1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

thê giới động vật

41 199 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 68,24 KB

Nội dung

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT Thời gian: 4 tuần, từ ngày 4/11 -29/ 11/2013 I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: 1. Phát triển thể chất: a. Giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ: - Dạy trẻ biết lợi ích của các món ăn có nguồn gốc từ thịt cá đối với sức khoẻ con người. - Cách chế biến một số món ăn đơn giản có từ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. - Một số nề nếp thói quen hành vi văn minh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. - Biết giữ gìn sự an toàn khi tiếp xúc các con vật. b. Phát triển vận động: - Trẻ có thói quen tập thể dục sáng và thực hiện tốt các bài tập phát triển chung. - Rèn luyện và củng cố một số kỹ năng vận động cơ bản như: Nhảy, tung bóng. - Rèn luyện các vận động và thể hiện các vận động một cách khéo léo. - Mô tả hoạt động của các con vật. - Tích cực tham gia vào các trò chơi vận động. Thực hiện các vận động tinh khéo của đôi bàn tay như: Nặn, cắt, xé dán tự mặc quần áo, cầm bàn chải đánh răng. 2. Phát triển nhận thức:. a. Khám phá khoa học: - Trẻ biết tên gọi, tập tính, ích lợi của một số loài động vật cũng như tác hại của chúng đối với đời sống con người. - Trẻ tìm hiểu về đặc điểm bên ngoài một số con vật gần gũi với trẻ. - Hiểu nơi sống và đặc điểm sinh sống đơn giản của một số con vật. - So sánh nhận biết được sự giống và khác nhau của các con vật gần gũi qua một số đặc điểm nổi bật. - Biết mối quan hệ đơn giản giữa các con vật với môi trường sống (thức ăn sinh sản vận động ). - Có một số kỹ năng chăm sóc các con vật nuôi gần gũi. - Biết phân loại các con vật theo 1 - 2 dấu hiệu chung. b. Làm quen với toán: - Có một số kỹ năng sơ đẳng về toán: Đếm phân loại đối tượng theo dấu hiệu chung, tách, gộp 2 nhóm đối tượng đếm, nhận biết các nhóm số lượng trong phạm vi 5. So sánh thêm bớt trong phạm vi 5 nhận biết số 5. - So sánh độ lớn của 2 đối tượng. - Biết xác định vị trí trong không gian so với bản thân. 3. Phát triển ngôn ngữ:. - Biết sử dụng từ để chỉ và gọi tên các con vật, các bộ phận một số đặc điểm nổi bật rõ nét của các con vật gần gũi. - Gọi đúng tên và phân biệt một số đặc điểm khác nhau giữa các con vật. - Gọi đúng tên một số đặc điểm, nơi sống, đặc điểm sống của con vật. - Biết nói trọn câu - Biết diễn tả bằng lời những điều trẻ quan sát được nhận xét trao đổi với người lớn và các bạn. - Kể được chuyện về một số con vật gần gũi xung quanh qua tranh ảnh và quan sát được. - Biết xem sách tranh ảnh về các con vật nuôi. 4. Phát triển tình cảm xã hội: - Yêu thích các con vật nuôi. - Có ý thức bảo vệ môi trường sống và các loài vật quí. - Biết bảo vệ chăm sóc các con vật nuôi không sống gần gũi trong gia đình. - Biết quí trọng người chăn nuôi. 5. Phát triển thẩm mĩ: - Thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát vận động theo nhạc nói về các con vật. - Cảm nhận được vẻ của các con vật - Biết sử dụng và phối hợp màu sắc trong các hoạt động nghệ thuật, tạo hình. - Hát đúng lời và đúng gia điệu một số bài hát về các con vật. - Yêu thích và biết làm ra một số sản phẩm tạo hình về các con vật qua các hoạt động: Vẽ nặn, xé dán tô màu. II. Chuẩn bị: -Làm đĩa về các con vật nuôi trong gia đình - Vận động phụ huynh và học sinh cùng tham gia sưu tầm tranh, ảnh đồ dùng đồ chơi về thế giới động vật. - Vẽ tranh ảnh trang trí lớp làm nổi bật chủ đề - Làm bổ sung các đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động theo chủ đề. Tạo môi trường đẹp phong phú gần gũi và an toàn để trẻ hoạt động. - Lựa chọn và sưu tầm các bài thơ, bài hát câu truyện phù hợp để dạy trẻ. -Phối hợp phụ huynh cùng dạy trẻ. III. MANG NỘI DUNG: Một số con vật nuôi trong gia đình - Tên gọi, đặc điểm, lợi ích của chúng với đời sống con người. - Sự giống và khác nhau của một số con vật. - Cách chăm sóc bảo vệ vật nuôi. - Mối quan hệ môi trường sống với cấu tạo VĐ thức ăn. Thói quen của một số con vật. Một số con vật sống trong rừng - Tên gọi đặc điểm nổi bật (Cấu tạo thức ăn, vận động). - Sự giống nhau và khác nhau của một số con vật. - ích lợi, tác hại của nó. - Nguy cơ diệt chủng của một số loại động vật quý hiếm cần bảo vệ. Động vật sống dưới nước - Tên gọi một số bộ phận chính. - Màu sắc kích thước. - Nơi sống và thức ăn. - Mối quan hệ giữa cấu tạo với vận động MT sống. - ích lợi với đời sống con người. - Một số điểm nổi bật. Các loại côn trùng - Tên gọi của các loại côn trùng. - Đặc điểm nổi bật về cấu tạo hình dáng màu sắc, vận động. - Sự giống và khác nhau của một số loài côn trùng. - ích lợi, tác hại. - Bảo vệ, diệt trừ. IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT 1. Phát triển thể chất: a. Giáo dục vệ sinh dinh dưỡng sức khoẻ: - Dạy trẻ biết lợi ích và biết ăn các món ăn có nguồn gốc từ động vật. - Rèn nề nếp, thời gian, hành vi ăn uống vệ sinh, văn minh, có ý thức vệ sinh môi trường. - Cách chế biến một số món ăn đơn giản từ thực phẩm có nguồn gốc động vật. - Cách tiếp súc an toàn với các con vật và giữ gìn vệ sinh. b. Phát triển vận động:. - Thực hiện các bài tập phát triển chung: tay, chân, bụng bật. - Rèn luyện và phát triển một số kỹ năng vận động: + Ném trúng đích nằm ngang. + Ném trúng đích thẳng đứng. + Nhảy bật liên tục vào các ô. + Nhảy chụm chân tách chậm. - Chơi trò chơi vận động: + Mèo và chim sẻ, cáo và thỏ, tạo dáng. + Bắt chước điệu bộ dáng đi của các con vật. 2. Phát triển nhận thức: a. Khám phá khoa học: - Một số con vật muôi trong gia đình (Gà, vịt, chó, mèo ) - Làm quen với một số con vật sống trong rừng. -Tìm hiểu về con cá tên đặc điểm một số bộ phận cấu tạo môi trường sống, lợi ích với đời sống con người. - Quan sát nhận biết và phân biệt một số loại côn trùng. b. Làm quen với toán: - Đếm, phân nhóm và so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng. So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5, nhận biết số 5 - Xác định vị trí trong không gian so với bản thân. - So sánh độ lớn của 2 đối tượng. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Thơ: + Kể cho bé nghe: Rong và cá. + Đàn gà con. + Ong và bướm. +Con mèo - Kể chuyện: + Cáo thỏ và gà trống. + Giọng hót chim sơn ca. - Đọc đồng giao: Cái bống đi chợ cầu canh,con voi 4. Phát triển thẩm mỹ: a. Tạo hình: -Vẽ con cá., - Nặn theo ý thích,nặn con sâu - Xé dán con vịt . - Tô màu con voi b. Âm nhạc: - Hát các bài hát: + Con chuồn chuồn + Gà trống - mèo con - cún con + Cá vàng bơi + Đố bạn - Nghe: + Vì sao chim hay hót + Chú voi con ở Bản Đôn + Cái bống bang + Gọi bướm. - Vận động: + Vỗ theo nhịp TT chậm + Làm điệu bộ của các con vật +Biểu diễn - Trò chơi: + Nghe tiếng hát tìm đồ vật + Làm theo hiệu lệnh + Nghe tiếng hát Thỏ nhảy vào chuồng 5. Phát triển tình cảm - xã hội: - Trò chuyện về những con vật nuôi mà trẻ thích - Chơi phòng khám thú y, trại chăn nuôi, người chăn nuôi, cửa hàng thực phẩm. - Tham quan khu vực chăn nuôi xây dựng vườn thú. KẾ HOẠCH TUẦN Tuần 1: MỘT SỐ VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Từ ngày 04/11 -08/ 11/ 2013 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết tên đặc điểm ích lợi của một số con vật nuôi trong gia đình. - Biết bảo vệ chăm sóc các con vật nuôi không sống gần gũi trong gia đình. - Biết quí trọng người chăn nuôi. - So sánh sự giống nhau và khác nhau của một số con vật nuôi phân nhóm con vật 2 chân, 4 chân. - Biết chăm sóc và bảo vệ giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với các con vật nuôi. - Dạy trẻ biết lợi ích của các món ăn có nguồn gốc từ thịt cá đối với sức khoẻ con người. - Cách chế biến một số món ăn đơn giản có từ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. - Một số nề nếp thói quen hành vi văn minh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. -Rèn luyện các vận động và thể hiện các vận động một cách khéo léo. - Mô tả hoạt động của các con vật. - Tích cực tham gia vào các trò chơi vận động. Thực hiện các vận động tinh khéo của đôi bàn tay như: Nặn, cắt, xé dán tự mặc quần áo, cầm bàn chải đánh răng. - Miêu tả, xé dán, xếp hình cắt nặn, làm bằng nguyên liệu thiên nhiên một số con vật nuôi. - Đóng vai, tạo dáng bắt chước tiếng kêu của một số con vật nuôi. - Tự tin khéo léo ném đúng tư thế. - Biết đếm so sánh phân nhóm đối tượng,đếm đến 5 nhận biết chữ số 5. - Phát âm chuẩn và đọc thơ diễn cảm. - Tham gia tích cực vào các hoạt động vui chơi. - Thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát vận động theo nhạc nói về các con vật. - Cảm nhận được vẻ của các con vật - Biết sử dụng và phối hợp màu sắc trong các hoạt động nghệ thuật, tạo hình. - Hát đúng lời và đúng gia điệu một số bài hát về các con vật. - Yêu thích và biết làm ra một số sản phẩm tạo hình về các con vật qua các hoạt động: Vẽ nặn, xé dán tô màu. - Phát triển và củng cố một số kỹ năng vận động tinh vận động thô qua các bài tập tô - vẽ. - Ứng dụng công nghệ phần mền Kidsmart tổ chức trò chơi sinh nhật. - Biết chuồng nuôi động vật xa nhà ở hợp lý, hợp vệ sinh. - Biết giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng. - Yêu quí người chăn nuôi. - Biết lao động tự phục vụ bản thân. II. CHUẨN BỊ : - Tranh ảnh,đĩa về các con vật nuôi trong gia đình. - Nguyên liệu thiên nhiên lá cây hột hạt, cho trẻ hoạt động xắp xếp các góc chơi. - Phối hợp với phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu sách báo, tranh ảnh,hột hạt - Tạo môi trường phong phú cho trẻ hoạt động. III.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN : Tuần 1: CÁC CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ - Trò chuyện với trẻ về các con vật nuôi trong gia đình,chơi an toàn ,đảm bảo sức khỏe khi chơi với các con vật nuôi . - Kể chuyện xem tranh về các con vật nuôi. - Thể dục buổi sáng. - Tập các động tác kết hợp với bài: Gà trống - Mèo con - Cún con Hoạt động có chủ đích Thể dục: Ném trúng đích nằm ngang T/c: Bắt chước tạo dáng. LQVT Đếm đến 5- nhận biết chữ số 5 LQMTXQ Một số con vật nuôi trong gia đình LQVH Dạy trẻ đọc bài thơ "Mèo con" ÂM NHạc Hát gà trống mèo con, cún con. Nghe: Vì sao chim hay hót. T/c: Nghe tiếng hát thỏ nhạy vào chuồng. Hoạt động góc + Góc phân vai: Người chăn nuôi, cửa hàng thức ăn chăn nuôi. + Góc xây dựng: Chuồng trại chăn nuôi. + Góc học tập - sách: Phân nhóm động vật 2 chân, 4 chân. Xem tranh đọc sách, làm sách về các con vật nuôi,làm sách LQCC, LQVT. + Góc nghệ thuật: Vẽ nặn, xé dán các con vật. Hát về các con vật nuôi trong gia đình,làm sách bé tập tạo hình,bé tập vẽ. + Góc thiên nhiên: Tưới và chăm sóc cây xanh. Hoạt động ngoài trời Qsát: Bầu trời - T/c: Trời nắng, trời mưa Qsát: các con vật nuôi - T/c: Bắt chước tạo dáng Qsát: cây cối thiên nhiên - T/c: Cáo và thỏ Thăm quan bếp dinh dưỡng của trường. Nhặt lá xếp thành hình con vật Chơi tự do ngoài trời. Hoạt động Tạo hình: Vẽ con gà - Ôn: Toán T/c: LQ với bài thơ đàn gà Múa hát về các con vật Xem đĩa hình, văn chiều Kindmasd con, xem băng ca nhạc nuôi trong gia đình nghệ cuối tuần * VỆ SINH DINH DƯỠNG – SỨC KHỎE: - Tiếp tục dạy trẻ biết tự phục vụ bản thân. - Biết giữ vệ sinh bản thân, rửa tay trước khi ăn.Tiết kiệm nước khi sử dụng. - Tự xúc cơm, rửa tay, lau và xúc miệng sau khi ăn xong. - Biết ăn hết khẩu phần ăn là có lợi cho sức khoẻ. - Ngủ đúng giờ theo quy định. - Biết ăn mặc quần áo ấm vào những ngày thời tiết giá lạnh. * THỂ DỤC BUỔI SÁNG: Tập các động tác kết hợp với bài "Gà trống, mèo con và cún con". 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết xếp hàng nhanh nhẹn. - Biết tập theo cô các động tác hô hấp, tay chân bụng bật kết hợp với bài hát. - Rèn kỹ năng tập vận động theo nhạc. - Giáo dục ý thức hoạt động tập thể cho trẻ. 2. Chuẩn bị : - Sân bãi rộng rãi sạch sẽ thoáng mát. - Dạy trẻ thuộc bài hát “Tập thể dục”. 3. Tổ chức hoạt động: - Cho trẻ ra sân xếp hàng dàn hàng theo tổ. - Khởi động nhẹ trước khi tập. - Tập theo cô các động tác kết hợp với bài hát “Tập thể dục”. - Trong khi tập cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Hồi tĩnh: Hát bài “Một con vịt” và đi nhẹ nhàng vào lớp. *HOẠT ĐỘNG GÓC: a. Mục đích yêu cầu: - Trẻ hứng thú vào góc chơi, chơi vui vẻ và đoàn kết - rèn kỹ năng chơi đóng vai biết lấy cất đồ dùng đồ chơi. - Giáo dục trẻ vui chơi đoàn kết có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. b. Chuẩn bị: - Góc phân vai: Các đồ dùng đồ chơi làm thức ăn cho gia súc, gạo ngô, khoai sắn. - Góc xây dựng: Khối gỗ, gạch hàng dào, cây cỏ, rau củ quả, các con vật nuôi trong gia đình. - Học học tập - sách: Vở bút, lá cây rơm rạ, tranh ảnh sách báo. - Góc nghệ thuật: Xắc xô, trống, phách, thanh gỗ, đàn đài, giấy bút màu, hồ dán, kéo, đất nặn, hột hạt. - Góc thiên nhiên: Cây cảnh bình tưới. c. Tổ chức hoạt động: +Trò chuyện hướng trẻ vào góc chơi : Cô cùng trẻ bàn bạc lựa chọn vào các góc chơi. +Qúa trình chơi : Cô bao quát động viên giúp đỡ trẻ nêu ý tưởng, gợi mở giúp đỡ những nhóm chơi có khó khăn lúng túng, khuyến khích những nhóm chơi đoàn kết sáng tạo. + Vui cùng sản phẩm:Trẻ cùng cô múa hát vui cùng sản phẩm, định hướng cho trẻ lần chơi sau. KẾ HOẠCH NGÀY Thứ 2 ngày 4 tháng 11 năm 2013 I. ĐÓN TRẺ: - Trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghỉ cuối tuần: Bé được ăn món gì? Món ăn được chế biến như thế nào?Bé biết gì về thế giới động vật? * Thể dục buổi sáng: Tập các động tác kết hợp với bài hát "Gà trống, mèo con và cún con". II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Thể dục: - Ném trúng đích nằm ngang. - T/c: Bắt chước tạo dáng 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ đưa tay cao ngang tầm mắt nhắm đích và ném vào đích, biết phối hợp tay và mắt,hứng thú tham gia trò chơi. . năng vận động cơ bản như: Nhảy, tung bóng. - Rèn luyện các vận động và thể hiện các vận động một cách khéo léo. - Mô tả hoạt động của các con vật. - Tích cực tham gia vào các trò chơi vận động. . tạo thức ăn, vận động) . - Sự giống nhau và khác nhau của một số con vật. - ích lợi, tác hại của nó. - Nguy cơ diệt chủng của một số loại động vật quý hiếm cần bảo vệ. Động vật sống dưới nước -. IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT 1. Phát triển thể chất: a. Giáo dục vệ sinh dinh dưỡng sức khoẻ: - Dạy trẻ biết lợi ích và biết ăn các món ăn có nguồn gốc từ động vật. - Rèn nề nếp,

Ngày đăng: 13/02/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w