern spread, people started to use pumpkins since it was bigger and easier to carve.There are many things more about Halloween. The best way to know about it is to join one and feel it by yourself. Hope you will enjoy it! Halloween là một lễ hội thường niên được tổ chức vào 31 tháng 10 hàng năm. Nó là một sự pha trộn giữa những nghi lễ tôn giáo và tập tục cổ xưa của nhiều nền văn hóa khác nhau, trải qua thời gian mới trở thành một lễ hội như chúng ta biết đến ngày nay. Halloween thường được biết đến với trò trick or treat (tạm dịch là “Cho quà hay Chơi khăm”), các dạ hội hóa trang, khắc đèn lồng bí ngô, đốt lửa trại, đốt pháo hoa, trò “đớp táo”, tới thăm những địa điểm nổi tiếng “bị ma ám”, kể chuyện ma hay xem phim kinh dị…“Cho quà hay Chơi khăm” là đã trở thành một truyền thống của các bạn nhỏ. Các bạn diễu hành từ nhà này qua nhà khác, mặc trang phục giống con ma hay giống các mụ phù thủy… hay thậm chí là giống các con vật nhỏ đáng yêu như mèo, chó… Đến mỗi nhà, các bạn sẽ hỏi “Cho quà hay Chơi khăm nào?”. Quà thường được cho là kẹo bánh hoặc thỉnh thoảng cũng có được cho ít tiền. Nếu chủ nhà không cho quà thì “Chơi khăm” chính là lời “đe dọa” chủ nhà hãy cẩn thận không có sẽ bị các bạn cho biết thế nào là “sự nghịch ngợm” của các bạn nhỏ.Đèn lồng bí ngô ("Jack of the Lantern" hay “Jack-o'-Lantern”) là những quả bí ngô được khắc những khuôn mặt ma quỷ tưởng tượng và được đặt đèn hay nến ở bên trong. Có rất nhiều truyền thuyết về đèn lồng bí ngô và một trong số đó là về ông Jack keo kiệt bủn xỉn. Jack rất thích lừa người khác, một lần, ông ta đã lừa Quỷ leo lên cây táo rồi sau đó đặt thánh giá quanh thân cây. Ông ta bắt Quỷ phải hứa rằng sẽ không bắt linh hồn ông ta sau khi ông ta chết thì mới bỏ thánh giá ra để Quỷ có thể xuống. Khi Jack chết, ông ta bị từ chối cho vào Thiên Đường vì ông ta đã quá xấu tính và tàn ác. Nhưng ông ta cũng không thể vào Địa Ngục bởi Quỷ đã hứa sẽ không bắt linh hồn của ông ta. Quỷ ném cho ông ta một viên than không bao giờ tàn lấy ra từ những ngọn lửa của Địa Ngục để ông ta có thể soi đường mà lang thang khắp nơi. Ông ta cho viên than vào trong củ cải đã đục rỗng ruột (củ cải là thứ thức ăn ưa thích mà ông ta luôn mang theo) và từ đó trở đi được mọi người biết đến là "Jack of the Lantern" hay “Jack-o'-Lantern” (có nghĩa là Jack Đèn lồng). Khi tập quán khắc “Jack-o'-Lantern” lan rộng ra, người ta bắt đầu sử dụng bí ngô để làm đèn lồng vì bí ngô to hơn và dễ khắc hơn.Còn rất nhiều điều nữa về lễ hội Halloween. Cách tốt nhất để biết về nó là các bạn hãy trực tiếp tham gia và cảm nhận. Mong rằng các bạn cũng sẽ thích lễ hội này! . nước biển nguyên chất vậy). Cô ấy bảo anh “Could you taste it for me?” (Anh nếm nó cho em nhé). Anh thấy đã hơi mặn rồi những vì muốn động viên cô ấy, anh bảo là “It’s perfect!” (Hoàn hảo) trăng. Anh còn nghe nói đến Jade Rabbit (Hare) Jade Rabbit (thỏ ngọc) là sự tích của Trung Hoa, không phải của Việt Nam anh John ạ! Hồi nhỏ, Linh cũng từng đi theo một đoàn Lion Dance, đi quanh. can see (bụng bầu dễ nhìn thấy). - Just been back from a 3- week business trip to England (mới trở về sau chuyến công tác 3 tuần đến Anh quốc). - Guess who my father just made partner at his

Ngày đăng: 13/02/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Autumn - Mùa lá vàng rơi

  • All about love

  • Cùng John và Linh vui “Mid-Autumn Festival”

  • Để tránh bị ngắt lời khi nói tiếng Anh

  • “I’m fine, thank you! And you?”

  • Linh’s going to the school

  • Mối tình đầu của John

  • Một số chú ý khi giao tiếp bằng tiếng Anh

  • Ngữ điệu trong tiếng Anh

  • Nguồn gốc tên các ngày trong tuần

    • Lễ hội Halloween

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan