1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KÉ HOACH CONG TAC DOI

16 113 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 156,5 KB

Nội dung

HĐĐ HUYỆN CHI LĂNG LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TH&THCS MỎ ĐÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Mỏ Đá, ngày 20 tháng 9 năm 2013 KẾ HOẠCH Công tác đội và phong trào thiếu nhi năm học 2013 - 2014 I. Căn cứ xây dựng kế hoạch. - Chỉ thị số 04 -CT/TU, ngày 08 tháng 3 năm 2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 2011 - 2015; - Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 - 2015; - Căn cứ chỉ thị số: 3004/CT-BGDĐT ngày 15/8/2013 Chỉ thị nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyện và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013- 2014. - Căn cứ chỉ thị số: 05/CT-UBND ngày 23/8/2013 của UBND tỉnh Lạng Sơn về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác giáo dục và đào tạo năm học 2013- 2014. - Căn cứ công văn 378/PGD- THCS ngày 21/8/2013 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ THCS năm học 2013- 2014. - Căn cứ vào kết quả khảo sát, vào chỉ tiêu kế hoạch hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường TH&THCS Mỏ Đá và tổ THCS . - Căn cứ vào kế hoạch hoạt đông năm học của nhà trường năm 2013-2014 - Các văn bản chỉ đạo khác của Bộ GD&ĐT, của Tỉnh, Sở, Phòng có liên quan đến công tác giáo dục và đào tạo; - Căn cứ vào tình hình thực tế giáo dục của địa phương, căn cứ vào kết quả đã đạt được trong năm học 2012- 2013. - Căn cứ vào sự phân công của BGH nhà trường. Tôi xây dựng kế hoạch hoạt động Đội năm học 2013 – 2014 như sau: II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG: Năm học 2013 -2014 diễn ra trong thời điểm thiếu nhi cả nước thi đua thành tích dâng lên Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đoàn tỉnh lần thứ XII, chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của Đoàn và Đội TNTP Hồ Chí Minh, nhằm tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Đội trong trường học. Ban Thường vụ huyện Đoàn, Hội đồng đội huyện Chi Lăng xây dựng chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2013 – 2014 Chủ đề năm học: 1 Thiếu nhi Chi Lăng Tiếp bước cha anh Làm nghìn việc tốt Xứng cháu Bác Hồ 1. Thuận lợi: - Hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi luôn được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của HĐĐ Huyện Chi Lăng, của Phòng Giáo dục và Đào tạo Chi Lăng. Đặc biệt phong trào hoạt động Đội luôn được Chi bộ, BGH nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ, đầu tư về kinh phí, con người, Liên Đội luôn nhận được sự động viên kịp thời của cỏc tổ chức trong và ngoài nhà trường. - Cơ sở vật chất của nhà trường ngày một đổi mới, môi trường luôn xanh sạch đẹp, từng bước đáp ứng nhu cầu hoạt động của công tác Đội. - Nhìn chung học sinh đoàn viên, đội viên ngoan thực hiện tốt nề nếp và chương trình hoạt động của Liên Đội, không bị lôi cuốn vào các hiện tượng tiêu cực của xã hội, trong đó đoàn viên thanh niên thường xuyên hướng dẫn và chỉ đạo Đội. - Các đ/c giáo viên chủ nhiệm lớp luôn chủ động phối hợp trong việc thực hiện các chương trình, nội dung hoạt động của Chi Đội, Liên Đội 2. Khó khăn: - Một số ít học sinh chưa ngoan, chưa thực sự cố gắng trong học tập và rèn luyện nên công tác nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. - Một số ít phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm tới con em mình, còn phó mặc cho nhà trường. 3. Số liệu đầu năm - Tổng số lớp : 10 - Tổng số học sinh đầu năm: 213 em - Tổng số đội viên: 129 4. Số liệu tổ chức Đội: - Tổng số chi đội : 7 - Đội cờ đỏ : 14 em - Đội tuyên truyền măng non : 10 em III. CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC ĐỘI VÀ PHONG TRÀO THANH THIẾU NHI NĂM HỌC 2013 - 2014 1. Trọng tâm công tác: 1.1 –Tập trung tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục, trong đó chú trọng triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn tỉnh Lạng Sơn lần thứ XII ; Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X về “Phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng”, tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Hội đồng Đội các cấp, đặc biệt là Hội đồng Đội cấp xã. 2 1.2- Đẩy mạnh triển khai các phong trào “nghìn việc tốt”, “Kế hoạch nhỏ”, trong thời kì mới, phát động trong thiếu nhi các phong trào hướng về biển đảo thân yêu của Tổ quốc. Tiếp tục triển khai cuộc vận động “ Thiếu nhi Chi Lăng thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” gắn với việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” . Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phụ trách Đội có kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của công tác đội và phong trào thiếu nhi trong thời kì mới. 1.3 – Triển khai phong trào “ Rèn luyện đội viên sửa đổi” , chương trình “Rèn luyện phụ trách đội”, công tác phụ trách thiếu nhi; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đội, xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi. 2. Chủ đề năm học: Thiếu nhi Chi Lăng Tiếp bước cha anh Làm nghìn việc tốt Xứng cháu Bác Hồ 3. Nội dung chương trình: 3.1. Măng non đất nước – Tự hào truyền thống Việt Nam a. Mục đích: Nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục truyền thống, lịch sử dân tộc, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, hình thành nhân cách cho thiếu nhi thông qua các phong trào, các hoạt động của Đội; tạo môi trường thuận lợi cho thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, Đội viên tốt, cháu ngoan của Bác Hồ; để các em phấn đấu trở thành Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. b. Nội dung: - Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X và Đại hội Đoàn toàn toàn tỉnh lần thứ XII về công tác giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên giai đoạn 2012 – 2017. - Giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam; truyền thống của Đoàn, Đội; truyền thống quê hương Chi Lăng anh hùng. Giáo dục lòng dũng cảm, sự chia sẻ và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thiếu nhi; vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của thiếu nhi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Tăng cường các hoạt động giáo dục về biên giới, lãnh thổ, biển, đảo và chủ quyền về biển, đảo Việt Nam. - Tuyên truyền về các ngày kỷ niệm lớn trong năm của quê hương, đất nước như: kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 100 năm ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng, 104 năm ngày sinh anh Hoàng Văn Thụ, 103 năm ngày sinh anh Lương Văn Tri, 63 năm ngày giải phóng Lạng Sơn, 586 năm kỷ niệm chiến thắng Chi Lăng 3 c. Giải pháp: - Đổi mới nội dung, phương thức và từng bước hiện đại hóa công tác giáo dục của Đội. Phát động trong thiếu nhi phong trào “Em yêu lịch sử Việt Nam” thông qua các cuộc thi, hội diễn văn nghệ, nói chuyện, hội trại, về nguồn… - Tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ như phong trào thi đua “Chào mừng chiến thắng Điện Biên Phủ” phấn đấu giành danh hiệu “chiến sĩ nhỏ Điện Biên – cháu ngoan Bác Hồ”; “Hành quân theo bước chân những người anh hùng” hành trình về với Điện Biên lịch sử…. - Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các phong trào “uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Đi tìm địa chỉ đỏ”, “Áo lụa tặng bà”, “Nghìn việc tốt”; chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Chi Lăng”. Hướng dẫn thiếu nhi tích cực tham gia công tác Trần Quốc Toản; nâng cao hiệu quả triển khai phong trào “Kế hoạch nhỏ” trong thời kỳ mới và phong trào “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. - Phát động phong trào “Em yêu biển đảo Việt Nam” để thiếu nhi toàn huyện có những hành động, việc làm cụ thể hướng về biển đảo như: tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Trường Sa, Hoàng Sa trong trái tim em”; cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu biên giới, lãnh thổ, biển, đảo Việt Nam; vận động các em thiếu nhi viết thư gửi Trường Sa, Hoàng Sa thân yêu; tổ chức các hành trình hướng về biên giới biển, đảo. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt dưới cờ “Mỗi tuần một câu chuyện” để giáo dục, định hướng những giá trị tốt đẹp cho thiếu nhi: hàng tuần dưới sự hướng dẫn của giáo viên – Tổng phụ trách Đội, Ban chỉ huy liên đội phân công chuẩn bị các nội dung sinh hoạt dưới cờ. - Chú trọng giáo dục thiếu nhi thông qua hình thức nêu gương, tăng cường tuyên truyền về gương “Người tốt – việc tốt”, những tấm gương dũng cảm, cứu người, tấm gương nhặt được của rơi trả lại người đánh mất, tấm gương vượt khó vươn lên học giỏi … có hình thức và phương pháp giáo dục phù hợp đối với các thiếu nhi chậm tiến. 3.2. Luyện rèn tri thức - Vững bước tương lai a. Mục đích: Xây dựng môi trường học tập tích cực, có phương pháp, chủ động, khoa học; tạo phong trào thi đua sôi nổi nhằm khuyến khích sự sáng tạo; từng bước trang bị cho các em nền tảng tri thức khoa học mới, hiện đại đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của xã hội; phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. b. Nội dung: - Tiếp tục thực hiện hiệu quả các nội dung trong phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đảm bảo thiết thực, phù hợp điều kiện và tình hình thực tế. - Xây dựng ý thức, tác phong cho thiếu nhi thực hiện nghiêm chỉnh nề nếp học tập, rèn luyện và sinh hoạt. 4 - Phối hợp trang bị những kiến thức tổng hợp cho thiếu nhi; giáo dục về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa đọc, kỹ năng đọc và xu hướng đọc lành mạnh, bổ ích. Triển khai thực hiện chương trình “Kiến thức cho em”. - Nâng cao nhận thức và tính gương mẫu cho thiếu nhi trong việc tham gia phòng, chống bạo lực học đường, ý thức tham gia giao thông và văn hóa mạng Internet. c. Giải pháp: - Phát huy tính chủ động, sáng tạo và đề cao vai trò tự học tập, tự rèn luyện, tự tu dưỡng của mỗi đội viên, thiếu nhi trong quá trình tự học tập và rèn luyện. - Định hướng cho thiếu nhi ý thức "Học đều, học đủ, học chăm", "Học" đi đôi với "Hành", "học thực chất, thi nghiêm túc", "Vượt khó học tốt"; tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào "Hoa điểm tốt", "Vở sạch chữ đẹp", "Rèn nét chữ, luyện nết người"… - Phối hợp xây dựng các "Tủ sách măng non" cho các liên đội tại vùng sâu, vùng xa thông qua hình thức huy động nguồn lực xã hội và phát động trong thiếu nhi phong trào quyên góp, ủng hộ sách, vở, đồ dùng học tập cho các bạn thiếu nhi nghèo. - Tổ chức cho các em thiếu nhi tích cực tham gia cuộc vận động "Vòng tay bè bạn","Giúp bạn vượt khó","Giúp bạn đến trường – hướng tới tương lai"; tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền tham gia phòng, chống bạo lực học đường. - Phát huy hiệu quả các mô hình "Bạn giúp bạn","Nhóm học tập","Đôi bạn cùng tiến", phân công giúp đỡ các bạn học yếu, các bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên cùng học tốt. Duy trì hoạt động của các câu lạc bộ học tập: "Toán học","Tin học","Ngoại ngữ","Nhà sử học nhỏ tuổi","Nhà khoa học tương lai”… đa dạng hóa hình thức sinh hoạt của các Câu lạc bộ, tổ chức các diễn đàm, tọa đàm, hội thi, dã ngoại … - Khuyến khích thiếu nhi tích cực, chủ động trang bị những kiến thức về ngoại ngữ, tin học; định hướng cho các em tiếp cận sử dụng Internet phục vụ nhu cầu học tập, giải trí lành mạnh thông qua các kênh thông tin, mạng xã hội … tổ chức tốt các cuộc thi “Sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi”, "Tin học trẻ","Hành trình khoa học","Em yêu khoa học","Ngày hội khám phá Internet"…, - Sử dụng đúng mục đích và phát huy tốt các quỹ học bổng: "Vì bạn nghèo", "Thiếu nhi nghèo vượt khó", "Nuôi heo đất vì bạn nhỏ vùng cao đến trường", "Hũ gạo tình thương","Tấm áo tặng bạn","Xe đạp giúp bạn đến trường" - Tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, vận động các nguồn lực xã hội giúp đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. 3.3. Vui khỏe an toàn - Học ngàn điều hay a. Mục đích: Phát triển và nhân rộng các mô hình, hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu nhi; giáo dục và rèn luyện cho các em kỹ năng thực hành xã hội; tạo cho các 5 em kỹ năng ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả. b. Nội dung: - Tổ chức các mô hình giáo dục kỹ năng thực hành xã hội cho thiếu nhi; giáo dục kỹ năng tự bảo vệ mình, kỹ năng về giới tính, sức khỏe sinh sản, phòng chống tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, đuối nước, phòng chống bạo lực học đường, kỹ năng phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Xây dựng môi trường và những điều kiện thuận lợi cho các em được học tập, rèn luyện, vui chơi an toàn. - Tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 06 Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa IX về tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên nhi đồng. - Hướng dẫn các em tham gia vào các trò chơi dân gian, hoạt động thể dục, thể thao qua đó giúp các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết c. Giải pháp: - Tiếp tục triển khai, tổ chức nhân rộng các mô hình giáo dục kỹ năng thực hành xã hội cho thiếu nhi như Chương trình “Học kỳ quân đội”, “Học làm người có ích”. Tiếp tục thực hiện các phong trào "Trường em xanh - sạch - đẹp", "Ngày thứ bảy tình nguyện", "Ngày chủ nhật xanh”, động viên thiếu nhi tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm trong phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; giữ gìn vệ sinh trường học. - Phát triển các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, sáng tác thơ văn… duy trì tốt hoạt động các câu lạc bộ: “Quyền trẻ em”,“Phóng viên nhỏ’’, “Đội phát thanh măng non”,“Đội tuyên truyền măng non” tạo môi trường cho thiếu nhi thể hiện, nói lên tiếng nói của chính các em trong các hoạt động Đội. - Lồng ghép đưa nội dung giáo dục về văn hoá dân gian vào trong các hoạt động sinh hoạt của Đội. Khuyến khích các em tham gia tìm hiểu và học các điệu hát Sli, Then, Lượn để góp phần giáo dục truyền thống văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. - Thường xuyên nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng những mô hình hay, cách làm tốt trong tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu nhi 3.4. Xây dựng Đội vững mạnh – Tiến bước lên Đoàn a. Mục đích: Xây dựng tổ chức Đội ngày càng vững mạnh, thực hiện tinh thần Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X “Xây dựng Đội là xây dựng Đoàn trước một bước”; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách Đội, chỉ huy Đội , nâng cao chất lượng đội viên, Sao nhi đồng; đổi mới nội dung, hình thức hoạt động Đội, nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Hội đồng Đội các cấp nhất là cấp xã. b. Nội dung: 6 - Triển khai và cụ thể hóa các nội dung trong chương trình “Dự bị đội viên” cho phù hợp với lứa tuổi và tính đặc thù của từng địa phương. - Triển khai thực hiện Chương trình Rèn luyện đội viên sửa đổi, sổ theo dõi rèn luyện đội viên đảm bảo khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương. Đổi mới phương thức sinh hoạt Đội theo hướng thiết thực, phù hợp, phát huy quyền tham gia trong các hoạt động Đội. - Lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chỉ huy liên, chi đội, đội ngũ cán bộ Tổng phụ trách Đội. - Củng cố, kiện toàn và phát huy vị trí, vai trò của Hội đồng Đội cấp xã trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi. Quan tâm xây dựng và nhân rộng các mô hình hoạt động Đội trên địa bàn dân cư. c. Giải pháp: - Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt sao nhi đồng, từng bước nâng cao chất lượng công tác Nhi đồng. Tổ chức các hoạt động sao nhi đồng theo chủ đề, chủ điểm năm học, gắn với giáo dục văn hoá ứng xử, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật, nếp sống học đường cho thiếu nhi. Phát huy vai trò tự quản của thiếu nhi kết hợp với các hình thức giáo dục trực quan. - Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phụ trách sao; giáo viên - Tổng phụ trách Đội thường xuyên hướng dẫn đội ngũ phụ trách sao phương pháp, kỹ năng hoạt động sao; tăng cường phối hợp giữa Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động Sao Nhi đồng. Duy trì các cuộc thi “Búp măng xinh”, “Sao nhi đồng chăm ngoan”, “Em là phụ trách Sao”, “Ai tài – Ai khéo” - Tổ chức “Ngày hội công nhận chuyên hiệu Rèn luyện đội viên”, chương trình “Khi em là đội viên” với quy mô và hình thức phù hợp điều kiện thực tế của từng đơn vị. - Khuyến khích tổ chức lễ kết nạp đội viên theo đợt từ 10 đến 20 em tại các khu di tích lịch sử, tránh kết nạp ồ ạt, qua loa, để giáo dục các em về truyền thống, lịch sử của quê hương, đất nước. Làm tốt công tác phân loại đội viên lớn, bàn giao đội viên trưởng thành để tiếp tục bồi dưỡng, phát triển đoàn viên. - Triển khai thực hiện hiệu quả đề án lãnh đạo trẻ tương lai từ đội ngũ chỉ huy Đội TNTP Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2017 góp phần tạo nguồn xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội trong tương lai. - Quan tâm, bồi dưỡng tập huấn cán bộ chỉ huy liên, chi đội. Làm tốt công tác tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng gương điển hình Chỉ huy Đội giỏi qua cuộc thi "Chỉ huy Đội giỏi", "Thủ lĩnh trẻ tương lai", "Lãnh đạo trẻ tương lai" - Thành lập các đội, nhóm nòng cốt “Thiếu nhi sẵn sàng” ở địa bàn dân cư. Nhân rộng các mô hình: Câu lạc bộ sở thích, Đội tuyên truyền măng non, Tiếng kẻng học tập, Câu lạc bộ ông, bà cháu nhằm giáo dục kỹ năng, lối sống, nếp sống văn hoá, trang bị đầy đủ kiến thức kỹ năng thực hành xã hội cho thiếu nhi. 7 - Tiến hành rà soát tình hình tổ chức và chất lượng hoạt động của Hội đồng Đội cấp xã đi vào hoạt động hiệu quả. - Phối hợp hiệu quả giữa giáo viên Tổng phụ trách Đội và Hội đồng Đội cấp xã, phát huy tinh thần “Vì đàn em thân yêu” trong việc tổ chức, hướng dẫn hoạt động Đội trên địa bàn dân cư. Tham mưu thực hiện chính sách hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ Đoàn làm công tác Đội ở cơ sở. 3.5. Khăn hồng tình nguyện – Chắp cánh yêu thương a. Mục đích: Tham mưu thực hiện tốt cơ chế, chính sách cho đội ngũ cán bộ phụ trách Đội. Phối hợp triển khai thực hiện tốt Điều lệ Hội thi Giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi các cấp; đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách Đội. b. Nội dung: - Triển khai có hiệu quả Chương trình “Rèn luyện phụ trách Đội”, phối hợp với Phòng GD&ĐT triển khai “Điều lệ hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh giỏi” của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 52/2012/TT-BGDĐT, ngày 19/12/2012. - Phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng và triển khai chương trình “Đào tạo Tổng phụ trách Đội và cán bộ Đội” hàng năm. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, chính trị, lòng yêu nghề của đội ngũ Giáo viên - Tổng phụ trách Đội. Đánh giá quy trình, phương pháp, triển khai Chương trình rèn luyện phụ trách từ năm 2004 đến nay. c. Giải pháp: - Xây dựng và tổ chức có hiệu quả hoạt động của các Câu lạc bộ “Tổng phụ trách Đội cốt cán”, Câu lạc bộ “Phụ trách giỏi”; mô hình “Liên đội phụ trách”, “Những người phụ trách tình nguyện”. - Chú trọng tuyên dương, tôn vinh và nhân rộng các tấm gương phụ trách Đội nhiệt tình, yêu trẻ có nhiều đóng góp đổi mới công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Chú trọng tới công tác phát triển Đảng và chăm lo quyền lợi chính trị cho đội ngũ phụ trách Đội. - Tiếp tục phối hợp, tham mưu cơ chế chính sách, tháo gỡ khó khăn cho đội ngũ phụ trách thiếu nhi các cấp theo hướng gắn chặt quyên lợi với trách nhiệm và hiệu quả trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. - Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Đội cấp xã. Hướng dẫn hoạt động và các nguồn lực đảm bảo cho Hội đồng Đội cấp xã từng bước hoạt động hiệu quả. 3.6.Tham gia vào một số hoạt động quy mô: 6.1. Tập huấn Tổng phụ trách Đội cấp huyện và Tổng kết công tác Đội trường học năm học 2012 - 2013 (Tháng 9/2013). 6.2. Tổ chức Hội thi "Giai điệu tuổi hồng" (Tháng 3/2014). 8 6.3. Tổ chức Hội thi Tổng phụ trách Đội giỏi (Tháng 4/2014). 6.4. Tổ chức đồng loạt "Đêm hội trăng rằm" (14/8 ÂL) 6.5. Tổng kết công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2013 – 2014; triển khai chương trình năm học 2014 - 2015. 6.6. Triển khai các cuộc thi do Tỉnh Đoàn chỉ đạo, phát động. IV. CHỈ TIÊU: 1. Học lực, hạnh kiểm: - 98 % hạnh kiểm khá tốt - 98 % học lực từ TB trở lên - Học sinh giỏi cấp trường: 43em - Học sinh giỏi cấp huyện: 10 em - Học sinh giỏi đi thi cấp tỉnh: 2 em 2. Chỉ tiêu các hoạt động Đội: - 100% các em học sinh đội viên thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường đề ra. - 100% Đội viên học sinh tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua do trường và đội phát động. - 100% Đội viên thực hiện “ chương trình rèn luyện đội viên”. - 80% đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ - 100% thiếu niên trong độ tuổi được kết nạp vào đội. - 5/8 chi đội đạt danh hiệu chi đội mạnh. - Liên đội đăng ký đạt danh hiệu liên đội vững mạnh cấp huyện. - 100% các chi đội hoàn thành công tác kế hoạch nhỏ, xây dựng quỹ “Vì bạn nghèo”. V. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Công tác duy trì sĩ số: - Kết hợp với nhà trường, hội cha mẹ học sinh đôn đốc, giáo dục học sinh chăm chỉ học tập. Nhà trường và Liên đội quan tâm, chăm sóc tới con em chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình hộ nghèo, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em được học tập tốt. - Thực hiện tốt các phong trào thi đua, có hình thức và nội dung phong phú để các em tham gia. - Bảo vệ môi trường, lớp học xanh, sạch, đẹp, bảo đảm cho các em yên tâm học tập. 2. Công tác nâng cao chất lượng: - Tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho Đội viên, phát động thi đua theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng, góp phần tích cực trong công tác xây dựng phong trào, 9 xây dựng nề nếp như: “Chăm ngoan, học giỏi”, “Bông hoa điểm tốt”, “Giờ học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt”, duy trì tốt hoạt động 15 phút truy bài đầu giờ, thể dục giữa giờ, trang trí phòng học, bảo vệ, giữ gìn cơ sở vật chất của nhà trường. - Thực hiện tốt nội quy nề nếp thông qua phong trào “Kính thầy, yêu bạn”, đoàn kết, giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém. Tuyệt đối không nói tục, chửi bậy, gây gổ đánh nhau, không ăn trộm, không đánh bạc, không vi phạm các tệ nạn xã hội. - Quản lí tốt việc thực hiện chuyên cần của học sinh về nề nếp, đi học đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Tăng cường hoạt động của đội cờ đỏ ở các lớp, cờ đỏ xung kích, giúp Liên đội thực hiện tốt các nội dung thi đua. Để khích lệ các Chi đội, đội viên trong đợt thi đua, có đánh giá khen thưởng kịp thời. VI. KẾ HOẠCH HOÁ THỜI GIAN: Tháng + Chủ điểm Nội dung công việc Biện pháp thực hiện Điều chỉnh kế hoạch trên thực tế và kết quả thực hiện 8 + 9/ 2012 Chào mùa thu khai trường 1. Tập văn nghệ, tập đội trống, đội cờ, tập lễ khai giảng. 2. Tổ chức tuần sinh hoạt tập thể 3. Tổ chức lễ khai giảng. 4. Thực hiện chương trình “Em yêu trường em”: Chăm sóc hàng rào, bồn hoa, cây cảnh. 5. Triển khai tập thể dục giữa giờ, truy bài đầu giờ, hát đầu giờ. Phát thanh măng non 6. Tổ chức “Đêm hội trăng rằm”. 7. Tuyên truyền luật giao thông đường bộ và tổ chức ngoại khoá “Tìm hiểu về luật giao 1. Thành lập đội văn nghệ, phân công phụ trách. 2. Phân công kê, dọn bàn ghế, lao động. 3. Phân công chăm sóc và bảo vệ hàng rào, bồn hoa, cây cảnh. 4. Yêu cầu học sinh tập thể dục sau tiết 2 của các buổi học, duy trì mọi nề nếp theo quy định. 5. Lên kế hoạch, chương trình, phân công nhiệm vụ tới từng lớp, cá nhân. 6. Lên kế hoạch, chương trình, tổ chức và phân công nhiệm vụ tới từng lớp, cá nhân. 7.Hướng dẫn và yêu cầu các lớp tiến hành Đại hội Chi đội. 10 . quy nề nếp thông qua phong trào “Kính thầy, yêu bạn”, đoàn kết, giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém. Tuyệt đối không nói tục, chửi bậy, gây gổ đánh nhau, không ăn trộm, không đánh bạc, không

Ngày đăng: 09/02/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w