Cả A, B và C đều sai Câu 3: Chủ ngữ trong câu “ Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của tổ quốc” là : A.. Tinh thần Câu 4
Trang 1BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 1
NĂM HỌC 2012-2013
nhất) (10điểm)
Câu 1: Dòng nào dưới đây không phải là từ ghép ?
A. Mây mưa, râm ran, lanh canh, chầm chậm
B. Lạnh lẽo, chầm chậm, thung lũng, vùng vẫy
C. Màu mủ, mềm mỏng, máy may, mơ mộng
D. Bập bùng, thoang thoảng, lập lòe, lunh linh
Câu 2: Dòng nào dưới đây hoàn toàn từ láy ?
A. Chơi vơi, ngẫm nghĩ, láp loáng, ngân nga, bỡ ngỡ
B. Chơi vơi, luồn lách, lấp loáng, ngân nga, bỡ ngỡ
C. Chơi vơi, ngẫm nghĩ, lấp loáng ngân nga, chạy nhảy
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 3: Chủ ngữ trong câu “ Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của tổ quốc” là :
A. Tinh thần thượng võ
B. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền
C. Tinh thần thượng võ của cha ông
D. Tinh thần
Câu 4:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quả lấy chồng lợi chăng
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn
Từ lợi ở dòng thứ hai và từ lợi ở dòng thứ tư là những từ thuộc từ loại nào ?
A. đồng âm B nhiều nghĩa C cùng nghĩa D trái nghĩa
Câu 5: Trong câu “Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi” có mấy cặp từ
trái nghĩa ?
A. 1 cặp từ B 2 cặp từ C 3 cặp từ D 4 cặp từ
Câu 6: Chọn cách sắp xếp nào dưới đây để xếp các câu văn sau thành đoạn văn hoàn chỉnh:
1. Cây bàng này thật chẳng có gì đặc biệt.
2. Vỏ nó xù xì, lá nó hung hung và dày như cái bánh đa nướng.
3. Cây bàng này hiền lành như một người ít nói.
4. Tán lá bàng xòe ra giống máy cái ô ba bông tầng.
5. Dưới gốc cây bàng người ta hay dựa xe và đứng tránh mưa
A. 1-2-3-4-5 B 1-4-2-5-3 C 3-2-4-5-1 D 1-3-2-4-5
Câu 7: Câu văn nào sau đây không sử dụng quan hệ từ ?
A. Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nước nhiều
B. Bác Tâm mang một đôi găng tay bằng vải rất dày
C. Chim sẻ nhỏ chết vì nó không chịu được một đêm mưa bão lớn
D. Hưng có dáng người nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn
Câu 8: Dòng nào dưới đây gồm những động từ có thể kết hợp với từ “an ninh”
Trang 2A. Bảo vệ, xét xử, giữ gìn, chính trị, thiết lập.
B. Giữ vững, cảnh giác, quấy rối, giải pháp, cũng cố
C. Làm mất, cũng cố, sáng tạo, xã hội, quấy rối
D. Bảo vệ, giữ gìn, giữ vững, quấy rối, cũng cố
Câu 9: Câu “Giêng hai rét cứa như dao
Nghe tiếng ào mào ……ống gậy ra … ông”
Các thứ tự cần điền vào chỗ chấm là: A. 1 âm th, 2 âm tr B. 2 âm tr, 1 âm ch C. 2 âm ch, 1 âm tr D. 2 âm th, 1 âm tr
Câu 10: “Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc” có cấu trúc ngữ pháp là: A. Chủ ngữ-vị ngữ B Vị ngữ-chủ ngữ
C.Trạng ngữ-vị ngữ-chủ ngữ D Trạng ngữ-chủ ngữ- vị ngữ Câu 11: Đoạn văn“Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ Những nồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tận chân trời” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
A So sánh B Nhân hóa
C.So sánh và nhân hóa D Lặp từ ngữ
Câu 12: Câu nào dưới đây đật dấu phân cách chủ ngữ và vị ngữ đúng ?
A Lũ trẻ / ngồi im nghe các cụ già kể chuyện
B Lũ trẻ ngồi im / nghe các cụ già kể chuyện
C Lũ trẻ ngồi / im nghe các cụ già kể chuyện
D Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già / kể chuyện
Câu 13: Dòng nào sau đây có cách viết hoa hoàn toàn đúng :
A Anh hùng Lực lượng vũ trang, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương sao vàng
B Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương sao vàng
C Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Sao vàng
D Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Huân chương độc lập Hạng ba, Huân chương Sao vàng
Câu 14: Từ “xanh” trong câu: “Đầu xanh tuổi trẻ sẵn sàng xông pha”và từ “xanh” trong câu : “Bốn mùa cây lá xanh tươi” có quan hệ như thế nào ?
A Đó là một từ nhiều nghĩa B Đó là hai từ đồng âm
C Đó là hai từ nhiều nghĩa D Đó là từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa
Câu 15: Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “nhô”trong câu : “Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẳm”
A Mọc, ngoi, dựng B Mọc, ngoi, nhú
C Mọc, nhú, đội D Mọc, đội, ngoi. Câu 16: Cho câu sau: “Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân giặc” là câu sai vì:
A Thiếu chủ ngữ B Thiếu vị ngữ
C Thiếu trạng ngữ D Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
Câu 17: Chủ ngữ của câu “Không gian là khoảng rộng mênh mông, chứa đựng tất cả mọi vật” là
Trang 3A Không gian là khoảng rộng
B Không gian là khoảng rộng mênh mông
C Không gian
D Không gian là khoảng rộng mênh mông, chứa đựng
Câu 18: Trong câu: “Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm” có:
A 4 danh từ, 1 động từ, 3 tính từ
B 5 danh từ, 2 động từ, 1 tính từ
C 4 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ
D 5 danh từ, 1 động từ, 2 tính từ
Câu 19: Từ “nhà” nào được dùng theo nghĩa gốc ? A. nhà nghèo B nhà rông C nhà Lê D nhà tôi đi vắng Câu 20: Trong câu “Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi” bộ phận trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu ? A. Chỉ mục đích B Chỉ nguyên nhân C Chỉ phương tiện D Chỉ trạng thái
II/ TỰ LUẬN (10điểm)
Đề bài : Một buổi tới trường em bỗng nghe tiếng ve kêu râm ran hoặc hoa phượng nở đỏ rực báo hiệu mùa hè đã đến Em hãy tả và ghi lại cảm xúc của em ở thời điểm đó.
Bài làm: